- Địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, chia cắt mạnh, giao thông và vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Khí hậu, thời tiết mùa đông giá rét, khô hanh đến sớm và kéo dài thường có các đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người. Hiện tượng lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra trong mùa mưa lũ, gây ra những thiệt hại về tài sản, gây ách tắc giao thông.
- Địa bàn quản lý rộng, địa hình phức tạp, lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu nên công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ nhận thức và dân trí còn thấp, đa phần là các xã vùng sâu, vùng xa đời sống còn gặp nhiều khó khăn, dân số tăng nhanh nên tài nguyên rừng luôn có nguy cơ bị xâm hại gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Những thuận lợi và khó khăn nói trên đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân nói chung và đến việc phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên rừng nói riêng.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Các kiểu thảm thực vật (TTV) trong KVNC
Thảm thực vật xã Hoàng Tung đã bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của người dân địa phương như hoạt động khai thác gỗ, củi, dược liệu… Hiện nay, rừng còn lại chủ yếu là rừng non phục hồi, rừng gỗ nghèo, rừng trồng…
4.1.1. Rừng trồng
Xã Hoàng Tung hiện tại có diện tích rừng trồng là 300 ha.
Rừng trồng ở xã Hoàng Tung chủ yếu là cây Keo lai (Acacia hybrids) – là giống lai giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai là loài cây nhập nội, rất thích hợp với điều kiện địa hình và khí hậu của xã, sinh trưởng và phát triển nhanh, là nguyên liệu để các Nhà máy trên địa bàn huyện Hòa An sản xuất ván ghép thanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.
4.1.2. Thảm thực vật tự nhiên
Theo khung phân loại của UNESCO, 1973 [49], xã Hoàng Tung có các kiểu thảm thực vật như sau:
I. Lớp quần hệ rừng kín
I. A.1.1. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa trên núi đá vôi
I. A. 1.1.1. Phân quần hệ cây lá rộng
Kiểu này phân bố rải rác, đây là kiểu rừng đặc biệt phát triển trên đất do đá vôi phong hoá với nhưng cây có chất lượng gỗ tốt và thường có tốc độ sinh trưởng rất chậm. Rừng có cấu trúc 4 tầng:
Tầng vượt tán gồm các loài có đường kính trung bình 50 - 60cm, chiều cao trung bình 25 - 30m và độ che phủ 10 - 20%. Thành phần thực vật gồm: Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Lát hoa (Chukrasia tabularis)...
Tầng tán rừng gồm những loài có chiều cao trung bình từ 20 - 25m, đường kính trung bình 30- 40cm độ che phủ 60 - 65%. Các loài thường gặp là: Re hương
(Cinnamomum iners), Côi núi (Turpinia montana), Gội trắng lá to (Aphanamixis grandifolia), Lát hoa (Chukrasia tabularis)...
Tầng dưới tán gồm những cây chịu bóng, mọc châm, có chiều cao trung bình 7 - 10m, đường kính 18 - 20cm và độ che phủ 25 - 30%. Thành phần thực vật gồm: Mán đỉa (Archidendron clypearia), Mạy tèo (Streblus macrophyllus),...
Tầng cây bụi, thảm tươi có độ che phủ 40 - 50%. Thành phần thực vật gồm: Mâm xôi (Rubus alceafolius), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Ké (Xerospermum noronhianum),...
Thực vật ngoại tầng là các loài dây leo như: Gấc rừng (Thladiantha siamensis), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Dưa dại (Melothria heterophylla), Bìm bìm lá xẻ (Ipomoea sagittoides) …
I. A.1.2. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (< 500m)
I. A.1.2.1. Phân quần hệ cây lá rộng * Rừng nguyên sinh ít bị tác động
Kiểu này phân bố trên núi đất, thành phần thực vật có hầu hết đại diện của các họ thực vật nhiệt đới Việt Nam. Mặc dù đã bị khai thác một số loài cây gỗ quý hiếm, nhưng cơ bản kiểu rừng này vẫn giữ được tính nguyên sinh. Cấu trúc tầng thứ của rừng được chia thành 5 tầng:
Tầng A1 có chiều cao trung bình 25 - 30m, đường kính trung bình 50 - 60cm và độ che phủ 10 - 20%. Tầng này gồm các loài như: Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdenum), Táu muối (Vatica diospyroides), Dẻ gai đỏ
(Castanopsis hystrix), Xoan ta (Melia azedarach)...
Tầng A2 có rất nhiều loài tham gia tạo thành một tầng tán khá liên tục, chiều cao trung bình 20 - 25m, đường kính đạt 30 - 40cm và độ che phủ 60 - 70%. Tầng này gồm các loài như: Mỡ (Manglietia conifera), Giổi lông (Michelia balansae), Dẻ đen (Lithocarpus aff.thomsonii), Kháo vàng (Machilus bonii), Mò lông (Litsea umbellata), Trám trắng (Canarium album)…
Tầng A3 chủ yếu là các loài cây gỗ có chiều cao 15 - 20m, đường kính đạt từ 15 - 20cm và độ che phủ đạt 30%. Các đại diện của tầng này gồm: Đu đủ rừng (Trevesia
palmata), Nhãn rừng (Nephelium cuspidatum), Kháo vàng (Machilus bonii), Sấu
(Dracontomelon dupereanum), Táu muối (Vatica diospyroides), Trám trắng
(Canarium album), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Sảng (Sterculia lanceolata)….
Tầng cây bụi có thành phần thực vật chủ yếu là các taxon thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae) họ Cà phê (Rubiaceae), họ Rau rền (Amaranthaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Mua (Melastomataceae), , họ Cam quýt (Rutaceae), họ Na (Anononaceae)...
Tầng cỏ quyết gồm các loài của các họ Hoà thảo (Poaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Thông đất (Lycopodiaceae)… Độ che phủ từ 30 - 40%.
Thực vật ngoại tầng là các loài dây leo thuộc các họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Đậu (Fabaceae)...
* Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác: Do bị tác động mạnh qua khai thác chọn lấy đi những cây gỗ lớn, gỗ tốt và quý hiếm nên trong lâm phần chỉ còn lại những cây gỗ chất lượng kém. Cấu trúc của rừng được chia thành 3 tầng:
Tầng tán rừng gồm những loài cây có chiều cao trung bình 10 - 12m, đường kính trung bình 20 - 25cm và độ che phủ 70%. Các loài cây ở tầng này là: Ngát (Gironniera subaequalis), Đa si lá bóng (Ficus glaberrima), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai
(Castanopsis hystrix), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Kháo vàng (Machilus bonii),
Màng tang (Litsea cubeba)…
Tầng dưới tán gồm những loài cây bụi và cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 3 - 5m, đường kính 7 - 10cm và có độ che phủ 40%. Thành phần thực vật gồm: Màng tang (Litsea cubeba), Móng bò hoa đỏ (Bauhinia coccinea), Vàng anh (Saraca dives), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii)…
Tầng thảm tươi có độ che phủ 30 - 40% với các loài thực vật chủ yếu là: Riềng gió (Alpinia conchigera), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Lá dong (Phrynium plancentarium), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Sa nhân (Amomum echinosphaera),…Ngoài ra, trong rừng còn có thực vật ngoại tầng, chủ yếu là dây leo như: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) Bạc thau (Argyreia capitata), Đại hái (Hodginsonia macrocarpa), Dưa dại (Melothria heterophylla), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum)…
* Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Kiểu này tập trung chủ yếu gần các làng bản, thành phần thực vật chủ yếu là các cây tiên phong ưa sáng, sinh trưởng nhanh như: Hu đay (Trema orientalis), Màng tang (Litsea cubeba), Đu đủ rừng
(Trevesia palmata), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Mò lông (Litsea umbellata), Kháo vàng (Machilus bonii) và một số loài Nứa (Neohouzeana dulloa), Vầu (Bambusa nutans) mọc xen kẽ. Các tầng tán thể hiện không rõ ràng, liên tục, độ tàn che thấp tạo điều kiện cho dây leo và thực vật phụ sinh phát triển nhanh.
II. Lớp quần hệ rừng thưa
II .A.1.1. Quần hệ rừng thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp và núi thấp < 500m
Kiểu rừng này chiếm ưu thế đó là rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy bỏ hoá hoặc sau khai thác kiệt. Kiểu rừng này có cấu trúc 1 tầng cây gỗ có thành phần loài gần giống như kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp và núi thấp, với các cây có chiều cao trung bình 6 - 8m, đường kính trung bình 8 - 10cm và độ che phủ 40 - 50%. Các loài cây chiếm ưu thế là những loài ưa sáng: Chẹo trắng
(Engelhardtia roxburghiana), Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Dẻ gai đỏ
(Castanopsis echinocarpa), Dẻ phảng (Lithocarpus cerebrinus), Mán đỉa
(Archidendron clypearia), Bản xe (Albizzia lucida), Vối (Cleistocalyx operculatus), Trâm tía (Syzygium baviensis), Ngát (Gironniera subaequalis), Hu đay (Trema orientalis)… Dưới tầng cây gỗ là cây bụi, cây con tái sinh và thảm tươi thưa như: Mua thường (Melastoma normale), Mua bò (Blastus eberhardtii), Mua lông (Melastoma candidum), Vối thuốc (Cleistocalyx operculatus), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trâm tía (Syzygium baviensis), Hu đay (Trema orientalis), Cỏ gừng
(Panicum repens)…
II. A.1.2. Quần hệ rừng tre nứa
II. A.1.2.1. Phân quần hệ rừng tre nứa mọc xen với cây gỗ lá rộng
Phân quần hệ này hình thành sau khi rừng nguyên sinh bị khai thác kiệt và nương rẫy bị bỏ hoá. Thành phần thực vật gồm các loài Nứa (Neohouzeana dulloa), Vầu (Bambusa nutans) mọc xen với cây gỗ lá rộng : Hu đay (Trema orientalis), Thôi ba (Alangium chinense), Nóng nâu (Saurauja nepaulensis), Thích hoa đỏ (Acer erythranthum), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Màng tang (Litsea cubeba)…tạo thành rừng hỗn giao.
II. A.1.2.2. Phân quần hệ rừng tre, nứa mọc thuần loại
Loại hình này gặp rải rác ở KVNC, thực vật chủ yếu là các loài Nứa
(Neohouzeana dulloa), Lau (Saccharum arundinaceum), Vầu (Bambusa nutans),...
III. Lớp quần hệ cây bụi
III. A.1.1. Quần hệ cây bụi thường xanh trên đất địa đới
III. A.1.1.1. Phân quần hệ cây bụi có cây gỗ mọc rải rác
Kiểu thảm này được hình thành do quá trình khai thác kiệt, chặt phá rừng và chăn thả gia súc quá mức. Tuy nhiên, do đất còn tốt nên các trạng thái thảm cây bụi chỉ là tạm thời và đang trong quá trình diễn thế đi lên. Các loài thực vật thường gặp như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Mua tép (Osbeckia chinensis), Trâm tía (Syzygium cuminii) ,…mọc xen kẽ với các loài cây gỗ tiên phong ưa sáng, sinh trưởng nhanh như: Kháo vàng (Machilus bonii), Hu đay
(Trema orientalis), Màng tang (Litsea cubeba), Mò lông (Litsea umbellata), Giổi xanh (Michelia mediocris), Giổi lông (Michelia balansae), Hoa giẻ (Desmos cochinchinensis)…
III. A.1.1.2. Phân quần hệ cây bụi không có cây gỗ
Thành phần loài cây bụi phổ biến gồm: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua
(Melastoma normale), Trâm tía (Syzygium baviensis), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia). Dưới cây bụi là các loài thân thảo như: Cỏ rác (Microstegium vagans),
Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ sâu róm
(Setaria viridis), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)…
IV. Lớp quần hệ cỏ
IV. A.1. Nhóm quần hệ cỏ không dạng lúa
Ưu hợp Cỏ lào (Chromolaena odorata) gặp phổ biến ở những nơi địa hình thấp của KVNC.
IV. B.1. Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa trung bình có cây gỗ che phủ từ 10 - 40%
IV. B.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn
Quần hệ này được hình thành chủ yếu trên các nương rẫy bị bỏ hoá với ưu hợp Cỏ tranh (Imperata cylindrica) + Lau (Saccharum spontaneum). Ngoài ra còn có một số loài cây gỗ mọc rải rác như: Thẩu tấu lá tròn (Aporosa aff. sphaerosperma), Ba soi
(Mallotus denticulata), Màng tang (Litsea cubeba), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata)…
IV. C.1. Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa cao có cây gỗ che phủ từ 10 - 40%
IV. C.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn
Ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) phục hồi trên đất sau nương rãy.
Thành phần cây gỗ, cây bụi chịu hạn là: Màng tang (Litsea cubeba), Sim
(Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Trâm tía (Syzygium baviensis),..
