Hình thức gia công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô túi xách của công ty tnhh kanaan sài gòn giai đoạn 2016 2020​ (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Hình thức gia công

Hiện nay hình thức gia công chủ yếu của công ty là gia công đơn thuần “nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm”. Khi thực hiện gia công, bên đặt gia công giao đầy đủ nguyên vật liệu nhƣ vải, khóa, túi PE… cho công ty, cũng có khi công ty phải lo nguyên vật liệu phụ và bên đặt gia công lo nguyên vật liệu chính nhƣng trƣờng hợp này là không đáng kể.

Bảng 2. 6: Hình thức gia công ba lô, túi xách của công ty giai đoạn 2013 - 2015

Tiêu chí 2013 2014 2015 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)

Gia công đơn thuần 1.487.596 99,49 1.315.989 98,58 1.497.323 99,16 FOB 7.560 0,51 18.934 1,42 12.653 0,84 Tổng 1.495.156 100 1.334.923 100 1.509.976 100

Nguồn: Công ty TNHH Kanaan Sài Gòn

Qua bảng trên ta có thể khẳng định đƣợc vai trò và vị trí của gia công đơn thuần tại công ty. Năm 2013, kim ngạch đạt đƣợc từ gia công đơn thuần chiếm tới 99,49% trị giá gia công và đến các năm 2014, 2015 tỷ trọng này vẫn luôn ở mức trên 98%. Tuy tỷ trọng của phƣơng thức gia công đơn thuần có giảm nhƣng nó vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong trị giá gia công của công ty. Điều này giúp chúng ta có thể khẳng định rằng trong tƣơng lai gần thì gia công đơn thuần vẫn là hoạt động chủ yếu của công ty. Tuy nhiên, chính vì đây là hoạt động chủ yếu của công ty nên nó vẫn còn ẩn chứa nhiều hạn chế cần khắc phục.

Đầu tiên, đó là lợi nhuận từ hình thức gia công đơn thuần không cao.

Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động gia công đơn thuần của công ty giai đoạn 2013 – 2015 Tiêu chí 2013 2014 2015 Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Tổng lợi nhuận 47.500 100 49.000 100 50.100 100 Lợi nhuận từ hoạt động

gia công đơn thuần

9.025 19 7.840 16 7.515 15

Nguồn: phòng kế toán - Nguồn: Công ty TNHH Kanaan Sài Gòn

Giá trị lợi nhuận từ hoạt động gia công đơn thuần của công ty có xu hƣớng giảm dần theo các năm, đồng thời tỷ trọng đóng góp của hoạt động này đối với tổng lợi nhuận của đơn vị cũng có xu hƣớng giảm dần. Năm 2013 giá trị lợi nhuận từ hoạt động này ở mức 9.025 USD, đến năm 2014 giá trị này giảm xuống còn 7.840 USD, tƣơng đƣơng với 16% tổng lợi nhuận của đơn vị. Đến năm 2015 giá trị lợi nhuận từ hoạt động gia công đơn thuần của công ty tiếp tục giảm còn 7.515 USD, tƣơng đƣơng với 15% tổng lợi nhuận.

Thứ hai, thu nhập của ngƣời lao động tham gia gia công thấp. Hiện nay ngƣ- ời lao động tại công ty có mức lƣơng trung bình từ 3.460.000 đến 3.500.000 đồng/ngƣời/tháng. So với những nƣớc khác trên thế giới thì tiền công lao động trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiều:

Bảng 2. 8: Tiền công lao động trong ngành dệt may ở một số nƣớc trên thế giới tính đến năm 2015

Nƣớc Tiền công lao động (USD/giờ)

Pháp 12,63 Nhật Bản 16,37 Mỹ 10,33 Thái Lan 0,87 Philippine 0,67 Trung Quốc 0,34 Ấn Độ 0,54 Malaysia 0,95 Việt Nam 0,18

