Đặc điểm cấu trúc hình thái của các kiểu TTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 66)

Cấu trúc phân tầng của các kiểu TTV là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Cấu trúc phân tầng chính là sự phân bố theo không gian của các tầng cây theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Trong mỗi kiểu TTV đều có cấu trúc tầng riêng với tổ hợp các loài thực vật, còn dây leo và thực vật bì sinh thuộc thực vật ngoại tầng. Trong phạm vi đề tài này, sẽ tập trung đi sâu phân tích sự phân bố của các loài, trong cấu trúc thẳng đứng của từng kiểu TTV. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Cấu trúc thẳng đứng của các kiểu TTV trong KVNC Tên kiểu TTV Độ che phủ % Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ % Thành phần thực vật Thảm cỏ 95 2

1 0,5-1,0 5 Sim, Mua thường, Mua tép, Bọ mẩy, Đơn buốt, Đài bi,...

2

< 0,5 90

Cỏ may (Cop 1), Cỏ gà (Cop 1), Cỏ lồng vực (Cop 1), Cỏ bông (Cop 1), Cỏ rác (Cop 3), Cỏ lá tre (Cop 3), Cỏ gừng, Cỏ sâu róm…

Thảm

cây bụi 90 3

1 4-5 40

Núc Nác, Dẻ gai lá nhỏ, Mỡ, Xoan ta, Xoan núi, Vối, Ổi, Hồng bì, Nhãn, Bồ hòn, Ké…

2 1-2 30

Bưởi bung, Mua thường, Mua lông, Mua tép, Chó đẻ răng cưa, Ổi, Sim, Chè vằng…

3 < 0,5 40

Lá lốt, Mâm xôi, Thông đất, Guột thường (Cop1), Guột cụt, Cứt lợn (Cop1), Nhọ nồi, Cúc chỉ thiên (Cop 1), Ké đầu ngựa, Trinh nữ, Bưởi bung, Cỏ lồng vực, Cỏ bông (Cop1), Cỏ tranh, Cỏ lá tre (Cop2), Lau, Cỏ gừng, Cỏ chít …

Rừng

thứ sinh 95 4

1 13-15 40

Mỡ hải nam, Re hương, Long não, Trám trắng, Trám chim, Trám đen, Lát xoan, Sấu, Xoan núi…

2 7-8 50

Trám chim, Dẻ đen, Dẻ gai lá bạc, Sòi tía, Dâu da xoan, Trám đen, Mỡ, Xoan ta, Xoan núi, Giang, Vầu…

3 3-4 20

Ổi, Hồng bì, Bưởi bung, Màng tang, Mò lông, Bọt ếch, Ké hoa vàng, mua lông, mua thường …

4 < 1 10

Vạng trứng, Đom đóm, Cỏ sữa lá lớn, Cỏ sữa lá nhỏ, Trinh nữ, Cỏ bông, Cỏ lá tre, Cỏ chít, Cỏ gừng, Nghệ vàng, Nghệ đen, Riềng, Riềng gió, Cỏ may, Cỏ gà…

4.4.1. Thảm cỏ

Ở kiểu thảm này là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của nhân dân địa phương nên có cấu trúc đơn giản, gồm 2 tầng:

Tầng 1: gồm các loài cây bụi có độ che phủ 5%, chiều cao 0,5-1m. Các loài cụ thể là: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Mua tép (Osbeckia chinensis), Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đài bi (Blumea balsamifera)…

Tầng 2: gồm các loài thân thảo, cao dưới 0,5m là các loài: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) có độ nhiều ở mức Cop 1, Cỏ gà (Cynodon dactylon) (Cop 1), Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona), Cỏ bông (Eragrostis interrupta) (Cop 1), Cỏ rác (Microstegium vagans) (Cop 3), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop 3), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ sâu róm (Setaria viridis)… Tầng này có độ che phủ 90%.

Thực vật ngoại tầng có vài loài dây leo như Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Bòng bong leo (Lygodium scandens) ...

