Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực chuyên môn cao, có tư cách pháp nhân và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, bởi họ là những đơn vị thi công có cơ cấu quản lý, tổ chức thi công chuyên nghiệp, đưa ra các kế hoạch và phương án thi công hợp lý nhằm kiểm soát được các rủi ro trong thi công cũng như phát sinh các chi phí thi công công trình dân dụng.
Các đơn vị thi công cần đảm bảo năng lực của mình trong thi công, hợp tác với các đơn vị cung cấp vật tư, máy móc công trình trong việc cung cấp cho công trình các máy móc, vật tư cần thiết, đúng chủng loại, số lượng và thời gian nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và hạn chế phát sinh các chi phí làm tăng hiệu quả trong việc quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
5.2.3. Nâng cao kiểm tra, giám sát quản lý chi ph thi công.
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố đặc điểm công tác kế toán tại đơn vị thi công và kết cấu chi phí thi công có ảnh hưởng đồng biến đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Qua đó, cho thấy công tác kế toán chiếm vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí thi công. Đặc biệt là cần nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên kế toán cùng với sự phân công trách nhiệm hợp lý đáp ứng mọi nghiệp vụ phát sinh trong công tác kế toán.
Kiểm tra tập hợp các chi phí phát sinh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cho từng công trình. Nếu không kiểm tra, giám sát chi phí sẽ dẫn đến sự không minh bạch trong quá trình quản lý chi phí thông qua các chứng từ không rõ ràng phát sinh từ chi phí bên ngoài việc thực hiện thi công công trình.
Bằng các biện pháp Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề quản lý chi phí thi công, công tác này phải được thực hiện đúng, đủ theo các quy định của pháp luật đảm bảo rằng các các sai phạm trong quản lý chi phí được bị xử lý và xử lý công khai, công bằng.
5.2.4. Ch ng gian lận, th t thoát, hạn chế các sai sót trong thiết kế và thi công
Vấn đề gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công được các đối tượng khảo sát đánh giá cao trong ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM khi các biến quan sát được giữ lại trong phần phân tích bao gồm các biến GL1 (Thi công dẫn đến phải làm lại), GL2 (Mức độ điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công), GL3 (Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan), GL4 (Gian lận trộm cắp), GL5 (Nhũng nhiễu, hối lộ).
Điều này cho thấy các nhà quản lý dự án, công trình xây dựng hiện nay cho rằng sự gian lận của các bên liên quan trong việc thực hiện thi công ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng thông qua các yếu tố tiêu cực, móc nối, thông đồng với nhau gây phát sinh các chi phí không phục vụ trong công tác thi công. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý vật tư, máy móc, nhân công thường xuyên gây thất thoát, không đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng ảnh hưởng đến chi phí bù vào hay khắc phục hư hỏng do chất lưởng kém đem lại. Sự thất thoát, hao hụt trong quá trình thực hiện vượt so với dự toán ban đầu.
Các vấn đề trên tạo nên các khoản chi phí không nằm trong giá trị của công trình mà nhằm các khoản tư lợi hay khắc phục khuyết điển, hư hỏng do các vật tư kém chất lượng mang lại. Từ đó tạo nên những chi phí khác nâng tổng chi phí phục vụ đầu tư công trình làm giảm hiệu quả quản lý chi phí thi công.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM cần thúc đẩy chống các hành vi gian lận, sai sót và có chế độ giám sát, quản lý rõ ràng trong các công trình xây dựng. Một trong các giải pháp đó là tạo nên các cơ sở pháp luật và cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện như tăng khả năng tiếp cận thông tin, bảo đảm tính độc lập và minh bạch của cơ quan tư pháp, bảo vệ người tố giác tham nhũng,…
Điều này cần có một cơ chế pháp luật có sự liên quan của nhiều cơ quan trong việc quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
5.2.5. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế
Trong kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy yếu tố môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình cần có những giải pháp đảm bảo ổn định môi trường kinh tế của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Để thực hiện được điều này cần có các chính sách đồng bộ, thực hiện phối hợp giữa các ban ngành, toàn bộ nền kinh tế.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của môi trường kinh tế và gây tác động đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả đề nghị Nhà nước cần có các giải pháp nhằm ổn định về lãi suất vay nói chung và lãi suất vay cho các chủ đầu tư công trình cũng như các đơn vị thi công thực hiện dự án, công trình nói riêng. Bên cạnh đó cần kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải như hiện nay từ 4-7%; kiểm soát được hai vấn đề này thì mặt nhiên giá cả vật tư, máy móc và nhân công sẽ ổn định trong cơ chế thị trường không có sự đầu cơ hay độc quyền.
Khi Nhà nước kiềm chế lạm phát, ổn định môi trường kinh tế sẽ tạo nên một môi
trường kinh doanh, xây dựng ổn định có sự biến động ít về giá cả vật tư, máy móc và nhân công. Mức độ ổn định của nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP HCM. Nền kinh tế càng ổn định thì hiệu quả quản lý chi phí tại các dự án trên sẽ càng cao theo đúng giả thuyết mà nghiên cứu này đã đặt ra.
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài này chưa giải thích hết được hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM, tuy nhiên mức giải thích lên đến 56,1% mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác giả đưa ra. Một mặt nó cho thấy rằng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu của tác giả đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, nó cho thấy vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu mà tác giả chưa tìm ra. Về phần mẫu chỉ hạn chế thu thập là
các công ty xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố TP.HCM dẫn đến hạn chế trong việc đánh giá dữ liệu.