Nguồn: Nội san Những vấn đề kinh tế ngoại thương Số 2 năm 2015

Trong thời gian ngắn, sản xuất theo hình thức gia công là phƣơng thức có nhiều điểm thuận lợi giúp cho công ty giải quyết đƣợc khó khăn đó là tình trạng vốn còn ít công nghệ lạc hậu đồng thời giúp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nhƣng xét về lâu dài, nếu chỉ sản xuất theo phƣơng thức này mà không chuyển đổi sang hình thức sản xuất xuất khẩu hay những biện pháp nhằm cải tiến nguồn nguyên liệu đầu vào thì khó mà có thể trông chờ hiệu quả sản xuất cao trong kinh doanh. Điều dễ thấy phần phí gia công sẽ rất thấp thêm vào đó bên đối tác lại là nguồn cung nguyên liệu đầu vào có thể tăng giảm giá nguyên liệu và đầu ra do bên họ quyết định số lƣợng đơn hàng. Đó quả là một vấn đề rất khó khăn cho công ty và hầu nhƣ ta hoàn toàn ở thế bị động và hơn nữa khó mà phát triển đƣợc các mặt nhƣ tìm kiếm thị trƣờng, khuyếch trƣơng sản phẩm, kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế với điều kiện giao hàng vận tải…

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô – túi xách của công ty

* Tình hình nhân sự

Bảng 2. 9: Cơ cấu nhân sự công ty giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị: ngƣời) Tiêu chí 2013 2014 2015 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số nhân sự 273 100 315 100 387 100 Phân theo trình độ Trên đại học 25 9 35 11 54 14 Đại học, cao đẳng 60 22 59 19 43 11 Trung cấp, công nhân kỹ thuật 188 69 221 70 290 75

Phân theo độ tuổi 18 - 35

tuổi 177 65 224 71 306 79

Từ 36 –

60 tuổi 96 35 91 29 81 21

Phân theo tính chất lao động Trực

tiếp 197 72 236 75 93 76

Gián

tiếp 76 28 79 25 294 24

Nguồn: Công ty TNHH Kanaan Sài Gòn - Tổng số nhân sự của công ty có xu hƣớng tăng lên theo các năm. Năm 2013 tổng số nhân sự toàn công ty là 273 ngƣời, năm 2014 tăng lên 315 ngƣời (tăng

15,4% so với năm 2013) và năm 2015 tăng lên 387 ngƣời (tăng 22,9% so với năm 2014). Sự gia tăng này phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc, kể cả việc thực hiện các đơn đặt hàng lớn khi khách hàng có yêu cầu.

- Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ:

+ Nhân sự có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2013 trong tổng số 273 nhân sự toàn công ty thì số lƣợng có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 69%, tƣơng đƣơng với 188 ngƣời, năm 2014 tỷ lệ này tăng lên 70%, tƣơng đƣơng với 221 ngƣời và năm 2015 là 75%, tƣơng đƣơng với 290 ngƣời.

+ Số lƣợng nhân sự có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp hơn (năm 2013 tỷ lệ ngƣời có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng chiếm 31% tổng số nhân sự, năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 30% và 25%). Nhƣ vậy, nhìn chung yếu tố trình độ lao động của công ty chƣa đƣợc đánh giá cao, đặc biệt là đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, gia công.

- Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi: tại công ty đa số là nhân sự trẻ. Năm 2013 số ngƣời trong độ tuổi từ 18 – 35 tuổi chiếm 65% tổng số nhân sự của công ty, tƣơng đƣơng với 177 ngƣời, năm 2014 và 2015 tỷ lệ này là 71% và 79%. Với cơ cấu nhân sự trẻ mặc dù phải đầu tƣ nhiều cho hoạt động đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ, kinh nghiệm nhƣng đổi lại tính linh hoạt và khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật vào làm việc lại nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao năng suất cũng nhƣ hiệu quả làm việc.

- Cơ cấu nhân sự phân theo tính chất lao động: nhân sự là lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nhân sự toàn công ty. Từ năm 2013 đến năm 2015 tỷ lệ này lần lƣợt là 72%; 75% và 76% tổng số nhân sự, cơ cấu này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty, chuyên sản xuất các sản phẩm ngành dệt may.

