3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng Bảng câu hỏi, tác giả đã phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số cá nhân am hiểu sâu sắc về công tác kế toán chi phí thi công tại các đơn vị như: Lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng kế hoạch, trưởng ban quản quản lý dự án, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, kế toán, …. tại các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Thông qua nghiên cứu định tính tác giả sẽ sơ bộ đánh giá được những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM, từ đó tiến hành đánh giá, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thang đo để xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh.
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính cũng như những nghiên cứu đã thực hiện trước đó có liên quan, tác giả tiến hành xây dựng được một bảng câu hỏi thăm dò chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu định tính thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung theo dàn bài thảo luận được tác giả chuẩn bị. Mục đích của nghiên cứu này là:
- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM của các ứng viên cùng với các biến đo lường quan sát.
- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM của các ứng viên theo mô hình lý thuyết được tác giả đề xuất và thang đo nháp (phụ lục 1) các yếu tố này.
Phương thức thảo luận là các ứng viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của bảng câu hỏi do tác giả soạn thảo (phụ lục 1); các ứng viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các ứng viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các ứng viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được đa số (2/3) số ứng viên tán thành.
được tác giả đề xuất và thang đo nháp thành thang đo hoàn chỉnh sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức của các phát biểu (câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của ứng viên (người được phỏng vấn), trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn chính thức. Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
- Ứng viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không ? - Ứng viên có thông tin để trả lời hay không ?
- Ứng viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không ?
Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy những người được tham gia thảo luận đều khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM và các khía cạnh phản ánh (đo lường) đã được đề là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, cần bổ sung biến quan sát vào thang đo nhằm phù hợp với thực tiễn thị trường TP.HCM. Cụ thể là:
- Thang đo yếu tố năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư (HD), bổ sung biến (HD4): Công tác hoàn công và quyết toán.
- Thang đo yếu tố Kết cấu chi phí (KC) bổ sung biến (KC5): Chi phí quản lý. Như vậy, với kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM đã được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên, đồng thời thang đo hoàn chỉnh (phụ lục 3) được phát triển từ thang đo nháp sau khi bổ sung 02 biến quan sát vào thang đo yếu tố ảnh hưởng (Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư; Kết cấu chi phí).
3.3. Nghiên cứu định lư ng
Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo (giá trị hội tụ và phân biệt) các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM; đồng thời kiểm định mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó định vị mức độ ảnh hưởng và đo lường giá trị thực trạng của các yếu tố đến mức độ ảnh hưởng chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu:
Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng.
Theo đó, nghiên cứu này có 38 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 38 x 5 = 190. Để đạt được tối thiểu 190 quan sát, tác giả đã gửi 200 bản câu hỏi đến những người am hiểu về chi phí thi công tại công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
3.3.2. Thiết kế bảng c u h i
Bảng câu hỏi được thiết kế trên cơ sở thang đo hoàn chỉnh được phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ bộ và bổ sung thêm phần thông tin các đặc điểm nhân khẩu học của các ứng viên được phỏng vấn.
Cấu trúc bảng câu hỏi: gồm 3 phần chính
- Phần giới thiệu: Định hướng các ứng viên hiểu được vấn đề đang khảo sát,
có cái nhìn khách quan cũng như hiểu được cách trả lời câu hỏi khảo sát cho phù hợp với suy nghĩ, kinh nghiệm và sự hiểu biết bản thân từng người.
- Phần A: Là phần thông tin cá nhân của các ứng viên, có thể dùng để thực
hiện nhiều phép phân tích thông kê nhằm mục đính đánh giá bổ sung về thông tin khảo sát.
- Phần B: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM thông qua thang đo tỉ lệ Linkert với mức độ từ 1-5.
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Rất đồng ý
Bảng khảo sát định lượng gồm 35 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc. Sau khi có được bảng khảo sát hoàn chỉnh tác giả thực hiện cuộc nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình (xem phụ lục 3).
3.4. Các công cụ nghiên cứu
Thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM được thực hiện thông qua Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ ảnh hưởng.
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha: Một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm
tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến
quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Sau khi phân tích nhân tố, những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện có thể tham gia vào phần phân tích hồi quy tuyến tính.
Phân tích hồi quy: Xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc
lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.
3.5. Phân tích dữ liệu
3.5.1. Phân tích th ng kê mô tả
Sau khi thu thập dữ liệu các đại lượng thống kê được dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm có:
Tần suất (Frequency): Dùng đánh giá tần suất xuất hiện của các lựa chọn tương ứng trong bảng câu hỏi từ đó tính các yếu tố nhân khẩu học như tổng, trung bình đối với các yếu tố về đối tượng khảo sát như giới tính, tuổi tác, thâm niên công tác, bộ phận công tác, chức vụ.
3.5.2. Phân tích sâu dữ liệu bằng thang đo Cronbach’s Alpha
các phương pháp thống kê sau đây:
Tính hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha: hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho loại bỏ biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nuannally & Burnstein, 1994).
3.5.3. Phân tích nhân t khám phá EFA
Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học thì cần phải đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (Interrelationships). 1. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu
Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacty): là một chỉ số dùng để xem xét mức độ thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải đủ lớn (>0.5) (Hair & cộng sự, 2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair & cộng sự, 2006).
Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Hair & cộng sự, 2006).
Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Với mẫu khoảng 200, hệ số tải nhân tố được chấp nhận là lớn hơn 0.5 (Hair & cộng sự, 2006), các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình.
Kiểm định Bartlett: để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể, phân tích chỉ só ý nghĩa khi sig. có giá trị nhỏ hơn 5% (Hair & cộng sự, 2006).
3.5.4. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan tâm đến các thông số sau:
Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.
Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.
Kiểm định ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.
Các phân tích này có được khi đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS với các mã hóa sau:
Mô hình hồi qui tuyến tính: được dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X1, X2, …, Xn.
Mục tiêu của mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát hóa mối liên hệ giữa Y và các biến độc lập X1, X2, …, Xn từ bộ dữ liệu mẫu thu thập được.
Nghiên cứu này sử dụng hồi quy tuyến tính để mô tả hình thức mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý thi công và qua đó giúp ta dự đoán chi phí khi ta có được các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến chi phí.
Để mô tả mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và chi phí thi công ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
Yi = α + β1 X1i + β2 X2i + … βn Xni + ε Với Yi là giá trị chi phí thi công công trình.
X1i, X2i,…, Xni là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công
Với các dữ liệu thu thập được ta sẽ xác định được các giá trị β0, β1, β2, …,βn, ε.
3.6. Quy trình khảo sát
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi.
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát. Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng.
Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời. Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng.
Đã có 200 phiếu điều tra được thu nhận, trong đó có 03 phiếu khảo sát bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 197 phiếu.
Mã hóa dữ liệu:
Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng đến vấn đề nghiên cứu
STT Mã hóa Thang đo
TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công
2 TC2 Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao 3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công
4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công 6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công 7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
8 KT1 Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán 9 KT2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán