Tất cả các giả thuyết ban đầu nêu ra về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM đều được chấp nhận.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ giả thuyết thông qua mức độ giải thích bởi giá trị R2 (R Square) = 0,561; rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 56,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Có 7 nhóm được trích xuất từ 8 nhóm biến ban đầu có mối quan hệ với nhau trong sự ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM. Cả 7 nhóm này đều có sự ảnh hưởng đồng biến với hàm Y mà nó quan hệ, cũng là mục đích nghiên cứu của đề tài.
Trong đó
Còn một khoảng trống trong các yếu tố ảnh hưởng chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM mà nghiên cứu này chưa đưa ra được khi mô hình không giải thích được 100% vấn đề đặt ra.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Theo kết quả phân tích của Chương 4 ở trên cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp, các nhóm biến đều có số liệu đảm bảo độ tin cậy. Tất cả các yếu tố mà tác giả kỳ vọng ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM đều đúng khi các giả thuyết được chấp nhận, các nhóm trích xuất đều tồn tại các biến ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Kết quả của quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã tạo ra một phương trình thể hiện mối quan hệ biến thiên giữa 7 nhóm biến trích xuất thể hiện mức độ ảnh hưởng cuả các yếu tố đối với chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
CP = 0.295TC + 0.283KT + 0.196MT + 0.213GL + 0.321HD + 0.217KC + 0.190TN
Kết quả này khẳng định rằng mức độ ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM có sự chi phối bởi các nhóm yếu tố sau: Nhóm TC-Yếu tố liên quan đến năng lực bên thi công; Nhóm
KT-Yếu tố liên quan đến đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công; Nhóm MT- Yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế và chính sách pháp luật nhà nước; Nhóm GL-Yếu tố liên quan về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công; Nhóm HD-Yếu tố liên quan về năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư; Nhóm KC- Yếu tố liên quan đến kết cấu chi phí kế toán và Nhóm TN-Yếu tố tự nhiên.
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đồng biến đến vấn đề nghiên cứu là chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Trong đó các biến thuộc nhóm HD có hệ số lớn nhất là +0,321 (Yếu tố liên quan về năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư, gồm các biến quan sát như: HD1- Năng lực nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư; HD2-Năng lực tài chính bên hoạch định, chủ đầu tư; HD3-Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát và HD4-Công tác hoàn công và quyết toán công trình). Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì các
giả thuyết đặt ra điều thỏa mãn, chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM thì cần phải có những giải pháp giải quyết cho tất cả các yếu tố trong mô hình được
thõa mãn nhưng tập trung ưu tiên cho nhóm giải pháp liên quan đến quản lý chi phí, tiến độ và chất lượng.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Tìm kiếm những bên hoạch định, các nhà đầu tư có năng lực
Để thực hiện một công trình xây dựng thành công thì năng lực của bên hoạch định cũng như chủ đầu tư là rất quan trọng. Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và đảm bảo rằng năng lực thực hiện công việc đảm nhận trong dự án hay công trình đó, bởi chỉ một thành phần không đảm bảo, không thực hiện tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công, hoàn công từ đó tác động đến công tác quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
Trong nghiên cứu này các đối tượng khảo sát đều đánh giá cao vai trò về năng lực của chủ đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình đầu tư dự án, xây dựng công trình tùy thuộc vào năng lực làm việc có chuyên môn cao, khả năng tài chính mạnh, hoạt động tư vấn và giám sát chặt chẽ nhằm lựa chọn các phương án tốt nhất cho các thiết kế, thi công và hoàn tất công tác quyết toán nhanh và hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình cũng như chi phí thi công công trình dân dụng luôn nằm trong khoản đầu tư cho phép
Chính vì vậy để đến quản lý hiệu quả chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM cần phải tìm kiếm chủ đầu tư có năng lực thực sự, có kinh nghiệm thực tế và tốt nhất là đã thực hiện được các dự án tương tự và đưa ra được các giải pháp tối ưu.
