Đánh giá tình hình đầu tư công và hiệu quả đầu tư công trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công trong xây dựng cơ bản tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 96 - 103)

6. Bố cục của luận văn

3.2.7. Đánh giá tình hình đầu tư công và hiệu quả đầu tư công trong

huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2015

3.2.7.1. Những thành tựu đạt được

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong những khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống, trong nhiệm kỳ qua, huyện Lâm Thao đã tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt huy động mọi nguồn lực từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, bền vững; ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, chiến lược của huyện, xem đây là điều kiện then chốt, mũi đột phá, là nhiệm vụ trọng tâm để đưa huyện nhà từng bước phát triển.

- Kết quả giai đoạn 2011- 2015 nguồn vốn huy động đạt 2.498 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so nghị quyết đề ra (vốn NSNN đạt 2.350 tỷ đồng); trong đó vốn NSNN tăng 5,2 lần; vốn huy động của doanh nghiệp, nhân dân tăng 2,5 lần so giai đoạn 2011- 2015; các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt được đầu tư theo hướng hiện đại; hạ tầng đô thị được chỉnh trang, đầu tư đồng bộ; các tuyến đường huyện lộ, liên xã đã được cứng hoá đạt 100%, tăng 31,7%; các thiết chế văn hóa thể thao được tăng cường, xây dựng mới 184 phòng học (nâng số trường học đạt chuẩn quốc gia lên 46 trường, tăng 13 trường so năm 2010), 41 nhà văn hóa khu dân cư (đạt 100% khu dân cư có NVH, tăng 20,6% so năm 2010); tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 95%, tăng 30% so năm 2010. Những kết quả trên đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực văn hóa- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; làm thay đổi diện mạo huyện nhà.

- Việc đầu tư công trên địa bàn huyện trong 5 năm (2011 - 2015) từ các nguồn lực trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, điện, chợ nông thôn, thủy lợi, môi trường, hệ thống nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, văn hóa,... đã góp phần cải thiện cơ bản cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, tạo động lực

86

quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; đặc biệt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; mở rộng giao thương hàng hóa với thị trường ngoài huyện năng lực tăng thêm trong các ngành được tăng lên rõ rệt.

- Các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng được đánh giá có chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Công trình hoàn thành được đánh giá mang lại hiệu quả cao, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng của ngành, lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển theo đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015.

- Về công tác quy hoạch: Đã hoàn thành việc lập quy hoạch sử đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015; hoàn thành và thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của huyện đến năm 2020, quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Thao đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết của 12/12 xã trên địa bàn. Thực hiện công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án thu hút đầu tư, đồng thời xây dựng cơ chế để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

- Về công tác tuyên truyền, vận động thu hút và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có chuyển biến tích cực, đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ cơ chế, chính sách của Nhà nước; triển khai thực hiện có hiệu quả huy động nguồn lực tại chỗ thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình, dự án của Bộ, ngành, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TW, ngân sách tỉnh; chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xử lý các vướng mắc để khi có đủ điều kiện dự án sớm tiếp cận nguồn vốn, các nguồn vốn sớm tiếp cận được với công trình, nhất là các công trình gắn với hưởng thụ trực tiếp của dân và đầu tư của doanh nghiệp.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được vận dụng phù hợp với thực tế của từng địa phương; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, để nhân dân tin tưởng, vận

87

động nhân dân tích cực tham gia góp đất, góp công, góp kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng nông thôn mới. Từ đó đã huy động được sự đóng góp của nhân dân vào phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Một số công trình trọng điểm đã hoàn thành, nhiều phong trào làm đường GTNT, xây dựng hệ thống thoát nước khu dân cư, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa được nhân dân đồng tình hưởng ứng, có sức lan tỏa trong cộng đồng và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, tạo ra diện mạo mới về phát triển nông nghiệp, kinh tê nông thôn trên địa bàn huyện.

- Công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ngày càng tiến bộ; đã cụ thể hoá các chủ trương, chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đánh giá tổng thể đầu tư; chú trọng vai trò, quản lý, giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân; triển khai, thực hiện Luật Đầu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Chỉ thị 1792/CT-CP ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 27/CT- CP ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng đảm bảo đúng quy định. Tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn đầu tư công theo nội dung Chỉ thị số 06/CT-UBND, Kế hoạch số 1623/KH-UBND ngày 26/4/2014 của UBND tỉnh; Đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo Kế hoạch số 2503/KH-UBND ngày 19/6/2014; Chỉ đạo khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN đảm bảo thực hiện theo đúng quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm. Đối với các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới với dự án cấp bách và đáp ứng đủ các điều kiện về: quy hoạch; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; được phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

- Công tác kế hoạch hoá đầu tư đảm bảo công khai, đúng quy định; chú trọng đa dạng hoá, lồng ghép các nguồn vốn cho thực hiện chương trình, dự án; thực hiện tốt công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ các công trình, dự án theo phân cấp đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Công tác thanh kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư được triển khai thực hiện thường xuyên nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình triển khai

88

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 09/8/2011 của BCH Đảng bộ huyện về huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011- 2015 cho thấy: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đảng chính quyền đã huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất cao trong cấp ủy chính quyền và nhân dân, có 10/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết; đã tranh thủ được sự ủng hộ của Trung ương, của tỉnh và các doanh nghiệp về huy động nguồn lực, động viên nhân dân làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng... Nguồn vốn huy động từ NSNN cho đầu tư kết cấu hạ tầng tăng cao, vốn huy động dân cư đạt khá; các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển đột phá, nhiều dự án tiến độ triển khai đúng kế hoạch. Kết cấu hạ tầng sau đầu tư xây dựng đã phát huy được hiệu quả; hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông, các thiết chế văn hóa- xã hội, trụ sở làm việc các cơ quan đảng, chính quyền và các đoàn thể đã được đầu tư nhanh, đảm bảo đồng bộ theo hướng hiện đại, tạo tiền đề cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

3.2.7.2. Những hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện vẫn còn yếu kém, nhất là hạ tầng đô thị phát triển chưa tương xứng, hạ tầng cụm công nghiệp còn nhiều bất cập, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội; hệ thống thủy lợi nội đồng một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng xã hội, nhất là các thiết chế văn hóa ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu.

