Đặc điểm về thành phần dạng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 57)

Trong quá trình thu thập mẫu và phân tích thành phần loài tại các kiểu TTV nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra sự đa dạng về thành phần dạng sống, theo thang của Raunkiaer (1934) – dẫn theo Hoàng Chung (2008) [6].

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.3.

Bảng 4.5. Thành phần dạng sống thực vật trong các kiểu TTV nghiên cứu

Ph Ch He Cr Th

Số loài 228 22 54 21 13

Tỷ lệ (%)

Hình 4.3. Tỷ lệ (%) thành phần dạng sống trong các kiểu TTV nghiên cứu

Qua số liệu bảng 4.5 và hình 4.3. cho thấy, trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (67,46%), tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 15,98%, cây chồi sát đất (Ch) chiếm 6,51%, cây chồi ẩn (Cr) chiếm 6,21%, còn lại là cây một năm (Th) chiếm 3,84%. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất phản ánh đặc trưng khí hậu nhiệt đới của vùng nghiên cứu.

Từ tỷ lệ các nhóm dạng sống, có thể lập phổ dạng sống TTV của xã Hoàng Tung là: SB = 67,46 Ph + 6,51 Ch + 15,98 He + 6,21 Cr + 3,84 Th

Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng kiểu TTV ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.6 và hình 4.4. Bảng 4.6. Thành phần dạng sống trong từng kiểu TTV Các kiểu TTV Ph Ch He Cr Th Tổng số loài Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) TC 9 19,57 5 10,87 24 52,17 1 2,17 7 15,22 46 TCB 124 61,69 15 7,46 41 20,39 10 4,98 11 5,48 201 RTS 223 67,58 21 6,36 53 16,06 20 6,06 13 3,94 330 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ph Ch He Cr Th

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ph Ch He Cr Th TC TCB RTS Hình 4.4. Tỷ lệ (%) thành phần dạng sống trong từng kiểu TTV 4.3.1. Thảm cỏ Ở Thảm cỏ có cả 5 nhóm dạng sống, gồm:

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 52,17% và có số lượng loài cao nhất là 24 loài: Thông đất (Lycopodiella cernua), Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong dịu (Lygodium flexuosum), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Cỏ xước (Achysanthes aspera), Rau má (Centella asoatica), Ngải cứu rừng (Artemisia japonica), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Mua tép (Osbeckia chinensis), Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata), Mã đề (Plantago major), Cà gai dại (Solanum virginianum), Hoa tím bắc (Viola tonkinensis), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona), Cỏ bông (Eragrostis interrupta), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ sâu róm (Setaria viridis), Cỏ gừng (Panicum repens)…

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 19,57% gồm 9 loài: Đậu kiếm (Canavalia ensiformis), Lục lạc có cánh (Crotalaria alata), Mua thường (Melastoma normale), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 15,22% gồm 7 loài: Dền cơm (Amaranthus lividus), Mào gà trắng (Celosia argentea ), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt lông chim (Bidens bipinnata), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đài bi (Blumea balsamifera), Cỏ rác (Microstegium vagans).

Tỷ lệ (%)

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm tỉ lệ thấp 10,87% gồm 5 loài: Cỏ lào (Chromolaena odorata), Đại hái (Hodginsonia macrocarpa), Thóc lép (Tadehagi triquetrum), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Thài lài (Commelina communis).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỉ lệ nhỏ nhất là 2,17%, gồm 1 loài là: Guột thường (Dicranopteris linearis).

Như vậy, phổ dạng sống của TC là:

SB = 19,57 Ph + 52,17 He + 10,87 Ch + 2,17 Cr + 15,22 Th

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất là do Thảm cỏ là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của người dân, nên Thảm cỏ bị dẫm đạp quá mức, từ đó xuất hiện các loài có dạng sống He để thích nghi với điều kiện sống.

4.3.2. Thảm cây bụi

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Thảm cây bụi cũng có đủ 5 dạng sống.