Ngoài ra trong công tác khảo sát tư vấn thiết kế và giám sát công trình, chủ đầu tư còn lựa chọn các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế có tư cách pháp nhân, đủ năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm phù hợp theo quy định của pháp luật. Các đơn vị đó phải là thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn; Áp dụng hệ thống quy hạn chế các rủi ro có thể gặp phải đối với công trình, đảm bảo mỹ quan công trình và tính hiệu quả sử dụng. Từ đó giúp chủ đầu tư đảm bảo dự án, công trình xây dựng không phát sinh các chi phí do các sự cố, các rủi ro làm ảnh hưởng đến chi phí, nâng cao tính hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
Bên cạnh đó, công tác hoàn công và quyết toán công trình cũng quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý hiệu quả chi phí thi công công trình. Đối với đơn vị thi công sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường xảy ra các tình trạng kéo dài công tác quyết toán do thủ tục rườm rà về quy trình thực hiện, các mẫu biểu, văn bản ban hành,… làm mất thời gian, kinh phí và cả nhân sự gây phát sinh chi phí thi công công trình dân dụng. Do đó, chủ đầu tư cần chủ động cập nhật liên tục về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, dự trù thời hạn áp dụng của văn bản, tránh tình trạng mới ban hành mà đã thay đổi ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí thi công.
5.2.2. Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực
Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực chuyên môn cao, có tư cách pháp nhân và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, bởi họ là những đơn vị thi công có cơ cấu quản lý, tổ chức thi công chuyên nghiệp, đưa ra các kế hoạch và phương án thi công hợp lý nhằm kiểm soát được các rủi ro trong thi công cũng như phát sinh các chi phí thi công công trình dân dụng.
Các đơn vị thi công cần đảm bảo năng lực của mình trong thi công, hợp tác với các đơn vị cung cấp vật tư, máy móc công trình trong việc cung cấp cho công trình các máy móc, vật tư cần thiết, đúng chủng loại, số lượng và thời gian nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và hạn chế phát sinh các chi phí làm tăng hiệu quả trong việc quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
5.2.3. Nâng cao kiểm tra, giám sát quản lý chi ph thi công.
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố đặc điểm công tác kế toán tại đơn vị thi công và kết cấu chi phí thi công có ảnh hưởng đồng biến đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Qua đó, cho thấy công tác kế toán chiếm vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí thi công. Đặc biệt là cần nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên kế toán cùng với sự phân công trách nhiệm hợp lý đáp ứng mọi nghiệp vụ phát sinh trong công tác kế toán.
Kiểm tra tập hợp các chi phí phát sinh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cho từng công trình. Nếu không kiểm tra, giám sát chi phí sẽ dẫn đến sự không minh bạch trong quá trình quản lý chi phí thông qua các chứng từ không rõ ràng phát sinh từ chi phí bên ngoài việc thực hiện thi công công trình.
Bằng các biện pháp Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề quản lý chi phí thi công, công tác này phải được thực hiện đúng, đủ theo các quy định của pháp luật đảm bảo rằng các các sai phạm trong quản lý chi phí được bị xử lý và xử lý công khai, công bằng.
5.2.4. Ch ng gian lận, th t thoát, hạn chế các sai sót trong thiết kế và thi công
Vấn đề gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công được các đối tượng khảo sát đánh giá cao trong ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM khi các biến quan sát được giữ lại trong phần phân tích bao gồm các biến GL1 (Thi công dẫn đến phải làm lại), GL2 (Mức độ điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công), GL3 (Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan), GL4 (Gian lận trộm cắp), GL5 (Nhũng nhiễu, hối lộ).
Điều này cho thấy các nhà quản lý dự án, công trình xây dựng hiện nay cho rằng sự gian lận của các bên liên quan trong việc thực hiện thi công ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng thông qua các yếu tố tiêu cực, móc nối, thông đồng với nhau gây phát sinh các chi phí không phục vụ trong công tác thi công. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý vật tư, máy móc, nhân công thường xuyên gây thất thoát, không đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng ảnh hưởng đến chi phí bù vào hay khắc phục hư hỏng do chất lưởng kém đem lại. Sự thất thoát, hao hụt trong quá trình thực hiện vượt so với dự toán ban đầu.