* Chính sách đào tạo nhân sự

Bên cạnh việc quan tâm và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động trong công ty, Kanaan Sài Gòn không ngừng đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực.

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu cho hoạt động đào tạo tại công ty giai đoạn 2013 – 2015

TT Tiêu chí Đơn vị 2013 2014 2015

1 Tổng chi phí đào tạo Triệu

đồng 248 296 343

2 Số nhân viên đƣợc đi đào tạo Ngƣời 93 105 113

Nguồn: Công ty TNHH Kanaan Sài Gòn

- Tổng kinh phí cho hoạt động đào tạo tại đơn vị có xu hƣớng tăng lên theo các năm: năm 2013 chi phí này là 248 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 296 triệu đồng (tăng 19% so với năm 2013) và năm 2015 tiếp tục tăng lên 343 triệu đồng (tăng 16% so với năm 2014).

- Song song với sự gia tăng của nguồn kinh phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo thì số lƣợng nhân viên đƣợc đi đào tạo hàng năm cũng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Theo đó, năm 2013 số lƣợng nhân viên đƣợc đi đào tạo là 93 ngƣời, năm 2014 tăng lên 105 ngƣời (tăng 12,9% so với năm 2013); năm 2015 tăng lên 113 ngƣời (tăng 7,6% so với năm 2015).

Mặc dù đã chú trọng đến hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động nhƣng hiện tại, đội ngũ thiết kế mẫu mốt còn yếu đa số là của bên đối tác nƣớc ngoài gửi sang và ta tiến hành sản xuất theo.

* Tổ chức sản xuất

Công nghệ là nhân tố quan trọng mang ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp hiện nay. Công nghệ ở đây phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng tức là bao gồm công cụ, phƣơng tiện cũng nhƣ qui trình sản xuất. Muốn tăng năng suất lao động, muốn tạo ra đƣợc sản phẩm có chất lƣợng tốt, để nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh không thể sản xuất với một dây chuyền công nghệ lạc hậu có từ cách đây 3-4 chục năm. Chính vì lý do đó nên ban lãnh đạo công ty đã nhanh chóng tiến hành sắm sửa dây chuyền công nghệ tiên tiến của Ý một trong những quốc gia có vị trí cao trong công nghệ sản xuất. Hiện công ty chỉ gia công hai mặt hàng chủ yếu là túi xách và ba lô. Trong đó dây chuyền sản xuất ba lô đã cũ chỉ có dây chuyền sản xuất túi xách là mới đƣợc trang bị thêm. Hiện công ty có khoảng 179 máy bàn kim chủ yếu là của Hàn Quốc và Đài Loan. Trong đó máy bàn một kim có nhiều nhất vì đây là công cụ dùng cho hầu hết các loại sản phẩm, nhƣng giá trị còn lại khoảng 45%. Các loại máy móc khác nhƣ máy cắt vòng, máy chặt, máy zíc zắc, trụ có giá trị sử dụng cũng chỉ hơn 30%. Ngoài dây chuyền công nghệ hiện đại mới nhập từ Ý

thì hầu nhƣ công nghệ chỉ sử dụng đƣợc thêm 5 năm nữa là hoàn toàn lạc hậu so với thế giới cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực. Hiện trạng công nghệ của công ty chƣa cao so với các công ty trong địa bàn thành phố nhƣng cũng đáp ứng đầy đủ các đơn hàng do phía đối tác yêu cầu. Nhƣng với mục tiêu tự sản xuất xuất khẩu trong tƣơng lai, phải chủ động tìm thị trƣờng, phải liên tục nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phải thay đổi kiểu dáng mẫu mã thì khó lòng đáp ứng đƣợc với tình hình công nghệ của công ty hiện nay. Việc gia công thuê cho nƣớc ngoài giúp công ty có thể tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài một cách gián tiếp qua sản phẩm, bên cạnh đó việc liên doanh với đối tác cũng tạo cho doanh nghiệp cơ hội đƣợc tiếp cận với qui trình sản xuất hiện đại cách tổ chức và quản lý cũng nhƣ qui trình sản xuất tiên tiến.