4.2. Đặc điểm về thành phần loài thực vật
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu 3 kiểu TTV đã phân loại ở trên (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh). Kết quả nghiên cứu được trình bày sau đây:
4.2.1. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC
Tại KVNC qua điều tra bước đầu đã thống kê được 338 loài, thuộc 240 chi, 89 họ của 06 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1, hình 4.1, phụ lục 1.
Bảng 4.1. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC STT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1,12 1 0,42 1 0,30 2 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2,25 2 0,83 3 0,89 3 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1,12 1 0,42 1 0,30 4 Dương xỉ (Polypodiophyta) 7 7,87 10 4,17 15 4,44 5 Thông (Pinophyta) 2 2,25 2 0,83 3 0,89 6 Mộc lan (Magnoliophyta) 76 85,39 224 93,33 315 93,18 6.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 66 74,16 188 78,33 273 80,77 6.2. Lớp Hành (Liliopsida) 10 11,23 36 15,00 42 12,41 Tổng cộng 89 100 240 100 338 100
Qua bảng 4.1 cho thấy, thành phần thực vật trong các bậc taxon ở KVNC là không đồng đều. Trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 76 họ (chiếm 85,39%), 224 chi (chiếm 93,33%) và 315 loài (chiếm 93,18%). Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 7 họ (7,87%), 10 chi (4,17%) và 15 loài (4,44%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta) đều có 2 họ (2,25%), 2 chi (0,83%) và 3 loài (0,89%). Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) và ngành Mộc tặc (Equisetophyta) đều có số họ, chi và loài thấp nhất, đều có 1 họ (1,12%), 1 chi (0,42%) và 1 loài (0,30%).
Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có tới 66 họ (74,16%), 188 chi (78,33%) và 273 loài (80,77%), trong khi đó lớp Hành (Liliopsida) có số họ, chi và loài thấp hơn rất nhiều: 10 họ (11,23%), 36 chi (15%) và 42 loài (12,41%). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Khuyết lá thông Thông đất Mộc tặc Dương xỉ Ngành Thông Mộc Lan
Hình 4.1. Phân bố của các bậc taxon ở KVNC 4.2.2. Đặc điểm về số họ, số chi và loài trong các kiểu TTV
Số họ, số chi và loài trong các kiểu TTV nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các kiểu TTV STT Kiểu TTV Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thảm cỏ 23 25,84 43 17,92 46 13,61 2 Thảm cây bụi 69 77,53 160 66,67 201 59,47 3 Rừng thứ sinh 89 100 237 98,75 330 97,63 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài TC TCB RTS 3-D Colu mn 4
Hình 4.2. Tỷ lệ (%) các họ, chi và loài trong các kiểu TTV
Qua phân tích bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy, số lượng các họ, chi và loài trong các kiểu TTV là khá phong phú. Cụ thể như sau:
- Thảm cỏ: Có 23 họ (chiếm 25,84%), 43 chi (chiếm 17,92%), 46 loài (13,61%). - Thảm cây bụi: Có 69 họ (chiếm 77,53 %), 160 chi (chiếm 66,67%), 201 loài (chiếm 59,47%).
- Rừng thứ sinh: là phong phú nhất với 89 họ (chiếm 100%), 237 chi (chiếm
4.2.2.1. Đặc điểm về số loài trong các họ
Trong các kiểu TTV, chúng tôi thu được 89 họ, trong đó có 24 họ chỉ có 1 loài, 21 họ có 2 loài, 44 họ có từ 3 loài trở lên được thống kê ở bảng 4.3.
Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy, tổng số loài trong các họ (có từ 3 loài trở lên) là 263 loài (chiếm 77,81% tổng số loài trong KVNC). Sự phân bố của các loài trong mỗi họ khá chệnh lệch nhau. Họ có nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 31 loài; tiếp đến là họ Hòa thảo (Poaceae) có 17 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 14 loài; Họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae) có 11 loài; họ Long não (Lauraceae) có 10 loài; họ Trinh nữ (Mimosaceae) có 9 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) đều có 8 loài; Họ Cam quýt (Rutaceae) và họ Xoan (Meliaceae) đều có 7 loài; họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Sim (Myrtaceae) và họ Dẻ (Fagaceae) đều có 6 loài; 4 họ có 5 loài là họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); những họ có 4 loài là: họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Dương đào (Actinidiaceae), Họ Măng cụt (Clusiaceae), Họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae); còn lại 14 họ có 3 loài.