Vì vậy để giảm thiểu những hạn chế của nghiên cứu này, trong những nghiên cứu sau nên: tích cực tìm kiếm thêm các yếu tố ảnh hưởng mà trong nghiên cứu này tác giả chưa tìm được, mở rộng quy mô mẫu ra các khu vực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alber P.C. Chan (2001). Framework for Measuring Success of Construction Projects. School of Contruction Management và Property, Queensland
University of technology.
2. Anna Klemetti (2006). Risk Management in Constructon Project Nutworks. Helsinki University of Tecnology.
3. Nguyễn Hoàng Anh (2008). Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Khoa chuyên ngành Kinh tế Phát triển, Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.
4. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BXD về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng. Ban hàng ngày 20/03/2015.
5.
6. Đỗ Thị Xuân Lan (2007). Quản lý dự án xây dựng. Tái bản lần 2. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu SPSS, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Thống kê ứng dụng trong
kinh tế xã hội, NXB Thống kê.
9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS (tập 1, 2). NXB Hồng Đức.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, ban hành ngày 18/6/2012.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, ban hành ngày 12/1/2015.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ban hành ngày 18/6/2015.
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, ban hành ngày 07/05/2010.
đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công
nghệ, tập 12, số 01 – 2009.
15. Nuru Gambo, Ilias Said and Radzi Ismail (2016). Influenves of Cost Factors Affecting Technical Performance of Local Goverment Projects in Nigeria.
School of Housing, Building and Planning, Malaysia.
16. Olufemi Oyedele (2015). Evaluation of Construction Cost Estimation Methods in Nigeria. The Wisdom of the Ages to the Challenges of the Modern
WorldSofia, Bulgaria.
17. Phua, F.T.T and Rowlinson, S. (2004). How Important is Cooperation to Con struction Project Success,A Grounded Emprical Quantification.
18. Phan Thanh Trà (2013). Kiểm soát chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Vinaconex 25. Luận văn thạc sĩ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà
Nẵng.
19. Trần Hoàng Tuấn (2014). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời
gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần thơ, số 30, 26-33.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ban hành ngày 18/6/2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực ngày 01/7/2015.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Lao động số 10/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, có hiệu lực ngày 01/5/2013.
23. http://voer.edu.vn/m/chi-phi-san-xuat-trong-doanh-nghiep-xay- lap/b1c6c934. 24. https://voer.edu.vn/m/hach-toan-chi-phi-san-xuat-trong-doanh-nghiep- xay-lap/930436a0. 25. https://voer.edu.vn/c/hach-toan-chi-phi-su-dung-may-thi- cong/439aac7f/8a9ed4ad ---∆∆∆---
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thang đo nháp S T T Mã hóa YẾU TỐ (1) R t không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) R t đồng ý TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công 2 TC2 Khối lượng công việc thực hiện và
vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công 4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công 6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công 7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
8 KT1 Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán
9 KT2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán
10 KT3 Máy móc thiết bị phục vụ công việc kế toán
11 KT4 Sự phân cấp trách nhiệm và công việc trong công tác kế toán
12 KT5 Chính sách lương bổng và tuyển dụng nhân viên kế toán
HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
12 HD1 Năng lực nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư
chủ đầu tư
15 HD3 Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát
GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại 18 GL2 Mức độ điều chỉnh thiết kế trong
thời gian thi công
19 GL3 Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt 21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
MT – Yếu t kinh tế, môi trường hoạt động và hội nhập kinh tế qu c tế
22 MT1 Yếu tố kinh tế vĩ mô 23 MT2 Giá cả vật liệu xây dựng
24 MT3 Mức độ hội nhập của nền kinh tế
CS – Ch nh sách pháp luật của Nhà nước
25 CS1 Chính sách thuế 26 CS2 Cơ chế, luật xây dựng
27 CS3 Chính sách phát triển thị trường bất động sản
TN – Yếu t tự nhiên
28 TN1 Thời tiết
29 TN2 Địa chất tại công trình 30 TN3 Thiên tai
KC – Kết c u chi phí kế toán
31 KC1 Chi phí vật tư 32 KC2 Chi phí nhân công
33 KC3 Chi phí sử dụng máy thi công 34 KC4 Chi phí sản xuất chung
TP.HCM
36 CP1 Công tác quản lý chi phí thi công các công trình dân dụng rất hiệu quả
37 CP2
Công tác quản lý chi phí thi công các công trình dân dụng phù hợp với xu hướng chung của các công ty xây dựng ở trong và ngoài nước
38 CP3
Công tác quản lý chi phí thi công các công trình dân dụng phù hợp với tình hình thực tế tại các công ty xây dựng
Phụ lục 2: Thang đo hoàn chỉnh S T T Mã hóa YẾU TỐ (1) R t không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) R t đồng ý TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công 2 TC2 Khối lượng công việc thực hiện và
vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công 4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công 6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công 7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
8 KT1 Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán
9 KT2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán
10 KT3 Máy móc thiết bị phục vụ công việc kế toán
11 KT4 Sự phân cấp trách nhiệm và công việc trong công tác kế toán
12 KT5 Chính sách lương bổng và tuyển dụng nhân viên kế toán
HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
12 HD1 Năng lực nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư
14 HD2 Năng lực tài chính bên hoạch định, chủ đầu tư
15 HD3 Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát
16 HD4 Công tác hoàn công và quyết toán công trình
GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại 18 GL2 Mức độ điều chỉnh thiết kế trong
thời gian thi công
19 GL3 Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt 21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
MT – Yếu t kinh tế, môi trường hoạt động và hội nhập kinh tế qu c tế