2.3.3.2. Các yếu tố bên ngoài - Yếu tố thể chế, pháp luật

Nền chính trị nƣớc ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo hiện nay đƣợc đánh giá rất cao về sự ổn định, đảm bảo cho sự hoạt động phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu tƣ khi tham gia vào thị trƣờng Việt Nam.

Việc Việt Nam gia nhập WTO, là thành viên của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hƣớng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nói chung và công ty Kanaan Sài Gòntham gia vào thị trƣờng toàn cầu.

Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc rút ngắn. Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho công ty giảm bớt rào cản ra nhập ngành. Hơn thế nữa, luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hƣớng đƣợc cải thiện, luật kinh doanh ngày càng đƣợc hoàn thiện. Luật doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi đã có những tiến bộ rõ rệt tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Luật thƣơng mại, chống bán phá giá, chống độc quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ… đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả trên thị trƣờng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vấn đề hệ thống pháp luật kinh doanh của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, luôn có nhiều thay đổi về chính sách, thiếu sự ổn định cần thiết cho doanh nghiệp.

Bên cạnh các quy định chung, ngành dệt may còn có những chính sách, quy định riêng nhất định. Ngành dệt may chịu sự điều chỉnh nghiêm ngặt bởi các quy định về

bảo vệ môi trƣờng: các quy chuẩn về nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải dệt may, hay vấn đề sử dụng lao động… Đặc biệt, trong năm 2014, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030, theo đó, việc phát triển ngành Dệt may phải gắn liền với việc lựa chọn công nghệ phù hợp, đảm bảo nâng cao chất lƣợng sản phẩm đồng thời hạn chế tác động, gây ô nhiễm môi trƣờng. Nhƣ vậy, xu hƣớng sự điều chỉnh, giám sát của hệ thống pháp lý Việt Nam đang dần trở nên khắt khe, chặt chẽ hơn.

- Yếu tố công nghệ

Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đều sản xuất theophƣơng thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2014 tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phƣơng thức gia công CMT vẫn chiếm chủ yếu(khoảng 60%), xuất khẩu theo phƣơng thức FOB chỉ khoảng 38% và chỉ có 2% xuất khẩu theo phƣơng thức ODM. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOB I nên giá trịgia tăng của ngành còn thấp chỉ chiếm khoảng 20% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận chỉkhoảng 5-10% và phải nhập khẩu đến 70-90% nguyên phụ liệu. Điều này giải thích cho một nghịch lý là Việt Nam đang là một trong năm nƣớc xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất vào Mỹ nhƣng lại là quốc gia duy nhất không dùng nguyên phụ liệu trong nƣớc. Nếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từnƣớc ngoài, các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam sẽ gặp phải một số rủi ro về thời gian và chất lƣợng nguyên phụ liệutrong quá trình vận chuyển, rủi rovề thời gian khi tìm nguyên liệu thay thếtrong trƣờng hợp sản phẩm bị lỗi dẫn tới ảnh hƣởng hợp đồng giao hàng.

- Yếu tố hội nhập

Sự hội nhập và giao lƣu về kinh tế - văn hoá của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới tạo cơ hội cho sự trao đổi toàn diện về các lĩnh vực trong ngành dệt may, đồng thời việc thực thi các cam kết của WTO trong đó có các cam kết liên quan đến in ấn vừa tạo cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may - phát hành mở rộng thị trƣờng, trao đổi công nghệ và chuyên gia, hợp tác đầu tƣ, vừa là thách thức lớn trong cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, yếu tố hội nhập còn làm gia tăng sự phát triển của hoạt động xuất khẩu và sản xuất, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành công

nghiệp dệt may của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã nhận ra tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực này tại nƣớc ta. Điều này cũng là cơ hội tốt cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may có thể tăng cƣờng hợp tác để mở rộng phạm vi và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô túi xách của công ty tnhh kanaan sài gòn giai đoạn 2016 2020​ (Trang 37)