Các vấn đề trên tạo nên các khoản chi phí không nằm trong giá trị của công trình mà nhằm các khoản tư lợi hay khắc phục khuyết điển, hư hỏng do các vật tư kém chất lượng mang lại. Từ đó tạo nên những chi phí khác nâng tổng chi phí phục vụ đầu tư công trình làm giảm hiệu quả quản lý chi phí thi công.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM cần thúc đẩy chống các hành vi gian lận, sai sót và có chế độ giám sát, quản lý rõ ràng trong các công trình xây dựng. Một trong các giải pháp đó là tạo nên các cơ sở pháp luật và cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện như tăng khả năng tiếp cận thông tin, bảo đảm tính độc lập và minh bạch của cơ quan tư pháp, bảo vệ người tố giác tham nhũng,…
Điều này cần có một cơ chế pháp luật có sự liên quan của nhiều cơ quan trong việc quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
5.2.5. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế
Trong kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy yếu tố môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình cần có những giải pháp đảm bảo ổn định môi trường kinh tế của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Để thực hiện được điều này cần có các chính sách đồng bộ, thực hiện phối hợp giữa các ban ngành, toàn bộ nền kinh tế.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của môi trường kinh tế và gây tác động đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả đề nghị Nhà nước cần có các giải pháp nhằm ổn định về lãi suất vay nói chung và lãi suất vay cho các chủ đầu tư công trình cũng như các đơn vị thi công thực hiện dự án, công trình nói riêng. Bên cạnh đó cần kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải như hiện nay từ 4-7%; kiểm soát được hai vấn đề này thì mặt nhiên giá cả vật tư, máy móc và nhân công sẽ ổn định trong cơ chế thị trường không có sự đầu cơ hay độc quyền.
Khi Nhà nước kiềm chế lạm phát, ổn định môi trường kinh tế sẽ tạo nên một môi
trường kinh doanh, xây dựng ổn định có sự biến động ít về giá cả vật tư, máy móc và nhân công. Mức độ ổn định của nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP HCM. Nền kinh tế càng ổn định thì hiệu quả quản lý chi phí tại các dự án trên sẽ càng cao theo đúng giả thuyết mà nghiên cứu này đã đặt ra.
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài này chưa giải thích hết được hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM, tuy nhiên mức giải thích lên đến 56,1% mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác giả đưa ra. Một mặt nó cho thấy rằng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu của tác giả đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, nó cho thấy vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu mà tác giả chưa tìm ra. Về phần mẫu chỉ hạn chế thu thập là
các công ty xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố TP.HCM dẫn đến hạn chế trong việc đánh giá dữ liệu.
Vì vậy để giảm thiểu những hạn chế của nghiên cứu này, trong những nghiên cứu sau nên: tích cực tìm kiếm thêm các yếu tố ảnh hưởng mà trong nghiên cứu này tác giả chưa tìm được, mở rộng quy mô mẫu ra các khu vực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alber P.C. Chan (2001). Framework for Measuring Success of Construction Projects. School of Contruction Management và Property, Queensland
University of technology.
2. Anna Klemetti (2006). Risk Management in Constructon Project Nutworks. Helsinki University of Tecnology.
3. Nguyễn Hoàng Anh (2008). Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Khoa chuyên ngành Kinh tế Phát triển, Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.
4. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BXD về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng. Ban hàng ngày 20/03/2015.
5.
6. Đỗ Thị Xuân Lan (2007). Quản lý dự án xây dựng. Tái bản lần 2. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu SPSS, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Thống kê ứng dụng trong
kinh tế xã hội, NXB Thống kê.
9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS (tập 1, 2). NXB Hồng Đức.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, ban hành ngày 18/6/2012.