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ cao nhất là 61,69% với 124 loài: Thích hoa đỏ (Acer erythranthum), Thích lá thuôn (Acer oblongum), Dương đào (Actinidia chinensis), Nóng sổ (Saurauja tristyla), Nóng lá bầu (Saurauja petelotii), Thôi ba lá kích (Alangium barbatum), Thôi ba (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Dất mèo (Desmos chinensis), Dất mèo lá rộng (Fissistigma latiflorum), Dất lông (Fissistigma maclurei), Giác đế vân nam (Goniothalamus yunnanensis), Nhọc anh đào (Polyalthia ceraoides), Nhọc đen lá to (Polyalthia lauii), Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens), Dây giom (Melodinus jumellei), Chân chim leo trắng (Schefflera leucantha), Đu đủ rừng thùy thắt (trevesia burkii), Đu đủ rừng (trevesia Palmata), Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Núc nác (Oroxylon indicum)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 20,39% với 41 loài như: Khuyết lá thông (Psilotum nudum), Thông đất (Lycopodiella cernua), Tháp bút (Equisetum ramocissimum), Tóc thần vệ nữ (Adiantum cappinus-veneris), Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong dịu, dẻo (Lygodium flexuosum), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Cỏ xước (Achysanthes aspera), Cây dần sàng (Cnidium monieri), Rau má lá to (Hydrocotyle nepalensis), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Bồ công anh tía (Lactuca denticulata), Bồ công anh (Lactuca indica), Mua tép (Osbeckia chinensis), Tiết dê (Cissampelos pareira), Trinh nữ (Mimosa indica), Chua me đất vàng (Oxalis corniculata)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 7,46% gồm 15 loài: Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cỏ lào tím (Eupatorium heterophyllum), Bìm bìm lá xẻ (Ipomoea

sagittoides), Đại hái (Hodginsonia macrocarpa), Dưa dại (Melothria heterophylla), Đuôi chồn (Flemingia strobilifera), Thóc lép (Tadehagi triquetrum), Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng lá thuôn (Sida acuta), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Thài lài (Commelina communis)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,48% gồm 11 loài: Dền cơm (Amaranthus lividus), Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), Nghể lông (Polygonum tomentosa), Cỏ rác (Microstegium vagans)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,98% gồm có 10 loài: Guột thường (Dicranopteris linearis), Guột to (Dicranopteris splendida), Guột leo (Diplopterygium blotianum), Guột cụt (Gleichenia truncata), Dây khúc khắc (Heterosmilax polyandra), Riềng gió (Alpinia conchigera), Riềng (Alpinia officinarum) …

Như vậy, phổ dạng sống của TCB là:

SB = 61,69 Ph + 20,39 He + 7,46 Ch + 4,98 Cr + 5,48 Th

4.3.3. Rừng thứ sinh

Ở Rừng thứ sinh cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống, cụ thể là:

Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỉ lệ lớn nhất 67,58% với 223 loài: Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Re hương (Cinnamomum paxthenoxylon), Thích hoa đỏ (Acer erythranthum),Thích quạt (Acer flabellatum), Thích lá thuôn (Acer oblongum), Thích bắc sau sau (Acer tonkinensis), Quyếch tía (Chisocheton paniculatus), Nóng nâu (Saurauja nepalensis), Thôi ba (Alangium chinense), Trường vải (Paranephelium chinense), Thung (Commersonia platyphylla), Giác đế vân nam (Goniothalamus yunnanensis), Nhọc anh đào (Polyalthia ceraoides), Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens), Thừng mực trâu (Paravallaris macrophylla), Thừng mực lông (Wrightia annamensis), Chân chim lá to (Schefflera macrophylla)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỉ lệ 16,06%, gồm 53 loài: Khuyết lá thông (Psilotum nudum), Quyển bá gốc bò (Selaginella biformis), Quyển bá lá (Selaginella petelotii), Tháp bút (Equisetum ramocissimum), Tóc thần vệ nữ (Adiantum cappinus- veneris), Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Ngải cứu rừng (Artemisia japonica), Rau tầu bay (Crassocephalum crepidioides), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Rau tầu bay xẻ (Erechtites hieracifolia), Bồ công anh (Lactuca indica)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm tỉ lệ 6,36%, gồm 21 loài: Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cỏ lào tím (Eupatorium heterophyllum), Bìm bìm lá xẻ (Ipomeea sagittoides), Đại hái (Hodginsonia macrocarpa), Dưa dại (Melothria heterophylla), Gấc rừng (Thladiantha siamensis), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Thường sơn (Dichroa febrifuga), Lá lốt (Piper lolot)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỉ lệ 6,06% với 20 loài: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa), Củ mài (Dioscorea persimilis), Lá dong sậy (Donax cannaeformis), Lá dong bánh (Phrynium parviflorum), Lá dong (Phrynium plancentarium), Dây khúc khắc (Heterosmilax polyandra), Thổ phục linh (Smilax glabra), Kim cang lá thuôn (Smilax lanceifolia), Riềng (Alpinia officinarum), Địa liền lá hẹp (Kaempferia angustifolia)…

Nhóm cây một năm (Th) có tỉ lệ nhỏ nhất là 3,94% với 13 loài, đó là: Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt lông chim (Bidens bipinnata), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đài bi (Blumea balsamifera), Cỏ rác (Microstegium vagans), Nghể lông (Polygonum tomentosa), Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta) …

Như vậy, phổ dạng sống của RTS là:

SB = 67,58 Ph + 16,06 He + 6,06 Cr + 6,36 Ch + 3,94 Th

Nhận xét:

Trong 3 kiểu TTV ở KVNC đều có 5 dạng sống, nhưng tỉ lệ các dạng sống phân bố không đồng đều ở các kiểu TTV. Ở Thảm cỏ có nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất (52,17%). Điều này cho thấy dạng sống này thích nghi với thời tiết khắc nghiệt (mùa đông có nhiệt độ thấp) và với sự chăn thả Trâu, Bò thường xuyên của nhân dân trong khu vực. Ở các kiểu Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh: đều có nhóm Cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 61,69 – 67,58%), nó phản ánh đặc trưng của TTV vùng nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.

4.4. Đặc điểm cấu trúc hình thái của các kiểu TTV

Cấu trúc phân tầng của các kiểu TTV là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Cấu trúc phân tầng chính là sự phân bố theo không gian của các tầng cây theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Trong mỗi kiểu TTV đều có cấu trúc tầng riêng với tổ hợp các loài thực vật, còn dây leo và thực vật bì sinh thuộc thực vật ngoại tầng. Trong phạm vi đề tài này, sẽ tập trung đi sâu phân tích sự phân bố của các loài, trong cấu trúc thẳng đứng của từng kiểu TTV. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Cấu trúc thẳng đứng của các kiểu TTV trong KVNC Tên kiểu TTV Độ che phủ % Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ % Thành phần thực vật Thảm cỏ 95 2

1 0,5-1,0 5 Sim, Mua thường, Mua tép, Bọ mẩy, Đơn buốt, Đài bi,...

2

< 0,5 90

Cỏ may (Cop 1), Cỏ gà (Cop 1), Cỏ lồng vực (Cop 1), Cỏ bông (Cop 1), Cỏ rác (Cop 3), Cỏ lá tre (Cop 3), Cỏ gừng, Cỏ sâu róm…

Thảm

cây bụi 90 3

1 4-5 40

Núc Nác, Dẻ gai lá nhỏ, Mỡ, Xoan ta, Xoan núi, Vối, Ổi, Hồng bì, Nhãn, Bồ hòn, Ké…

2 1-2 30

Bưởi bung, Mua thường, Mua lông, Mua tép, Chó đẻ răng cưa, Ổi, Sim, Chè vằng…

3 < 0,5 40

Lá lốt, Mâm xôi, Thông đất, Guột thường (Cop1), Guột cụt, Cứt lợn (Cop1), Nhọ nồi, Cúc chỉ thiên (Cop 1), Ké đầu ngựa, Trinh nữ, Bưởi bung, Cỏ lồng vực, Cỏ bông (Cop1), Cỏ tranh, Cỏ lá tre (Cop2), Lau, Cỏ gừng, Cỏ chít …

Rừng

thứ sinh 95 4

1 13-15 40

Mỡ hải nam, Re hương, Long não, Trám trắng, Trám chim, Trám đen, Lát xoan, Sấu, Xoan núi…

2 7-8 50

Trám chim, Dẻ đen, Dẻ gai lá bạc, Sòi tía, Dâu da xoan, Trám đen, Mỡ, Xoan ta, Xoan núi, Giang, Vầu…

3 3-4 20

Ổi, Hồng bì, Bưởi bung, Màng tang, Mò lông, Bọt ếch, Ké hoa vàng, mua lông, mua thường …

4 < 1 10

Vạng trứng, Đom đóm, Cỏ sữa lá lớn, Cỏ sữa lá nhỏ, Trinh nữ, Cỏ bông, Cỏ lá tre, Cỏ chít, Cỏ gừng, Nghệ vàng, Nghệ đen, Riềng, Riềng gió, Cỏ may, Cỏ gà…

4.4.1. Thảm cỏ

Ở kiểu thảm này là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của nhân dân địa phương nên có cấu trúc đơn giản, gồm 2 tầng:

Tầng 1: gồm các loài cây bụi có độ che phủ 5%, chiều cao 0,5-1m. Các loài cụ thể là: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Mua tép (Osbeckia chinensis), Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đài bi (Blumea balsamifera)…

Tầng 2: gồm các loài thân thảo, cao dưới 0,5m là các loài: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) có độ nhiều ở mức Cop 1, Cỏ gà (Cynodon dactylon) (Cop 1), Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona), Cỏ bông (Eragrostis interrupta) (Cop 1), Cỏ rác (Microstegium vagans) (Cop 3), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop 3), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ sâu róm (Setaria viridis)… Tầng này có độ che phủ 90%.