- Việc huy động các nguồn vốn chủ yếu dựa vốn NSNN; vốn huy động của doanh nghiệp, nhân dân còn thấp; dự án chậm tiến độ còn nhiều, nợ đọng XDCB ở các xã, thị trấn còn cao. Công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư; công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật, chất lượng đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.

89

- Trong quá trình sử dụng do chưa hiện tốt quy trình về chế độ bảo trì, bảo dưỡng nên dẫn đến tình trạng công trình sử dụng khi hết thời gian bảo hành một số công trình nhanh bị xuống cấp. Mặt khác, do không có kế hoạch cũng như nguồn kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hầu hết các công trình chỉ đến khi bị xuống cấp, hư hỏng, không sử dụng được mới xây dựng kế hoạch sửa chữa từ các nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên.

- Công tác chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư còn chưa chặt chẽ; việc bố trí vốn còn dàn trải; nhu cầu đầu tư thì nhiều, nguồn vốn đầu tư thì có hạn, việc huy động các nguồn vốn đầu tư chưa toàn diện, mới chỉ tập trung chủ yếu nguồn ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực xã hội còn thấp; tiến độ xây dựng công trình đầu tư chậm; công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình XDCB hoàn thành còn chậm ảnh hưởng đến công tác theo dõi quản lý tài sản sau đầu tư chưa chặt chẽ.

- Các lợi thế về phát triển kinh tế chưa được phát huy, chưa thu hút được nhiều dự án lớn để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn; công tác lập, quản lý quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu; kết quả nguồn vốn huy động hàng năm còn thấp so với nhu cầu, nhất là nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư từ NSNN; một số địa phương chưa năng động, chưa có các biện pháp tích cực, hiệu quả trong huy động nguồn lực đầu tư; còn 2 chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu Nghị quyết (tỷ lệ cứng hóa kênh mương; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch); nợ đọng trong XDCB nguồn vốn NSNN còn cao. Kết cấu hạ tầng và đô thị chưa đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu. Tiến độ đầu tư một số dự án còn chậm, một số công trình chất lượng chưa cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển chậm, thiếu đồng bộ; công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.

3.2.7.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế chính sách của nhà nước trong công tác quản lý đầu tư xây dựng tuy có nhiều thay đổi, bổ sung song một số văn bản còn nhiều bất cập, có điểm chưa thống nhất, chồng chéo giữa các ngành, các cấp.

90

- Các văn bản hướng dẫn công tác quản lý đầu tư XDCB thường xuyên thay đổi, việc cập nhật, nắm bắt của một số chủ đầu tư chưa thường xuyên.

- Năng lực quản lý công trình đầu tư XDCB của một số chủ đầu tư còn hạn chế. Một số chủ đầu tư còn tư tưởng trông chờ ỷ nại vào hỗ trợ ngân sách cấp trên. Việc xác định nguồn vốn đầu tư còn thiếu tính khả thi dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn đầu tư kéo dài ở một số đơn vị.

- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, khả năng tích lũy từ nội lực còn thấp trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư đầu tư hạ tầng lớn; sự hỗ trợ vốn đầu tư từ NSNN giảm dần; quỹ đất có lợi thế để tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng thu hẹp; cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ...

- Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của huyện ủy vào thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn cho đầu tư đầu tư hạ tầng lớn; cùng với đó là việc triển khai các quy định mới về đầu tư, đầu thầu, đất đai, đặc biệt là Chỉ thị số 1792/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến kế hoạch vốn hàng năm phải tập trung xử lý nợ đọng, hạn chế tối đa việc triển khai đầu tư mới, trong khi ngân sách địa phương hạn hẹp, không được hưởng các chính sách hỗ trợ như các huyện miền núi đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa- xã hội nên kinh phí bố trí cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH còn nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác tuyên truyền, vận động, xúc tiến đầu tư, xã hội hóa trong huy động nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước, chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của nhân dân.

- Trong quản lý đầu tư, năng lực của một số nhà thầu, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư còn yếu, tiến độ thi công một số dự án chậm, chất lượng quy hoạch, lập dự án còn hạn chế; việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa thực hiện nghiêm; công tác giải phóng mặt bằng ở một số nơi gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án; kế hoạch, định hướng huy động nguồn lực đầu tư chưa sát thực tế khiến đầu tư bị dàn trải, bị động, kéo dài thời gian thi công, phát sinh nợ xây dựng cơ bản, giảm hiệu quả đầu tư; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu.

91

- Một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản, thiếu kiến thức về quản lý đầu tư; Công tác tuyên truyền, vận động, xúc tiến đầu tư, xã hội hóa trong huy động nguồn lực đầu tư còn hạn chế; chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của nhân dân; công tác lập, quản lý quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng cơ bản từ huyện đến cơ sở còn thiếu, chưa tinh thông về nghiệp vụ.

92

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG

TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định hướng đầu tư công trong XDCB của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công trong xây dựng cơ bản tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)