4.4.2. Thảm cây bụi

Ở thảm cây bụi cấu trúc có 3 tầng bao gồm:

Tầng thứ 1: Tầng này gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 4-5m, độ che phủ 40% có các loài là: Dẻ gai lá nhỏ (Castanopsis echinocarpa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Ổi (Psidium guajava), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura robusta), Nhãn (Dinocarpus longana), Bồ hòn (Sapindus saponaria), Ké (Xerospermum noronhianum)…

Tầng thứ 2: bao gồm các cây có chiều cao từ 1-2m chủ yếu gồm một số cây gỗ, cây bụi như: Ổi (Psidium guajava), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Mua thường (Melastoma normale), Mua lông (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa) … Độ che phủ của tầng là 30%.

Tầng thứ 3: bao gồm các loài có chiều cao dưới 0,5m như: Lá lốt (Piper lolot), Mâm xôi (Rubus alceafolius), Thông đất (Lycopodiella cernua), Guột thường (Dicranopteris linearis) (Cop1), Guột to (Dicranopteris spelendida), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) (Cop1), Cỏ bông (Eragrostis interrupta) (Cop1), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop2), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber) (Cop1), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)… Độ che phủ của tầng là 40%.

Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài dây leo: Bạc thau (Argyreia capitata), Dưa dại (Melothria heterophylla), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Đại hái (Hodginsonia macrocarpa), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum) …

4.4.3. Rừng thứ sinh

Ở Rừng thứ sinh cấu trúc gồm 4 tầng:

Tầng thứ 1: gồm các cây gỗ có chiều cao từ 14-15m gồm các loài cây gỗ như: Mỡ hải nam (Manglietia hainanensis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Re hương (Cinnamomum iners), Long não (Cinnamomum camphora), Xoan núi (Walsura robusta), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinensis), Trám đen (Canarium tramdenum)… tầng này có độ che phủ 40%.

Tầng thứ 2: Gồm các cây gỗ có chiều cao trung bình 7-8m như: Dẻ the (Lithocarpus magneinii), Dẻ gai lá bạc (Castanopsis argyrophylla), Mỡ (Manglietia conifera), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura robusta), Xoan mộc (Toona microcarpa)… Độ che phủ của tầng khoảng 30%.

Tầng thứ 3: chủ yếu là các cây bụi và các cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình 3- 4m bao gồm: Ổi (Psidium guajava), Hồng bì (Clausena lansium), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Màng tang (Litsea cubeba), Mò lông (Litsea umbellata), Mua lông (Melastoma candidum), Mua thường (Melastoma normale) … Độ che phủ của tầng này thấp 20%.

Tầng thứ 4: có chiều cao trung bình dưới 1m, gồm các loài thân cỏ là chủ yếu: Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Nghệ đen (Curcuma longa), Nghệ vàng (Curcuma onga), Riềng (Alpinia officinarum), Riềng gió (Alpinia conchigera)… Độ che phủ của tầng là 20%. Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài: Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Dưa dại (Melothria heterophylla), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas)…

Nhận xét:

- Ở Thảm cỏ gồm 2 tầng rõ rệt, chủ yếu gồm các loài thuộc họ Cỏ có độ nhiều từ Cop 1 đến Cop 3 và một số loài cây bụi như Sim, Mua…

- Ở Thảm cây bụi đã phân thành 3 tầng: tầng cây gỗ nhỏ (cao 4-5m); tầng cây bụi (cao 1-2m), tầng thảm tươi (cao < 0,5m).

- Ở Rừng thứ sinh có cấu trúc 4 tầng: tầng cây gỗ trưởng thành (cao 13-15m), tầng cây gỗ nhỏ (cao 7-8m), thảm cây bụi, cây gỗ (cao 3-4m) và tầng thảm tươi (< 1m). Như vậy, RTS có cấu trúc phức tạp hơn so với TCB và TC, điều này giúp các loài thực vật tận dụng tốt nguồn ánh sáng và giảm cạnh tranh giữa các loài ở các tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật tại xã hoàng tung, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)