Thực vật ngoại tầng có vài loài dây leo như Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Bòng bong leo (Lygodium scandens) ...

4.4.2. Thảm cây bụi

Ở thảm cây bụi cấu trúc có 3 tầng bao gồm:

Tầng thứ 1: Tầng này gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 4-5m, độ che phủ 40% có các loài là: Dẻ gai lá nhỏ (Castanopsis echinocarpa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Ổi (Psidium guajava), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura robusta), Nhãn (Dinocarpus longana), Bồ hòn (Sapindus saponaria), Ké (Xerospermum noronhianum)…

Tầng thứ 2: bao gồm các cây có chiều cao từ 1-2m chủ yếu gồm một số cây gỗ, cây bụi như: Ổi (Psidium guajava), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Mua thường (Melastoma normale), Mua lông (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa) … Độ che phủ của tầng là 30%.

Tầng thứ 3: bao gồm các loài có chiều cao dưới 0,5m như: Lá lốt (Piper lolot), Mâm xôi (Rubus alceafolius), Thông đất (Lycopodiella cernua), Guột thường (Dicranopteris linearis) (Cop1), Guột to (Dicranopteris spelendida), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) (Cop1), Cỏ bông (Eragrostis interrupta) (Cop1), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop2), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber) (Cop1), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)… Độ che phủ của tầng là 40%.

Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài dây leo: Bạc thau (Argyreia capitata), Dưa dại (Melothria heterophylla), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Đại hái (Hodginsonia macrocarpa), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum) …

4.4.3. Rừng thứ sinh

Ở Rừng thứ sinh cấu trúc gồm 4 tầng:

Tầng thứ 1: gồm các cây gỗ có chiều cao từ 14-15m gồm các loài cây gỗ như: Mỡ hải nam (Manglietia hainanensis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Re hương (Cinnamomum iners), Long não (Cinnamomum camphora), Xoan núi (Walsura robusta), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinensis), Trám đen (Canarium tramdenum)… tầng này có độ che phủ 40%.

Tầng thứ 2: Gồm các cây gỗ có chiều cao trung bình 7-8m như: Dẻ the (Lithocarpus magneinii), Dẻ gai lá bạc (Castanopsis argyrophylla), Mỡ (Manglietia conifera), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura robusta), Xoan mộc (Toona microcarpa)… Độ che phủ của tầng khoảng 30%.

Tầng thứ 3: chủ yếu là các cây bụi và các cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình 3- 4m bao gồm: Ổi (Psidium guajava), Hồng bì (Clausena lansium), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Màng tang (Litsea cubeba), Mò lông (Litsea umbellata), Mua lông (Melastoma candidum), Mua thường (Melastoma normale) … Độ che phủ của tầng này thấp 20%.

Tầng thứ 4: có chiều cao trung bình dưới 1m, gồm các loài thân cỏ là chủ yếu: Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Nghệ đen (Curcuma longa), Nghệ vàng (Curcuma onga), Riềng (Alpinia officinarum), Riềng gió (Alpinia conchigera)… Độ che phủ của tầng là 20%. Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài: Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Dưa dại (Melothria heterophylla), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas)…

Nhận xét:

- Ở Thảm cỏ gồm 2 tầng rõ rệt, chủ yếu gồm các loài thuộc họ Cỏ có độ nhiều từ Cop 1 đến Cop 3 và một số loài cây bụi như Sim, Mua…

- Ở Thảm cây bụi đã phân thành 3 tầng: tầng cây gỗ nhỏ (cao 4-5m); tầng cây bụi (cao 1-2m), tầng thảm tươi (cao < 0,5m).

- Ở Rừng thứ sinh có cấu trúc 4 tầng: tầng cây gỗ trưởng thành (cao 13-15m), tầng cây gỗ nhỏ (cao 7-8m), thảm cây bụi, cây gỗ (cao 3-4m) và tầng thảm tươi (< 1m). Như vậy, RTS có cấu trúc phức tạp hơn so với TCB và TC, điều này giúp các loài thực vật tận dụng tốt nguồn ánh sáng và giảm cạnh tranh giữa các loài ở các tầng.

4.5. Khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các kiểu TTV ở KVNC

Để thấy hết tầm quan trọng của TTV tái sinh tự nhiên trong quá trình phục hồi rừng, chúng tôi đã nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong từng kiểu TTV, từ đó thấy được phục hồi rừng đang diễn ra theo chiều hướng nào. Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp nhằm sử dụng từng kiểu TTV một cách hợp lý nhất.

Trong 3 kiểu TTV, Thảm cỏ là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của người dân địa phương nên thảm cỏ đã bị thoái hóa nặng nề. Thành phần thực vật chủ yếu là cây thân thảo thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae)..., một số loài cây bụi họ Sim (Myrtaceae), họ Mua (Melastomataceae)..., không có cây gỗ tái sinh.

4.5.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh

Từ số liệu thu thập được trong các ODB phân bố đều ở các vị trí trong những OTC điển hình của 2 kiểu TTV nghiên cứu (Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh), chúng tôi đã mô tả được cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây gỗ tái sinh của các kiểu TTV ở KVNC

STT

Thảm cây bụi Rừng thứ sinh

Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%)

1 Vối thuốc 616 16,84 Kháo vàng 676 15,04 2 Ba soi 519 14,19 Vối thuốc 624 13,88 3 Màng tang 426 11,65 Giổi lông 451 10,03 4 Kháo vàng 361 9,87 Trám trắng 403 8,96 5 Xoan ta 306 8,37 Màng tang 314 6,98 6 Giổi lông 237 6,48 Xoan núi 311 6,92 7 Trám trắng 204 5,58 Dẻ gai 306 6,81 8 Sau sau 184 5,03 Lát hoa 229 5,09

9 Sau sau 226 5,03

9 loài khác 805 21,99 15 loài khác 956 21,26

4.5.1.1. Thảm cây bụi

Ở kiểu thảm này có 17 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện, mật độ 3658 cây/ha.Trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành của cây gỗ trong lớp tái sinh là: 16,84 Vối thuốc + 14,19 Ba soi + 11,65 Màng tang + 9,87 Kháo vàng + 8,37 Xoan ta + 6,48 Giổi lông + 5,58 Trám trắng + 5,03 Sau sau.

Trong đó, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ cao nhất 616 cây/ha, Ba soi (Mallotus denticulata) mật độ 519 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 426 cây/ha, Kháo vàng (Machilus bonii) mật độ 361 cây/ha, Xoan ta (Melia azedarach) mật độ 306 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 237 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 204 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 184 cây/ha.

4.5.1.2. Rừng thứ sinh

RTS có 24 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện với mật độ 4496 cây/ha, là TTV có mật độ cây gỗ tái sinh cao nhất trong 3 kiểu TTV. Có 9 loài cây gỗ tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành loài cây gỗ trong lớp tái sinh của RTS là:

15,04 Kháo vàng + 13,88 Vối thuốc + 10,03 Giổi lông + 8,96 Trám trắng + 6,98 Màng tang + 6,92 Xoan núi + 6,81 Dẻ gai + 5,09 Lát hoa + 5,03 Sau sau.

Trong đó Kháo vàng (Machilus bonii) có mật độ cao nhất là 676 cây/ha, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ 624 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 451 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 403 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 314 cây/ha, Xoan núi (Walsura robusta) mật độ 311 cây/ha, Dẻ gai (Castanopsis argyrophylla) mật độ 306 cây/ha, Lát hoa (Chukrasia tabularis) mật độ 229 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 226 cây/ha.

Tóm lại: Mật độ cây gỗ tái sinh ở Thảm cây bụi 3658 cây/ha, mật độ cao nhất là Rừng thứ sinh 4496 cây/ha. 2 kiểu TTV trên tại xã Hoàng Tung phần lớn tầng cây cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài được mang đến từ nhiều nguồn khác nhau bằng các con đường như: phát tán nhờ gió, chim hoặc thú.

4.5.2. Phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao

Sự biến động về cây gỗ tái sinh qua 6 cấp chiều cao trong các thảm cây bụi và rừng thứ sinh tại xã Hoàng Tung được trình bày trong bảng 4.9 và hình 4.5.

Bảng 4.9. Phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao của các kiểu TTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)