Tác giả Olufemi Oyedele (2015) với đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng theo phương pháp ước lượng ở Nigeria” khi nghiên cứu về
chi phí xây dựng tại Nigeria gồm: (1) lập kế hoạch thi công, (2) phương án thi công, (3) hoạt động tư vấn và giám sát. Từ đó đề xuất các phương án thi công cụ thể để đưa ra những chi phí dự toán đáng tin cậy.
Elhag, T.M.S and Boussabaine, A.H (1999) với đề tài “Đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và thời gian thi công” khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thi công của các dự án xây dựng tại Vương quốc Anh gồm: (1) hoạt động tư vấn và thiết kế, (2) đặc điểm của dự án, (3) môi trường hoạt động, (4) các chính sách liên quan và (5) năng lực bên thi công. Qua đó, phân tích và đề xuất các phương thức quản lý phù hợp với cơ chế thị trường.
Nuru Gambo, Ilias Said and Radzi Ismail (2016) với bài báo “Sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kỹ thuật của các dự án thuộc chính quyền địa phương ở Nigeria” đề tài đã đưa ra những mặt hạn chế và đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật thực hiện các dự án có quy mô nhỏ thuộc chính quyền quản lý, bao gồm: (1) năng lực tài chính, (2) yếu tố về gian lận, và (3)
môi trường hoạt động. Đồng thời, có định hướng tích cực cho việc quản lý kỹ thuật trong xây dựng.
Nghiên cứu dựa trên việc thiết kế các bảng câu hỏi khảo sát (questionnaire survey), phương pháp nghiên cứu này đã được phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy công việc thu thập dữ liệu là một yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công của nghiên cứu.
2.3. Xác định các yếu t ảnh hưởng đến chi ph thi công công trình d n dụng trong đề tài nghiên cứu
Với sự khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng của các dự cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn trong hoạt động đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư, các tư vấn giám sát, thiết kế, quản lý dự án và chỉ huy công trình, tác giả đã thống kê và đưa ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM bao gồm:
Thứ nhất là nhóm năng lực bên thi công;
Thứ hai là nhóm đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công; Thứ ba là nhóm năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư;
Thứ tư là nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công; Thứ năm là nhóm yếu tố kinh tế;
Thứ sáu là nhóm chính sách pháp luật của Nhà nước; Thứ bảy là nhóm yếu tố tự nhiên;
Thứ tám là nhóm kết cấu chi phí kế toán.
2.4. X y dựng các giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến chi ph thi công công trình d n dụng trên địa bàn TP.HCM
2.4.1. Yếu t năng lực bên thi công
Vấn đề quản lý chi phí thi công công trình có sự tham gia của đơn vị thi công (gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ), đối với các công trình sử dụng vốn NSNN còn có sự tham gia quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện,... Chính vì vậy năng lực bên thi công có vai trò quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí công trình nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn của công trình thi công dân dụng.
nhất trong vấn đề chi phí, hiệu quả sử dụng, bên đơn vị phải đưa ra nhiều giải pháp và tư vấn lựa chọn giải pháp tối ưu cho nhất. Chính vì thế vấn đề năng lực bên đơn vị thi công phải có kinh nghiệm, mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan và đối tác, trình độ cán bộ triển khai thi công tốt thì sẽ có được những lựa chọn tối ưu nhất cho vấn đề hiệu quả cũng như chi phí thực hiện các công trình, Hiện tại có rất nhiều công trình tại Việt Nam bị đội chi phí lên rất nhiều lần so với dự toán ban đầu. Từ những kết luận đánh giá trên tác giả đi đến giả thuyết rằng năng lực bên thi công ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
Giả thuyết X1 được phát biểu như sau: Năng lực bên thi công sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.2. Yếu t đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
Để phát huy đầy đủ vai trò kế toán trong đơn vị thi công phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chế độ của kế toán do Nhà nước ban hành.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kế toán chi phí thi công phải phù hợp với điều kiện hiện tại của đơn vị thi công và phương pháp kế toán theo trình tự logic, chính xác, đầy đủ, kiểm tra khâu hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.
