Sử dụng phương pháp OTC của Hoàng Chung (2008) [6]:
Tại mỗi kiểu thảm thực vật, lập 6 OTC, số OTC được bố trí đều ở các vị trí (đỉnh đổi, sườn đồi, chân đồi).
Diện tích của ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào từng kiểu thảm thực vật: + Thảm cỏ thấp: OTC có diện tích 1m2 (1m x 1m)
+ Thảm cây bụi: OTC có diện tích 16m2 (4m x 4m)
+ Rừng thứ sinh (20 năm): OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m).
Đối với rừng thứ sinh: trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi ODB có diện tích 25m2 (5m x 5m) (Hình 2.1). Tổng diện tích trên các ODB phải đạt ít nhất 1/3 OTC.
20m
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh
Thu thập các số liệu về cây gỗ:
Trong ô tiêu chuẩn thu thập số liệu về số lượng, mật độ (cây/ha), thành phần loài cây gỗ tái sinh, đo chiều cao vút ngọn cây (Hvn-m).
- Đo chiều cao cây - chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo chiều cao Blumeleiss, đo theo nguyên tắc lượng giác (trị số trung bình của 3 lần đo). Những cây có Hvn từ 4 m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1 m.
- Cây gỗ tái sinh là những cây có chiều cao trên 20cm, đường kính từ 6cm trở xuống.
- Độ che phủ là phần trăm (%) diện tích đất bị thảm thực vật che phủ.
- Độ nhiều (độ dày rậm) của cây thân thảo là mức độ tham gia của một loài thực vật nào đó trong quần xã về số lượng các thể. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thang Drude (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 [36]) được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kí hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tươi theo Drude
Kí hiệu Tình hình thực bì
Soc Thực vật gần như khép tán có độ phủ trên 90% diện tích. Cop 3 Thực vật gặp rất nhiều có độ phủ là 90 - 70 % diện tích Cop 2 Thực vật gặp nhiều có độ phủ là 70 - 50 % diện tích Cop 1 Thực vật có khá nhiều có độ phủ 50 - 30 % diện tích
Sp Thực vật mọc rải rác phân tán có độ phủ 30 - 10 % diện tích Sol Thực vật gặp rất ít có độ phủ < 10%
Un Một vài cây cá biệt