Tình hình huy động nguồn vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công trong xây dựng cơ bản tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 58 - 63)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tình hình huy động nguồn vốn đầu tư XDCB

3.2.2.1. Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư XDCB

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 09/8/2011 của BCH Đảng bộ huyện về huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn có những thuận lợi cơ bản, đó là: Là huyện đồng bằng nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, quỹ đất dành cho đầu tư hạ tầng còn lớn; có nhiều lợi thế thu hút đầu tư; kinh tế- xã hội của huyện khá phát triển, thu nhập đời sống nhân dân cao hơn so bình quân của Tỉnh.

Tuy nhiên, do nguồn lực tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa cao, nhu cầu đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội ngày càng lớn, nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào hỗ trợ ngân sách cấp trên, lại chịu sự tác động suy giảm kinh tế, cắt giảm đầu tư công, hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa,… Những yếu tố trên đã tác động đến việc huy động các nguồn lực để triển khai đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn. Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy đảng, chính quyền từ Huyện đến cơ sở, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 09/8/2011 của BCH Đảng bộ huyện đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

48

Bảng 3.2. Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư XDCB huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 -2015

Nguồn vốn huy động

Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 (Tỷ đồng) Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 (Tỷ đồng) Tăng so với mục tiêu (%) Tổng vốn huy động 960 2.498 160 1. Nguồn vốn từ NSTW, NS tỉnh 220 517 134

2. Nguồn vốn từ ngân sách huyện 120 153 128

3. Nguồn vốn từ ngân sách xã,

thị trấn 96 192 99,6

4.Vốn vay tín dụng 288 320 11.2

5. Vốn từ các Bộ, ngành 235 1.168 397

6. Vốn góp từ dân cư 95 148 54,3

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao)

Tổng vốn huy động cho đầu tư XDCB giai đoạn 2011 - 2015 đạt 2.498 tỷ đồng, tăng 136,7% so mục tiêu nghị quyết, tăng bình quân 19,6%/năm; trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (gồm cả nguồn vốn từ chương trình MTQG về xây dựng NTM), ngân sách Tỉnh: 517 tỷ đồng, tăng 134% so mục tiêu nghị quyết.

- Nguồn vốn ngân sách huyện 153 tỷ đồng (mục tiêu nghị quyết 120 tỷ đồng), tăng 128% so mục tiêu nghị quyết.

- Nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn 192 tỷ đồng (mục tiêu nghị quyết 96 tỷ đồng), tăng 99,6% so mục tiêu nghị quyết.

- Vốn vay tín dụng: 320 tỷ đồng (mục tiêu nghị quyết 288 tỷ đồng) tăng 11,2% so mục tiêu nghị quyết.

- Vốn đầu tư Bộ, ngành: 1.168 tỷ đồng (mục tiêu nghị quyết 235 tỷ đồng), tăng 5,1 lần so với mục tiêu nghị quyết;

- Vốn đóng góp của nhân dân 148 tỷ đồng (mục tiêu nghị quyết 95 tỷ đồng), tăng 54,3% so mục tiêu nghị quyết.

49

3.2.2.2. Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư XDCB theo ngành, lĩnh vực

Nhờ huy động tối đa nguồn lực phục đầu tư phát triển trong đó có đầu tư XDCB, giai đoạn 2011 - 2015 kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của huyện không ngừng được củng cố và tăng cường. Nguồn vốn đầu tư XDCB và kết quả đầu tư theo ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện đầu tư XDCB trong các ngành lĩnh vực huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2015

ĐVT: Tỷ đồng Ngành, lĩnh vực Tổng vốn huy động Vốn NSNN Vốn từ Bộ, ngành Vốn vay tín dụng Vốn khác 1. Hạ tầng giao thông 1.756,9 424,8 938,1 320 74 2. Thủy lợi 186,1 36,1 150 - - 3. Xây dựng hệ thống điện 72,5 17,5 55 - -