Đỗ Nguyên Kỳ (2014), Lê Thị Minh Huệ (2016), đã cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp bao gồm: yếu tố bên trong doanh nghiệp, đặc điểm kinh doanh, cơ cấu quản lý, trình độ nhân viên kế toán, máy móc thiết bị phục vụ công việc kế toán, yếu tố chính sách pháp luật nhà nước, yếu tố môi trường kinh doanh và hội nhập kinh doanh. Điều này khẳng định rằng các yếu tố thuộc về công tác kế toán của đơn vị thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thi công công trình dân dụng .
Giả thuyết X2 được phát biểu như sau: Công tác kế toán của đơn vị thi công sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.3. Yếu t năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
Theo Phua và ctg (2004) thì các yếu tố tác động đến sự thành công của công trình
tâm giữa các thành viên trong công ty; mức độ kinh nghiệm của Chủ đầu tư; mối thân giao giữa các cá nhân trong công ty; mức độ quan tâm, đánh giá của thị trường/ khách hàng đối với dự án; kinh nghiệm trước đó của các bên liên quan; năng lực tài chính của Chủ đầu tư; quản lý rủi ro; chi phí quản lý của các bên liên quan; hiệu quả trao đổi thông tin giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư…
Do đó yếu tố năng lực của hoạch định, chủ đầu tư giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chi phí thi công dân dụng về mặt nhân sự, tài chính, mức độ thường xuyên giám sát, công tác hoàn công và quyết toán công trình.
Giả thuyết X3 được phát biểu như sau: Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.4. Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công.
Theo Phua, F.T.T (2004) thì cho rằng mức độ bảo vệ công trường khỏi nạn trộm cắp có ảnhhưởng đến sự thành công của dự án, công trình xây dựng. Daniel Baloi (2001) nhận xét có 4 yếu tố liên quan đến sự gian lận tác động làm tăng chi phí thi công công trình là gian lận khi thi công, sự cấu kết thông đồng giữa các Nhà thầu, tệ nạn hối lộ và trộm cắp.
Theo Trần Hoàng Tuấn (2014) thì cho rằng mức độ gian lận, sai sót trong thiết kế và thi công dẫn đến phải làm lại làm ảnh hưởng đáng kể chi phí thi công công trình.
Dựa vào 5 yếu tố liên quan sự gian lận và thất thoát, sai sót là nhũng nhiễu, hối lộ; trộm cắp; sự cấu kết gian lận giữa các bên liên quan; thất thoát, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết X4: Yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.5. Yếu t môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có tác động đến trực tiếp đến chi phí xây dựng công trình bởi một công trình thực hiện có các chi phí cho xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. Chính vì thế các yếu tố môi trường kinh tế như lạm phát, giá cả vật tư, nhân công, máy móc thi công, máy móc thiết bị phục vụ công trình, tỷ giá hối đoái đối với các đồng tiền mạnh và giao dịch toàn cầu như
USD, Euro, Yên Nhật... có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chi phí thi công công trình.
Daniel Baloi (2001), Cliff J.Schexnayder (2003) đều thống nhất lạm phát có tác động đến chi phí dự án. Trong hướng dẫn sử dụng của Ủy ban châu Âu (2006) về hiểu biết và giám sát các yếu tố Chi phí - Xác định các dự án cơ sở hạ tầng cho rằng việc thay đổi tỉ giá tiền tệ và lãi suất cũng làm biến động chi phí xây dựng. Điều này khẳng định rằng các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chi phí và hiệu quả quản lý chi phí thực hiện dự án án đầu tư xây dựng công trình.
Các yếu tố trong môi trường kinh tế nhất là lạm phát, tỷ giá có quan hệ chặt chẽ với giá cả vật liệu tư, máy móc và lương nhân công. Một tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất tại các nhà cung cấp, ảnh hưởng trượt giá đến giá cả đầu vào của công trình làm tăng chi phí thi công thực hiện. Điều này dẫn đến làm chậm trễ tiến độ, gây khó khăn trong việc thu hút các nhà thầu thực hiện công trình và đội chi phí thực hiện dự án. Từ các lý luận và thực tế trên cùng các nghiên cứu trước đó tác giả đưa ra giá thuyết X5.
