Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của 3 kiểu thảm tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 33)

2.2.4. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy quá trình phục hồi rừng ở khu vực nghiên cứu

- Giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. - Giải pháp trồng rừng.

- Giải pháp quản lí và bảo vệ rừng.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp xác định các kiểu thảm thực vật

Sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) [49] để phân loại thảm thực vật trong KVNC, bởi vì tiêu chuẩn cơ bản của khung phân loại này là cấu trúc ngoại mạo

với sự bổ sung của các thông tin về sinh thái và địa lý nên dễ áp dụng. Ngoài ra, kết quả phân loại dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) còn có ưu điểm là có thể được thể hiện trên bản đồ đối với KVNC có diện tích không lớn.

2.3.2. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

Sử dụng phương pháp của Hoàng Chung (2008) [6], Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [35] như sau:

Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Cự ly giữa các tuyến phụ thuộc vào điều kiện địa hình cho phép, khoảng cách thường là 50m-100m, chiều rộng của TĐT là 4m. Trên TĐT bố trí ô tiêu chuẩn và ô dạng bản để xác định thành phần loài, dạng sống thực vật, xác định tên các loài cây.

2.3.3.Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Sử dụng phương pháp OTC của Hoàng Chung (2008) [6]:

Tại mỗi kiểu thảm thực vật, lập 6 OTC, số OTC được bố trí đều ở các vị trí (đỉnh đổi, sườn đồi, chân đồi).

Diện tích của ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào từng kiểu thảm thực vật: + Thảm cỏ thấp: OTC có diện tích 1m2 (1m x 1m)

+ Thảm cây bụi: OTC có diện tích 16m2 (4m x 4m)

+ Rừng thứ sinh (20 năm): OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m).

Đối với rừng thứ sinh: trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi ODB có diện tích 25m2 (5m x 5m) (Hình 2.1). Tổng diện tích trên các ODB phải đạt ít nhất 1/3 OTC.

20m

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh

Thu thập các số liệu về cây gỗ:

Trong ô tiêu chuẩn thu thập số liệu về số lượng, mật độ (cây/ha), thành phần loài cây gỗ tái sinh, đo chiều cao vút ngọn cây (Hvn-m).

- Đo chiều cao cây - chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo chiều cao Blumeleiss, đo theo nguyên tắc lượng giác (trị số trung bình của 3 lần đo). Những cây có Hvn từ 4 m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1 m.

- Cây gỗ tái sinh là những cây có chiều cao trên 20cm, đường kính từ 6cm trở xuống.

- Độ che phủ là phần trăm (%) diện tích đất bị thảm thực vật che phủ.

- Độ nhiều (độ dày rậm) của cây thân thảo là mức độ tham gia của một loài thực vật nào đó trong quần xã về số lượng các thể. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thang Drude (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 [36]) được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kí hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tươi theo Drude

Kí hiệu Tình hình thực bì

Soc Thực vật gần như khép tán có độ phủ trên 90% diện tích. Cop 3 Thực vật gặp rất nhiều có độ phủ là 90 - 70 % diện tích Cop 2 Thực vật gặp nhiều có độ phủ là 70 - 50 % diện tích Cop 1 Thực vật có khá nhiều có độ phủ 50 - 30 % diện tích

Sp Thực vật mọc rải rác phân tán có độ phủ 30 - 10 % diện tích Sol Thực vật gặp rất ít có độ phủ < 10%

Un Một vài cây cá biệt

2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu thực vật và đặc điểm cây tái sinh

- Xác định tên khoa học, tên Việt Nam của các loài cây theo các tài liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNN (2000) [3], Phạm Hoàng Hộ (2003) [16], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005) [2].

- Xác định dạng sống theo Raunkiaer (1934) (dẫn theo Hoàng Chung, 2008 [7]). Theo cách phân loại này, dạng sống gồm các kiểu chính sau:

1. Chồi trên mặt đất (Phanerophytes), chồi tạo thành ở những cây này phải nằm trên độ cao nào đó (từ 25cm trở lên), thuộc vào nhóm này gồm các cây gỗ, cây bụi.

2. Chồi mặt đất (Chamaetophytes), chồi hình thành ở độ cao không lớn so với mặt đất (dưới 25cm). Thuộc nhóm này có cây bụi nhỏ, cây nửa bụi,những cây dạng gối, rêu sống trên mặt đất.

3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), chồi được tạo thành nằm sát mặt đất, thuộc nhóm này gồm nhiều cây thảo sống lâu năm.

4. Cây chồi ẩn (Crytophytes), chồi được hình thành nằm dưới đất, thuộc nhóm thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy ao hồ.

5. Cây một năm (Therophytes), trong mùa bất lợi nó tồn tại ở dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm.

Đối với cây gỗ tái sinh:

- Mật độ cây gỗ tái sinh:N =

s n

x 10.000

Trong đó: N: là mật độ cây tái sinh (cây/ha) n: là số lượng cây tái sinh s: là diện tích ô điều tra (m2) 10.000 tức 10.000m2 (1ha) - Xác định tổ thành loài cây tái sinh: Công thức:Ni % =   m 1 i ni ni x 100 Trong đó: Ni %: là hệ số tổ thành

ni: là số cây của loài thứ i trong quần xã m: là tổng số loài trong quần xã

+ Nếu Ni  5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sinh thái rừng.

+ Nếu Ni < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Cây có nguồn gốc từ hạt là cây mới hình thành từ cây mầm được nẩy ra từ hạt giống; khác với cây chồi được nẩy ra từ gốc (hoặc rễ) cây mẹ còn sống hoặc đã bị chặt.

- Đánh giá chất lượng cây tái sinh theo 3 cấp:

+ Cây tái sinh có chất lượng tốt: thân thẳng, không cong queo, không cụt ngọn, không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Cây tái sinh có chất lượng xấu: thân cong queo, cụt ngọn, sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển kém.

+ Còn lại là những cây tái sinh có chất lượng trung bình.

- Xác định phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng: sử dụng phương pháp đo khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến 6 cây tái sinh gần nhất. Khi đó phân bố Poisson được sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá, khi dung lượng mẫu đủ lớn (n=36). U tính theo công thức: ( . 0, 5). 0, 26136 r n U   Trong đó:

+ r: là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất n lần quan sát

+: là mật độ cây tái sinh trên đơn vị diện tích (cây /m2) + n : là số lần quan sát.

Nếu U ≤ - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm. Nếu U ≥ 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều.

Nếu -1,96 < U < 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. - Nghiên cứu cây tái sinh theo cấp chiều cao (n/Hvn) theo các cấp sau:

Cấp Cự ly cấp chiều cao (m) I < 0,50 II 0,50 – 1,00 III 1,00 – 1,50 IV 1,50 – 2,00 V 2,00 – 2,50 VI > 2,50 2.3.5.Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lí và mô hình hóa số liệu.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, có tọa độ địa lý từ 220 40' 48" vĩ độ Bắc đến 1060 09' 16" kinh độ Đông.

Xã Hoàng Tung là một trong 20 xã, thị trấn của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cách Thị trấn Nước Hai (Hòa An) 8 km, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 23km. Phía Bắc giáp với xã Hồng Việt, xã Bế Triều (Hòa An). Phía Đông giáp với xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng). Phía Nam giáp với xã Bình Dương (Hòa An). Phía Tây giáp với xã Lang Môn và Minh Tâm (Nguyên Bình).

Hình 3.1: Bản đồ vị trí KVNC

Ghi chú: Khu vực nghiên cứu: Xã Hoàng Tung

3.1.2. Địa hình

Xã Hoàng Tung có địa hình đồi, núi phức tạp, độ dốc lớn. Đất đồi, núi chiếm chiếm 2/3 diện tích xã, bao gồm núi đá và núi đất. Độ cao trung bình là 300m so với

1 1

mặt biển, thấp dần từ tây sang đông. Ngoài ra, xã còn có những cánh đồng tương đối lớn như Nà Lữ... , có đất đai phì nhiêu do được phù sa sông Bằng và các nhánh sông, suối từ các thượng nguồn đổ về bồi đắp, quanh năm gieo trồng 2 vụ lúa.

