Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 66 - 67)

Từ số liệu thu thập được trong các ODB phân bố đều ở các vị trí trong những OTC điển hình của 2 kiểu TTV nghiên cứu (Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh), chúng tôi đã mô tả được cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây gỗ tái sinh của các kiểu TTV ở KVNC

STT

Thảm cây bụi Rừng thứ sinh

Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%)

1 Vối thuốc 616 16,84 Kháo vàng 676 15,04 2 Ba soi 519 14,19 Vối thuốc 624 13,88 3 Màng tang 426 11,65 Giổi lông 451 10,03 4 Kháo vàng 361 9,87 Trám trắng 403 8,96 5 Xoan ta 306 8,37 Màng tang 314 6,98 6 Giổi lông 237 6,48 Xoan núi 311 6,92 7 Trám trắng 204 5,58 Dẻ gai 306 6,81 8 Sau sau 184 5,03 Lát hoa 229 5,09

9 Sau sau 226 5,03

9 loài khác 805 21,99 15 loài khác 956 21,26

4.5.1.1. Thảm cây bụi

Ở kiểu thảm này có 17 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện, mật độ 3658 cây/ha.Trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành của cây gỗ trong lớp tái sinh là: 16,84 Vối thuốc + 14,19 Ba soi + 11,65 Màng tang + 9,87 Kháo vàng + 8,37 Xoan ta + 6,48 Giổi lông + 5,58 Trám trắng + 5,03 Sau sau.

Trong đó, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ cao nhất 616 cây/ha, Ba soi (Mallotus denticulata) mật độ 519 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 426 cây/ha, Kháo vàng (Machilus bonii) mật độ 361 cây/ha, Xoan ta (Melia azedarach) mật độ 306 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 237 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 204 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 184 cây/ha.

4.5.1.2. Rừng thứ sinh

RTS có 24 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện với mật độ 4496 cây/ha, là TTV có mật độ cây gỗ tái sinh cao nhất trong 3 kiểu TTV. Có 9 loài cây gỗ tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành loài cây gỗ trong lớp tái sinh của RTS là:

15,04 Kháo vàng + 13,88 Vối thuốc + 10,03 Giổi lông + 8,96 Trám trắng + 6,98 Màng tang + 6,92 Xoan núi + 6,81 Dẻ gai + 5,09 Lát hoa + 5,03 Sau sau.

Trong đó Kháo vàng (Machilus bonii) có mật độ cao nhất là 676 cây/ha, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ 624 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 451 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 403 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 314 cây/ha, Xoan núi (Walsura robusta) mật độ 311 cây/ha, Dẻ gai (Castanopsis argyrophylla) mật độ 306 cây/ha, Lát hoa (Chukrasia tabularis) mật độ 229 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 226 cây/ha.

Tóm lại: Mật độ cây gỗ tái sinh ở Thảm cây bụi 3658 cây/ha, mật độ cao nhất là Rừng thứ sinh 4496 cây/ha. 2 kiểu TTV trên tại xã Hoàng Tung phần lớn tầng cây cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài được mang đến từ nhiều nguồn khác nhau bằng các con đường như: phát tán nhờ gió, chim hoặc thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)