Giả thuyết X5: được phát biểu như sau: Yếu tố môi trường kinh tế làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
2.4.6. Chính sách pháp luật của nhà nước
Theo Daniel Baloi (2001), nhóm yếu tố liên quan đến chính trị là một trong 7 nhóm yếu tố tác động làm tăng chi phí của công trình, cụ thể bao gồm các yếu tố tình hình chính trị không ổn định, bản chất hệ thống chính trị, thay đổi giá nhân công, thay đổi cơ chế và chính sách, đình công, những ràng buộc khi sử dụng lao động, thay đổi chính sách thuế, ảnh hưởng của các cơ quan chức năng, mối quan hệ với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Nghiên cứu của Phua, F.T.T.(2004) cũng đề cập đến mức độ quan liêu thủ tục hành
chính của các cơ quan chức năng và sự ổn định của tình hình chính trị sở tại trong các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án xây dựng. Dựa vào 3 yếu tố của nhóm yếu tố về
chính sách là cơ chế- luật xây dựng; chính sách thuế; chính sách lương bổng-tuyển dụng lao động, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết X6: Chính sách pháp luật nhà nước làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.7. Yếu t tự nhiên
Hàng loạt sự cố lún sụt đất do xây dựng công trình ngầm rất nguy hiểm như công trình cao ốc Pacific gây sập dãy nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai với nguyên nhân do quá trình thi công gặp sự cố vỡ mạch nước ngầm và công trình cao ốc 12 tầng Saigon Residences tại 11D Thi Sách Quận 1 gây nghiêng lún chung cư 5 tầng buộc phải di tản khẩn cấp 23 hộ do bọng nước ngầm cùng xảy ra trong tháng 10/2007, việc sụt lún một lỗ hổng lớn tại trường THCS Lương Định Của Quận 2 vào tháng 11/2007, … cho thấy tình trạng đáng báo động liên quan đến việc khảo sát địa chất thi công tầng ngầm cũng như phản ánh tầm quan trọng của việc nghiên cứu khảo sát địa chất và thủy văn.
Anna Klemetti (2006) chia các nguồn rủi ro đối với một công trình xây dựng làm 2 nhóm rủi ro có thể tránh được và rủi ro không thể tránh được. Ở đây rủi ro không tránh được là các trường hợp bất khả kháng như động đất, thiên tai, chiến tranh,… Do đó mô hình phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết X7: Yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.8. Kết c u chi ph kế toán
Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt động sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng: chi phí khấu hao tài sản khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, và trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chi phí trên được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý.
Theo Trương Thanh Hằng (2006) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản chung về kế toán quản trị chi phí và giá thành làm rõ tính tương đối về bản chất
nội dung, và phương pháp của KTQT, luận văn chủ yếu tập trung vào kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu của luận văn còn tập trung trong phạm vi của một doanh nghiệp, nên còn mang yếu tố chủ quan, và còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu thêm và mở rộng.
Do đó mô hình phát biểu giả thuyết X8: Kết cấu chi phí kế toán làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ đồ nghiên cứu
Toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thông qua hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. Tuy nhiên nguồn sơ cấp là dữ liệu chính của đề tài, để có được dữ liệu này là tác giả tiến hành thông qua hai gia đoạn chính nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Thang đo nháp
Thang đo chính Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)
Điều chỉnh
Nghiên cứu định lượng (Bảng câu hỏi điều tra)
Cronbach alpha Phân tích nhân tố Thang đo hoàn chỉnh
Phân tích hồi quy tuyến tính bội Kiểm định sự phù hợp của mô hình Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố
Kiểm tra nhân tố trích được Kiểm tra phương
sai trích được Đánh giá độ tin cậy các thang đo Loại biến quan sát
3.2. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng Bảng câu hỏi, tác giả đã phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số cá nhân am hiểu sâu sắc về công tác kế toán chi phí thi công tại các đơn vị như: Lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng kế hoạch, trưởng ban quản quản lý dự án, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, kế toán, …. tại các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Thông qua nghiên cứu định tính tác giả sẽ sơ bộ đánh giá được những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM, từ đó tiến hành đánh giá, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thang đo để xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu