Do Rừng thứ sinh mật độ cây tái sinh khá cao (4496 cây/ha) nên áp dụng phương thức khoanh nuôi phục hồi có tác động của con người:
- Phát dây leo, cây bụi để cây tái sinh đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển. - Nơi có mật độ cây tái sinh cao, tiến hành tỉa dặm từ chỗ dày sang chỗ thưa. - Đối với những loài tái sinh từ chồi gốc sau khi cây gỗ bị chặt thì tùy từng loại cây mà để lại gốc chồi có độ cao thích hợp (30-40cm) để chồi tái sinh sinh trưởng.
- Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng cây gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi,..) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị kinh tế như: Trám, Lát hoa, Đinh, Nghiến, Trai...
Song song với các công việc nêu trên, cần thường xuyên bảo vệ các kiểu TTV này, tránh để cháy rừng, đốt lửa, khai thác quá mức... sẽ ảnh hưởng đến sự tái sinh phục hồi rừng của các loài cây gỗ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN
1. Theo khung phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ.
2. Trong 3 kiểu TTV chọn nghiên cứu (Thảm cỏ, Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh) đã thống kê được 338 loài, thuộc 240 chi, 89 họ của 06 ngành thực vật bậc cao có mạch (Khuyết lá thông, Thông đất, Mộc tặc, Dương xỉ, Ngành Thông, Mộc lan). Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 76 họ (chiếm 85,39%), 224 chi (chiếm 93,33%) và 315 loài (chiếm 93,18%).
3. Trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (67,46%), tiếp đến là cây chồi nửa ẩn (He) (15,98%), cây chồi sát đất (Ch) (6,51%), cây chồi ẩn (Cr) (6,21%), còn lại là cây một năm (Th) (3,84%). Từ tỷ lệ các nhóm dạng sống, có thể lập phổ dạng sống TTV của xã Hoàng Tung là: SB = 67,46 Ph + 6,51 Ch + 15,98 He + 6,21 Cr + 3,84 Th
Tỉ lệ các dạng sống phân bố không đồng đều ở các kiểu TTV. Ở Thảm cỏ có nhóm Cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất (52,17%). Ở các kiểu Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh: đều có nhóm Cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 61,69 – 67,58%).
4. Cấu trúc hình thái của các kiểu TTV gồm 2-4 tầng, trong đó Thảm cỏ có cấu trúc 2 tầng ; Thảm cây bụi có 3 tầng; Rừng thứ sinh có 4 tầng.
5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV:
- Số loài cây gỗ tái sinh dao động từ 17 đến 24 loài, trong đó số loài tham gia vào cấu trúc tổ thành từ 8 – 9 loài. Mật độ cây tái sinh dao động từ 3658 cây/ha (TCB) đến 4496 cây/ha (RTS).
- Phân bố cây tái sinh theo các cấp chiều cao: Nhìn chung, ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh, cây tái sinh có chiều cao ở cấp I, cấp II chiếm tỷ lệ rất lớn. Càng ở cấp độ cao (cấp III đến cấp VI) thì mật độ cây gỗ tái sinh càng giảm mạnh.
- Phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang: Thảm cây bụi có kiểu phân bố cụm, Rừng thứ sinh đều có kiểu phân bố ngẫu nhiên.
- Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh: ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là từ hạt. Về chất lượng cây tái sinh, cây tái sinh có chất lượng tốt cao nhất ở Rừng thứ sinh (64,46%), sau đó là Thảm cây bụi (54,89%).
6. Đã đề xuất được các giải pháp thúc đẩy phục hồi các kiểu TTV ở KVNC. Đó là sử dụng hợp lý Thảm cỏ để chăn thả gia súc hoặc trồng rừng. Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh, áp dụng phương thức khoanh nuôi phục hồi có tác động của con người.
ĐỀ NGHỊ
Đề tài cần mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong các xã của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, để xây dựng các giải pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; làm cơ sở cho công tác quy hoạch, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương một cách có hiệu quả nhất.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Đoàn Hồng Sơn, Bùi Thị Thu Trang, Lê Ngọc Công (2018), “Đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số kiểu thảm thực vật thứ sinh tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 177(01), tr.153-158.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt:
1. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân và CS (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
3. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
4. Lê Mộng Chân (1994), “Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.
5. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội.
6. Hoàng Chung (1980) Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục Hà Nội.
8. Trần Văn Con (1992), “Ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.
9. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994), “Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái”, Thông báo khoa học
Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, số 2.
10. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
11. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
12. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996), "Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An",Tạp chí Lâm Nghiệp, số 7.
13. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật VQG Yok Don”,Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5.
14. Trần Đình Đại (2001), Những dẫn liệu về hệ thực vật Tây Bắc Việt Nam (ba tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La), Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật 1996 - 2000, tr.45 - 49, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học và Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
16. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, quyển I - III, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 17. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận
án tiến sỹ khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội.
18. Đặng Huy Huỳnh (2013), Nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc xây dựng Vườn Quốc Gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Sở khoa học và Công nghệ Cao Bằng.
19. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), “Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh”, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3.
20. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
21. Vũ Tự Lập và cộng sự (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Linh (2012), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
25. Phan Kế Lộc (1978), Tập san sinh vật học, 2 (16), Trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
26. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”,Tạp chí Sinh học, (12).
27. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
28. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 29. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật
ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận, Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
30. Chu Thị Bích Ngọc (2016), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật tại xã Thành Công, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
31. Phạm Minh Nguyệt (1994), “Một số suy nghĩ về trồng rừng thuần loại ở nước ta”,
Tạp chí Lâm nghiệp, số 10.
32. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
33. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi, Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội.
34. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, Phùng Ngọc Lan (1997), Tính đa dạng thực vật Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật bậc cao có mạch vùng núi cao Sa Pa, Phanxiphăng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Thoa (2014), Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
38. Dương Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Trong quyển “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam”, Tập II, Hà Nội.
39. Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005), “Một số dẫn liệu về thảm thực vật Vườn quốc gia Ba Vì”, Những vẫn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
40. Trần Thị Thu Thủy, La Quang Độ, Hoàng Văn Hùng (2014), "Đa dạng sinh học và các yếu tố ảnh hưởng đến khu hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phia oắc- Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng", Tạp chí Khoa học & Công nghệ,
Đại học Thái Nguyên, số 05.
41. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp Hà Nội.
42. Nguyễn Đắc Triển (2015), Nghiên cứu động thái tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sỹ lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
43. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
44. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.
45. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
46. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12.
* Tài liệu nước ngoài:
47. Champion H.G. (1936), Abstracts of Indian Forest Literature Published.
48. Chevalier A. (1918), Premier inventaire des bois et autres produits forestiers du Tonkin.
49. Maurand L. (1943), Indochine forestiere. Bel, Unecarter forestiere.
50. UNESCO (1973), International classfication and mapping of vegetation, Paris, France
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THÀNH PHẦN THỰC VẬT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Các kiểu thảm thực vật Dạng sống TC TCB RTS A. PSILOTOPHYTA NGÀNH KHUYẾT LÁ THÔNG 1. Psilotaceae Họ Khuyết lá thông
1 Psilotum nudum (L.) Griseb. Khuyết lá thông + + He
B. LICOPODIOPHYTA NGÀNH
THÔNG ĐẤT 2. Lycopodiaceae Họ Thông đất
2 Lycopodiella cernua (L.) Pic. Thông đất + + + He
3. Selaginellaceae Họ Quyển bá
3 Selaginella biformis A.Br. ex Kuhn. Quyền bá gốc bò + He
4 Selaginella petelotii Alston. Quyển bá lá + He
C. EQUISETOPHYTA NGÀNH MỘC TẶC
4. Equisetaceae Họ Mộc tặc
5 Equisetum ramocissimum Desf.spp
debile (Roxb.) Hauke. Tháp bút + + He
D. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
5. Adiantaceae Họ Tóc vệ nữ
6 Adiantum cappinus-veneris L. Tóc thần vệ nữ + + He
6. Angiopteridaceae Họ Móng ngựa
7 Angiopteris crassipes Wall. Móng trâu lá to + He
7. Aspleniaceae Họ Tổ điểu
8 Asplenium ensiforme Wall. ex
Hook.f. Tổ điểu gươm + He
9 Asplenium nidus L. Tổ điểu thật + He
8. Blechnaceae Họ Guột lá dừa
10 Blechnum orientale L. Ráng lá dừa đông + He
9. Polypodiaceae Họ Dương xỉ
11 Dryopteris fortunei L. Bổ cốt toái + He
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Các kiểu thảm thực vật Dạng sống TC TCB RTS 10. Gleicheniaceae Họ Guột
13 Dicranopteris linearis (Burm.f.) Underw. Tế, guột thường + + + Cr 14 Dicranopteris splendida (Hand.-
Mazz.) Tagawa. Guột to + + Cr
15 Diplopterygium blotianum (C.Chr.)
Nakai. Guột leo + + Cr
16 Gleichenia truncata (Willd.) Spreng. Guột cụt + Cr
11. Schizaeaceae Họ Bòng bong
17 Lygodium conforme C. Ch. Bòng bong lá to + + + He
18 Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bong dịu, dẻo + + + He
19 Lygodium microphyllum (Cav.) R.Br. Bòng bong lá nhỏ + + + He
20 Lygodium scandens Sw. Bòng bong leo + + He
E. PINOPHYTA NGÀNH THÔNG
12. Gnetaceae Họ Dây gắm
21 Gnetum montanum Margf. Dây gắm lá bé + + Ph
22 Gnetum latifolium BL. var. Blumei
Margf. Dây gắm + Ph
13. Pinaceae Họ Thông
23 Pseudotsuga brevifolia W.C.Cheng
&L. K.Fu Thiết sam giả lá ngắn + Ph
F. MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN F.1. MAGNOLIOPSIDA LỚP MỘC LAN
14. Aceraceae Họ Thích
24 Acer erythranthum Gagnep. Thích hoa đỏ + + Ph
25 Acer flabellatum Rehd. Thích quạt + Ph
26 Acer oblongum Wall. ex DC. Thích lá thuôn + + Ph
27 Acer tonkinensis Lec. ssp.
liquidambrifolium (Hu et Cheng) Frang. Thích bắc sau sau + Ph
15. Actinidiaceae Họ Dương đào
28 Actinidia chinensis Planch. Dương đào + + Ph
29 Saurauja nepaulensis DC. Nóng nâu + Ph
30 Saurauja tristyla A. DC. Nóng sổ + + Ph
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Các kiểu thảm thực vật Dạng sống TC TCB RTS 16. Alangiaceae Họ Thôi ba
32 Alangium barbatum (R. Br.) Baillon. Thôi ba lá kích + + Ph
33 Alangium chinense (Lour.) Rehd. Thôi ba + + Ph
17. Altingiaceae Họ Tô hạp
34 Liquidambar formosana Hance Sau sau + + Ph
18. Amaranthaceae Họ Rau dền
35 Achysanthes aspera L. Cỏ xước + + + He
36 Amaranthus lividus L. Dền cơm + + + Th
37 Amaranthus spinosus L. Rau dền gai + + Th
38 Celosia argentea L. Mào gà trắng + + + Th
19. Anacardiaceae Họ Xoài
39 Allospondias lakonensis (Pierre)
Stapf Dâu da xoan + + Ph
40 Buchanania arborescens (Blume)
Blume Sa rùa + Ph
41 Choerospondias axillaris (Roxb.)
Burtt & Hill Lát xoan + Ph
42 Dracontomelum duperreanum
Pierre Sấu + Ph
20. Annonaceae Họ Na
43 Desmos cochinchinensis Lour. Hoa giẻ + Ph
44 Desmos chinensis Lour. Dất mèo + + Ph
45 Fissistigma latiflorum Hook. Dất mèo lá rộng + + Ph
46 Fissistigma maclurei Merr. Dất lông + + Ph