Chính sách pháp luật của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 31)

Theo Daniel Baloi (2001), nhóm yếu tố liên quan đến chính trị là một trong 7 nhóm yếu tố tác động làm tăng chi phí của công trình, cụ thể bao gồm các yếu tố tình hình chính trị không ổn định, bản chất hệ thống chính trị, thay đổi giá nhân công, thay đổi cơ chế và chính sách, đình công, những ràng buộc khi sử dụng lao động, thay đổi chính sách thuế, ảnh hưởng của các cơ quan chức năng, mối quan hệ với Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Nghiên cứu của Phua, F.T.T.(2004) cũng đề cập đến mức độ quan liêu thủ tục hành

chính của các cơ quan chức năng và sự ổn định của tình hình chính trị sở tại trong các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án xây dựng. Dựa vào 3 yếu tố của nhóm yếu tố về

chính sách là cơ chế- luật xây dựng; chính sách thuế; chính sách lương bổng-tuyển dụng lao động, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:

Giả thuyết X6: Chính sách pháp luật nhà nước làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.

2.4.7. Yếu t tự nhiên

Hàng loạt sự cố lún sụt đất do xây dựng công trình ngầm rất nguy hiểm như công trình cao ốc Pacific gây sập dãy nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai với nguyên nhân do quá trình thi công gặp sự cố vỡ mạch nước ngầm và công trình cao ốc 12 tầng Saigon Residences tại 11D Thi Sách Quận 1 gây nghiêng lún chung cư 5 tầng buộc phải di tản khẩn cấp 23 hộ do bọng nước ngầm cùng xảy ra trong tháng 10/2007, việc sụt lún một lỗ hổng lớn tại trường THCS Lương Định Của Quận 2 vào tháng 11/2007, … cho thấy tình trạng đáng báo động liên quan đến việc khảo sát địa chất thi công tầng ngầm cũng như phản ánh tầm quan trọng của việc nghiên cứu khảo sát địa chất và thủy văn.

Anna Klemetti (2006) chia các nguồn rủi ro đối với một công trình xây dựng làm 2 nhóm rủi ro có thể tránh được và rủi ro không thể tránh được. Ở đây rủi ro không tránh được là các trường hợp bất khả kháng như động đất, thiên tai, chiến tranh,… Do đó mô hình phát biểu giả thuyết như sau:

Giả thuyết X7: Yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.

2.4.8. Kết c u chi ph kế toán

Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt động sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng: chi phí khấu hao tài sản khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, và trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chi phí trên được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý.

Theo Trương Thanh Hằng (2006) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản chung về kế toán quản trị chi phí và giá thành làm rõ tính tương đối về bản chất

nội dung, và phương pháp của KTQT, luận văn chủ yếu tập trung vào kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu của luận văn còn tập trung trong phạm vi của một doanh nghiệp, nên còn mang yếu tố chủ quan, và còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu thêm và mở rộng.

Do đó mô hình phát biểu giả thuyết X8: Kết cấu chi phí kế toán làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ đồ nghiên cứu

Toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thông qua hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. Tuy nhiên nguồn sơ cấp là dữ liệu chính của đề tài, để có được dữ liệu này là tác giả tiến hành thông qua hai gia đoạn chính nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Thang đo nháp

Thang đo chính Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)

Điều chỉnh

Nghiên cứu định lượng (Bảng câu hỏi điều tra)

Cronbach alpha Phân tích nhân tố Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính bội Kiểm định sự phù hợp của mô hình Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

Kiểm tra nhân tố trích được Kiểm tra phương

sai trích được Đánh giá độ tin cậy các thang đo Loại biến quan sát

3.2. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng Bảng câu hỏi, tác giả đã phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số cá nhân am hiểu sâu sắc về công tác kế toán chi phí thi công tại các đơn vị như: Lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng kế hoạch, trưởng ban quản quản lý dự án, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, kế toán, …. tại các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

Thông qua nghiên cứu định tính tác giả sẽ sơ bộ đánh giá được những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM, từ đó tiến hành đánh giá, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thang đo để xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh.

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính cũng như những nghiên cứu đã thực hiện trước đó có liên quan, tác giả tiến hành xây dựng được một bảng câu hỏi thăm dò chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

Nghiên cứu định tính thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung theo dàn bài thảo luận được tác giả chuẩn bị. Mục đích của nghiên cứu này là:

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM của các ứng viên cùng với các biến đo lường quan sát.

- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM của các ứng viên theo mô hình lý thuyết được tác giả đề xuất và thang đo nháp (phụ lục 1) các yếu tố này.

Phương thức thảo luận là các ứng viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của bảng câu hỏi do tác giả soạn thảo (phụ lục 1); các ứng viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các ứng viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các ứng viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được đa số (2/3) số ứng viên tán thành.

được tác giả đề xuất và thang đo nháp thành thang đo hoàn chỉnh sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức của các phát biểu (câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của ứng viên (người được phỏng vấn), trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn chính thức. Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:

- Ứng viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không ? - Ứng viên có thông tin để trả lời hay không ?

- Ứng viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không ?

Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy những người được tham gia thảo luận đều khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM và các khía cạnh phản ánh (đo lường) đã được đề là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, cần bổ sung biến quan sát vào thang đo nhằm phù hợp với thực tiễn thị trường TP.HCM. Cụ thể là:

- Thang đo yếu tố năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư (HD), bổ sung biến (HD4): Công tác hoàn công và quyết toán.

- Thang đo yếu tố Kết cấu chi phí (KC) bổ sung biến (KC5): Chi phí quản lý. Như vậy, với kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM đã được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên, đồng thời thang đo hoàn chỉnh (phụ lục 3) được phát triển từ thang đo nháp sau khi bổ sung 02 biến quan sát vào thang đo yếu tố ảnh hưởng (Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư; Kết cấu chi phí).

3.3. Nghiên cứu định lư ng

Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo (giá trị hội tụ và phân biệt) các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM; đồng thời kiểm định mô hình nghiên

cứu và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó định vị mức độ ảnh hưởng và đo lường giá trị thực trạng của các yếu tố đến mức độ ảnh hưởng chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu:

Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng.

Theo đó, nghiên cứu này có 38 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 38 x 5 = 190. Để đạt được tối thiểu 190 quan sát, tác giả đã gửi 200 bản câu hỏi đến những người am hiểu về chi phí thi công tại công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

3.3.2. Thiết kế bảng c u h i

Bảng câu hỏi được thiết kế trên cơ sở thang đo hoàn chỉnh được phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ bộ và bổ sung thêm phần thông tin các đặc điểm nhân khẩu học của các ứng viên được phỏng vấn.

Cấu trúc bảng câu hỏi: gồm 3 phần chính

- Phần giới thiệu: Định hướng các ứng viên hiểu được vấn đề đang khảo sát,

có cái nhìn khách quan cũng như hiểu được cách trả lời câu hỏi khảo sát cho phù hợp với suy nghĩ, kinh nghiệm và sự hiểu biết bản thân từng người.

- Phần A: Là phần thông tin cá nhân của các ứng viên, có thể dùng để thực

hiện nhiều phép phân tích thông kê nhằm mục đính đánh giá bổ sung về thông tin khảo sát.

- Phần B: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM thông qua thang đo tỉ lệ Linkert với mức độ từ 1-5.

 Rất không đồng ý

 Không đồng ý

 Bình thường

 Rất đồng ý

Bảng khảo sát định lượng gồm 35 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc. Sau khi có được bảng khảo sát hoàn chỉnh tác giả thực hiện cuộc nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình (xem phụ lục 3).

3.4. Các công cụ nghiên cứu

Thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân

dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM được thực hiện thông qua Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ ảnh hưởng.

Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha: Một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm

tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến

quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Sau khi phân tích nhân tố, những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện có thể tham gia vào phần phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích hồi quy: Xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc

lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.

3.5. Phân tích dữ liệu

3.5.1. Phân tích th ng kê mô tả

Sau khi thu thập dữ liệu các đại lượng thống kê được dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm có:

Tần suất (Frequency): Dùng đánh giá tần suất xuất hiện của các lựa chọn tương ứng trong bảng câu hỏi từ đó tính các yếu tố nhân khẩu học như tổng, trung bình đối với các yếu tố về đối tượng khảo sát như giới tính, tuổi tác, thâm niên công tác, bộ phận công tác, chức vụ.

3.5.2. Phân tích sâu dữ liệu bằng thang đo Cronbach’s Alpha

các phương pháp thống kê sau đây:

Tính hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha: hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho loại bỏ biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nuannally & Burnstein, 1994).

3.5.3. Phân tích nhân t khám phá EFA

Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học thì cần phải đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (Interrelationships). 1. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

 Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

 Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

 Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)