4. Đầu tư nước sạch 63,1 37,6 14,5 - 11

5. Công tác vệ sinh môi trường 29 20,9 8,1 -

6. Hạ tầng Cụm CN-TTCN 16,6 13,6 - - 3

7. Xây dựng chợ nông thôn 20,1 11,8 2,3 - 6

8. Văn hóa, thông tin 59,7 24,7 - - 35

9. Y tế 11,7 11,7 - - -

10. Giáo dục 166,4 147,4 - - 19

11. Xây dựng trụ sở làm việc 63,5 63,5 -

12. Thông tin liên lạc, PTTH 50 50 - - -

13. Quy hoạch chuẩn bị đầu tư 2,4 2,4 - - -

Tổng 2.498 862 1.168 320 148

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao)

- Về hạ tầng giao thông: Tổng vốn huy động 1.756,9 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 424,8 tỷ đồng, chiếm 24,17%; vốn đầu tư Bộ, ngành, DN 938,1 tỷ đồng, chiếm 53,39%, vốn huy động khác 394 tỷ đồng, chiếm 22,42%. Kết quả, đã đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng 93,9 km đường giao thông, trong

50

GTNĐ 144km. Nâng tỷ lệ đường huyện lộ, liên xã, trục xã đã được cứng hoá đạt 100% (đạt mục tiêu NQ); đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt 86,4%, trong đó: xã đồng bằng 88%, miền núi 79,1% (vượt mục tiêu NQ); đường giao thông nội đồng trục chính được cứng hoá đạt 73,6%, trong đó; xã đồng bằng 74,6%, miền núi 61,6% (vượt mục tiêu NQ).

- Về thủy lợi: Tổng vốn huy động 186,1 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 36,1 tỷ đồng, chiếm 19,4%; vốn đầu tư Bộ, ngành, DN 150 tỷ đồng, chiếm 80,6%. Kết quả đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng 03 trạm bơm; hệ thống kênh Diên Hồng, kênh T1, T2, T3 và trên 30km kênh, mương nội đồng cơ bản đảm bảo tưới tiêu kịp thời phục vụ cho sản xuất, nâng tỷ lệ cứng hóa hệ thống kênh mương đạt 56,8%, trong đó: xã đồng bằng 58,1%, miền núi 50,2%.

- Về xây dựng hệ thống điện: Tổng vốn huy động 72,5 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 17,5 tỷ đồng, chiếm 24,1%; vốn đầu tư Bộ, ngành, DN 55 tỷ đồng, chiếm 75,9%. Kết quả đã đầu tư xây dựng mới 17 trạm biến áp; cải tạo, nâng cấp 47km đường dây hạ thế; tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Về đầu tư nước sạch: Tổng vốn huy động 63,1 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 37,6 tỷ đồng, chiếm 59,6%; vốn đầu tư bộ, ngành, DN 14,5 tỷ đồng, chiếm 23%, vốn huy động khác 11 tỷ đồng, chiếm 17,4%. Hệ thống nước sạch của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ cung cấp cho tất cả các xã trong huyện, đảm bảo 95% các hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 65% hộ dân được sử dụng nước sạch (chưa đạt mục tiêu NQ).

- Về công tác vệ sinh môi trường: Tổng vốn huy động 29 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 20,9 tỷ đồng, chiếm 72,1%; vốn đầu tư bộ, ngành, DN 8,1 tỷ đồng, chiếm 27,9%. Đã đầu tư 9 khu thu gom rác thải thải tập trung, 02 xe ép chở rác, 90 xe ba bánh và 100 xe thùng nhựa đựng rác; công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo (100% khu dân cư thực hiện thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt).

- Về hạ tầng Cụm CN-TTCN: được đầu tư và từng bước hoàn thiện. Khu làng nghề Sơn Vi đã đầu tư xây dựng xong hạng mục đường giao thông và hệ thống cấp điện 35KV với tổng mức đầu tư 3,85 tỷ đồng; Cụm công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ đã thực hiện xong công tác lập quy hoạch chi tiết; đầu tư xây dựng xong hạng mục

51

tuyến đường giao thông số 1 và hệ thống điện với tổng kinh phí 4,15 tỷ đồng; chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước tuyến số 2 và số 3 với tổng mức đầu tư 8,6 tỷ đồng.

- Về đầu tư xây dựng chợ nông thôn: Tổng vốn huy động 20,1 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 11,8 tỷ đồng, chiếm 58,7%; vốn đầu tư doanh nghiệp 2,3 tỷ đồng, chiếm 11,4%, nguồn vốn khác 6 tỷ đồng, chiếm 29,9%. Đã thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp 06 chợ, bao gồm: Chợ Cao Mại (thị trấn Lâm Thao), chợ Lời (xã Vĩnh Lại), chợ Dòng (xã Xuân Lũng), chợ Ngã ba- chợ Mới (xã Tiên Kiên), chợ Tứ Xã (xã Tứ Xã); khởi công dự án cải tạo, nâng cấp chợ công nhân Supe (thị trấn Hùng Sơn), quy mô 4.000m2- 120 ki ốt, tổng mức đầu tư 6,6 tỷ đồng.

- Về văn hóa - thông tin: Tổng vốn huy động 59,7 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 24,7 tỷ đồng, chiếm 41,4%; vốn huy động khác 35 tỷ đồng, chiếm 58,6%. Đã đầu tư và đưa vào sử dụng 5 sân vận động tại 5 xã, thị trấn; xây dựng mới 41 nhà văn hóa, nâng tổng số khu dân cư có nhà văn hóa đạt 100%; tu bổ, tôn tạo 15 di tích lịch sử văn hóa; triển khai dự án xây dựng Trung tâm VHTT huyện với tổng mức đầu tư 68 tỷ đồng.

- Về Y tế: hệ thống cơ sở y tế cơ sở đã đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, kỹ thuật với tổng vốn đầu tư đạt 11,7 tỷ đồng; chất lượng khám bệnh và điều trị được nâng lên, đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu của nhân dân, tỷ lệ giường bệnh đạt 12 giường bệnh/1 vạn dân, tăng 3 giường bệnh so với năm 2010. 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020.

- Về đầu tư cho giáo dục: Tổng vốn huy động 166,4 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư NSNN 147,4 tỷ đồng, chiếm 88,6%, vốn huy động khác 19 tỷ đồng, chiếm 11,4%. Đã đầu tư, xây dựng mới 184 phòng học, trang thiết bị dạy và học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Kết quả hiện có 94,7% số trường mầm non, 94,1% số trường tiểu học, 85,7% số trường THCS; 100% trường THPT công lập đạt chuẩn Quốc gia, tăng 23 trường so năm 2010, trong đó có 6 trường MN, TH đạt chuẩn mức độ 2 (vượt mục tiêu NQ).

52

các xã, thị trấn với tổng vốn đầu tư 63,5 tỷ đồng đảm bảo đáp ứng điều kiện làm việc của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.

- Về thông tin liên lạc, phát thanh truyền thanh: đầu tư xây dựng mới 44 trạm BTS ở các xã, thị trấn với tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng vượt mục tiêu NQ (mục tiêu NQ: xây dựng mới 13 trạm BTS theo quy hoạch); số thuê bao internet/100 dân đạt 13 thuê bao, tăng 9 thuê bao so với năm 2010; 100% khu dân cư được lắp đặt internet; hệ thống truyền thanh từ huyện đến các xã, thị trấn, khu dân cư tiếp tục được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin của người dân.

- Về công tác Quy hoạch chuẩn bị đầu tư: hoàn thành công tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Thao đến năm 2020 với tổng kinh phí là 2,4 tỷ đồng [38].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công trong xây dựng cơ bản tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)