3.1.3. Thổ nhưỡng

Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An có những loại đất chính sau:

- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ mácma axít, đá sạn kết, đá vôi. Đất chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua.

- Đất Feralít mầu đỏ vàng điển hình vùng đồi: phát triển trên đá phiến biến chất và phù sa cổ. Đất có thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa do sông suối bù đắp: hình thành do quá trình bồi tích và dốc tụ của phù sa sông suối, phân bố dọc theo thung lũng nhỏ nằn xen kẽ giữa các vùng núi.hẹp xưn giữa các núi đá hoặc chân núi.

- Núi đá: chỉ có một diện tích nhỏ các loại đất được tạo thành trong các thung lũng hẹp xen giữa các khối đá hoặc chân núi.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Xã Hoàng Tung có khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng:

- Nhiệt độ trung bình quanh năm 21,4ºC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ bình quân là 15-16o C, lượng mưa ít, có nhiều sương mù. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ bình quân là 30-34o C.

- Lượng mưa trung bình năm của xã là 1450-1500mm nhưng phân bố không đồng đều vào các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.

3.1.4.2. Thủy văn

Xã Hoàng Tung có nhiều sông suối chảy qua, đáng kể nhất là sông Bằng bắt nguồn từ Trung Quốc. Sông Bằng có lòng rộng và sâu, thuận tiện cho giao thông vận tải. Hệ thống sông Bằng và các nhánh đã bồi đắp nên những cánh đồng tương đối bằng phẳng và phì nhiêu vào loại nhất tỉnh. Các sông, suối còn là nguồn cung cấp tôm cá cho con người, nguồn dự trữ thủy điện khá dồi dào.

Xã Hoàng Tung có hồ Khuổi Áng chứa lượng nước khá lớn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.5. Tài nguyên rừng

Xã Hoàng Tung có diện tích tự nhiên là 2.461 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 1.981 ha (chiếm 80,5% diện tích tự nhiên).

Rừng trên địa bàn xã có nhiều loại lâm sản gỗ có giá trị kinh tế cao như nghiến, lim, lát, sao, dẻ ... mọc tự nhiên trên núi đá. Bên cạnh đó lâm sản ngoài gỗ có cây mây, tre, nứa, chít…, cây dược liệu (địa liền, kê huyết đằng, Hà thủ ô...), động vât hoang dã (Cầy hương, rắn, chim...).

Do diện tích, chất lượng rừng suy giảm (không còn rừng nguyên sinh mà chủ yếu là rừng phục hồi) nên hệ động, thực vật và lâm sản ngoài gỗ có số lượng, sản lượng đang ngày càng giảm sút.

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu

3.2.1. Dân tộc, dân số

- Dân số: Xã Hoàng Tung có 14 xóm hành chính. Hiện nay trên địa bàn xã có 852 hộ gia đình và 3450 nhân khẩu.

- Dân tộc: có 4 dân tộc Tày, Nùng, Kinh, H’Mông cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số.

- Phân bố dân cư: Xã Hoàng Tung có mật độ dân số bình quân 138 người/km2

nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các xóm trong xã.

3.2.2. Hoạt động nông, lâm nghiệp

3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp được chú trọng theo hướng đẩy mạnh giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Xã Hoàng Tung có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, ở những xóm khó khăn về nước tưới, bà con chuyển đổi đất trồng lúa một vụ sang trồng ngô nếp giống mới, bán lẻ hoặc bán giao ngay tại chân ruộng cũng thu được 5 triệu đồng/vụ trên diện tích 500m2. Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) được triển khai tại xã với 79 hộ tham gia, đồng thời mở 8 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 240 lượt người; phong trào chăn

nuôi theo hướng hàng hóa được nhân rộng, nhờ vậy mà tổng đàn lợn đạt 2.691 con, vượt 10 % kế hoạch, tăng 241 con so với năm 2013.