Ở 3 kiểu TTV tại KVNC, sự phân bố của các loài trong các họ giàu nhất cũng không đồng đều, cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Các họ có từ 3 loài trở lên trong các trạng thái TTV ở KVNC
TT Tên họ Tên Việt Nam Tổng số
loài
Số loài trong các kiểu TTV
TC TCB RTS
1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 31 21 31 2 Poaceae Họ Hòa Thảo 17 10 17 17 3 Asteraceae Họ Cúc 14 9 10 13 4 Moraceae Họ Dâu tằm 11 3 11 5 Caesalpiniaceae Họ Vang 11 8 10 6 Lauraceae Họ Long não 10 3 10 7 Mimosaceae Họ Trinh Nữ 9 4 9 8 Fabaceae Họ Đậu 8 5 8 9 Meliaceae Họ Xoan 7 7 10 Rubiaceae Họ Cà phê 8 5 8
TT Tên họ Tên Việt Nam Tổng số loài
Số loài trong các kiểu TTV
TC TCB RTS
11 Zingiberaceae Họ Gừng 6 4 6 12 Araliaceae Họ Nhân sâm 6 4 4 13 Rutaceae Họ Cam quýt 7 6 7 14 Apocynaceae Họ Trúc đào 5 5
15 Fagaceae Họ Dẻ 6 6
16 Myrtaceae Họ Sim 6 6 6 17 Magnoliaceae Họ Ngọc lan 5 5 18 Myrsinaceae Họ Đơn nem 5 3 5 19 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 5 5 20 Rosaceae Họ Hoa hồng 4 4 4 21 Gleicheniaceae Họ Guột 4 4 3 22 Schizaeaceae Họ Bòng bong 4 3 4 4 23 Aceraceae Họ Thích 4 4 24 Actinidiaceae Họ Dương đào 4 3 4 25 Amaranthaceae Họ Rau dền 4 3 4 4 26 Anacardiaceae Họ Xoài 4 4 27 Melastomataceae Họ Mua 4 4 4 28 Clusiaceae Họ Măng cụt 4 4 29 Cucurbitaceae Họ Bầu bí 4 3 4 30 Sapindaceae Họ Bồ Hòn 4 3 4 31 Burseraceae Họ Trám 3 3 32 Smilacaceae Họ Kim cang 3 3 33 Apiaceae Họ Hoa tán 3 3 3 34 Asclepisdaceae Họ Thiên Lý 3 3 35 Convolvulaceae Họ Khoai lang 3 3
36 Elaeocarpaceae Họ Côm 3 3 37 Malvaceae Họ Bông 3 3 3 38 Solanaceae Họ Cà 3 3 3 39 Styracaceae Họ Bồ đề 3 3 40 Symplocaceae Họ Dung 3 3 41 Theaceae Họ Chè 3 3 3 42 Vitaceae Họ Nho 3 3 43 Araceae Họ Ráy 3 3
44 Marantaceae Họ Hoàng tinh 3 3
- Thảm cỏ: Có 25 loài thuộc 4 họ có từ 3 loài trở lên. Trong đó, họ Hòa thảo (Poaceae) có 10 loài; Họ Cúc (Asteraceae) có 9 loài; Họ Bòng bong (Schizaeaceae) và Họ Rau dền (Amaranthaceae) mỗi họ có 3 loài.
- Thảm cây bụi: Có 143 loài thuộc 27 họ có từ 3 loài trở lên, trong đó 11 họ có 3 loài, 16 họ có số loài từ 4 trở lên đó là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 21 loài; họ Hòa thảo (Poaceae) có 17 loài; Họ Cúc (Asteraceae) có 10 loài; Họ Vang (Caesalpiniaceae) có 8 loài; Họ Sim (Myrtaceae) và họ Cam quýt (Rutaceae) có 6 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae) có 5 loài. Có 8 họ có 4 loài như: họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Gừng (Zingiberaceae)…
- Rừng thứ sinh: Có số lượng loài lớn nhất là 255 loài thuộc 43 họ có từ 3 loài trở lên. Có 14 họ có 3 loài và có tới 29 họ có từ 4 loài trở lên đó là: Họ Thầu dầu