Hơn 90% diện tích đất nông nghiệp được cày, bừa bằng máy. Khá nhiều diện tích được chuyển đổi sang trồng rau màu và cây lâu năm; lương thực bình quân đầu người đạt trên 600 kg/năm.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Việc quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện đến cấp cơ sở và cộng đồng người dân nên bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Xã có diện tích rừng tự nhiên đạt trên 1.600 ha (năm 2015), tăng 80 ha so với năm 2010; diện tích rừng trồng đạt gần 300 ha (năm 2015), tăng 16 ha so với năm 2010. Tuy nhiên, công tác phát triển rừng còn chậm, diện tích đất chưa có rừng trong xã còn lớn.

3.2.3. Ngành công nghiệp, dịch vụ

3.2.3.1. Công nghiệp

Nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi thép hợp kim cao của Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Việt Nam (Mirex), tại Bản Tấn, xã Hoàng Tung (Hòa An) đã đi vào sản xuất từ 9/2009.

Nhà máy khai thác nguồn nguyên liệu quặng sắt ở Cao Bằng để sản xuất 200.000 tấn sắt xốp các loại, 10 tấn phôi thép hàng/ năm (theo công suất tối đa), với lợi thế sản phẩm có hàm lượng các bon thấp dưới 0,2%.

Hiện nay do khó khăn về thị trường tiêu thụ, Nhà máy chỉ hoạt động từ 30- 40% công suất tối đa.

3.2.3.2. Ngành dịch vụ

Trên địa bàn xã Hoàng Tung có các di tích lịch sử: Hang Ngườm Slưa - là nơi hoạt động của đồng chí Lê Hồng Phong, Hoàng Đình Giong, Lê Mới trong kháng chiến chống thực dân Pháp; Nặm Lìn - là nơi làm lễ Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và huyện Hòa An ngày 1/4/1930; Đền Vua Lê - từng là cung điện của vua Mạc ở Cao Bằng thế kỷ XVII, là trung tâm hoạt động bí mật của Đảng ta, điểm hội tụ của những người dân yêu nước trong thời kỳ chống Pháp…

Tuy nhiên, xã còn hạn chế trong phát triển dịch vụ, tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá vẫn chưa được khai thác.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng

3.2.4.1. Giao thông

Hiện nay tại xã Hoàng Tung, 14/14 xóm đều có đường ô tô. Năm 2014, được Nhà nước hỗ trợ 29,6 triệu đồng mua xi măng, nhân dân đóng góp 30,8 triệu đồng làm đường bê tông giao thông nông thôn tuyến Bản Gải – Nà Riềm dài 153 m, rộng 2,5 m, bê tông dày 0,15 m, nâng số xóm có đường bê tông lên 7/14 xóm.

Năm 2015, Nhà nước đầu tư gần 3 tỷ đồng bê tông hóa và mở rộng tuyến đường 1,6 km từ xóm Bến Đò vào đền Vua Lê, nhân dân đã tự nguyện hiến đất, dỡ bỏ hàng rào, cây ven đường để giải phóng mặt bằng, không tính đền bù. Thi công 6 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 1,8 km, rộng từ 1,5 - 2,5 m, đổ bê tông dày từ 0,1 – 0,15 m, với phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.2.4.2. Điện, nước sạch

Có 100% số hộ trong xã được hưởng nguồn điện lưới quốc gia. Có 819 hộ gia đình có nước sạch để sử dụng, đạt 96,13%.

3.2.5. Văn hóa, giáo dục, y tế

3.2.5.1. Văn hóa

Tính đến năm 2015, toàn xã không còn nhà tạm, nhà dân hầu hết đều được xây cấp 4 trở lên. Nhà nào cũng có xe máy, ti vi và các phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Tất cả các xóm đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, điện thoại. 89% số hộ đạt Gia đình văn hóa; 14/14 xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng; cả xã chỉ còn 16/852 hộ thuộc diện nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)