Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô túi xách của công ty tnhh kanaan sài gòn giai đoạn 2016 2020​ (Trang 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh xuất khẩu

Hiện nay, các thủ tục hành chính của Nhà nƣớc còn rất rƣờm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà công ty cũng nằm trong số đó. Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông qua hải quan. Vẫn biết rằng hải quan có trách nhiệm và nghĩa vụ của họ nhƣng vấn đề ở chỗ là thủ tục hải quan rất rƣờm rà nhiều khi làm chậm tiến độ giao hàng.

Tổ chức và quản lý hợp lý các khâu thuộc nghiệp vụ xuất khẩu nhƣ cấp giấy phép, phân bổ quota, thủ tục hải quan... cũng có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu ba lô, túi xách nói rỉêng. Thực tế việc phân bổ hạn ngạch trong xuất khẩu hàng may mặc không hợp lý, thủ tục hải quan còn nhiều phức tạp... làm hạn chế khả năng xuất khẩu mặt hàng này.

Để giải quyết vấn đề này, Nhà nƣớc cần sớm ban hành luật hải quan cho phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng. Các ngành hữu quan nghiên cứu để ban hành biểu phân loại mã số hàng xuất khẩu (biểu mã số HS) phù hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nƣớc trong xu thế hợp tác và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Nên có sự thống nhất từ cơ quan quản lý trong việc ghi mã số HS trƣớc tên hàng trong các hồ sơ chứng từ có liên quan để tạo ra một sự đồng nhất trong việc xác định loại hàng hoá làm cơ sở cho việc khai báo, tính và nộp thuế, việc quản lý gia công cho nƣớc ngoài...

Về quản lý xuất khẩu tiểu ngạch: Đánh thuế, phí xuất khẩu tiểu ngạch sao cho giá xuất khẩu tiểu ngạch tƣơng đƣơng với giá xuất khẩu chính ngạch vừa quản lý chặt chẽ đƣợc xuất khẩu tiểu ngạch, vừa tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc.

Thực hiện các vấn đề trên sẽ giúp cho Công ty chủ động trong giao dịch, kinh doanh xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh công bằng và đẩy mạnh đƣợc hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đƣa kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lên vị trí hàng đầu, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc nhƣ thuế vụ, hải quan, ngân hàng… đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các khâu trong xét duyệt đầu tƣ, vay vốn đầu tƣ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi cấp mọi ngành.

3.3.2 Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công.

Nƣớc ta là một nƣớc có nền kinh tế có xuất phát điểm rất thấp, các doanh nghiệp thƣờng đi sau trong quá trình hội nhập, vì vậy Nhà nƣớc cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể là:

- Về lãi ngân hàng: Hiện nay ngành may mặc nói chung và lĩnh vực ba lô, túi xách nói riêng của nƣớc ta, các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn còn mới nhƣng trình độ công nghệ không cao do vậy chất lƣợng sản phẩm không cao. Để đầu tƣ cho sản xuất thì nguồn vốn của bản than doanh nghiệp không thể nào đáp ứng đƣợc, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

- Về quản lý và phân bổ hạn ngạch: trong những năm qua Nhà nƣớc đã có thay đổi rất nhiều trong vấn đề quản lý và phân bổ hạn ngạch. Mặc dù với cách phân bổ hiện nay của Bộ thƣơng mại đã có nhiều tiến bộ nhƣng vấn đề phân bổ hạn ngạch vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Thực tế hiện nay số lƣợng sản phẩm sản xuất để xuất khẩu bao giờ cũng lớn hơn số lƣợng trong hạn ngạch. Do vậy, công ty liên tục bị thiếu hạn ngạch và luôn phải lo lắng xin hạn ngạch bổ sung hoặc tìm các doanh nghiệp khác để xuất khẩu ủy thác. Điều này làm chi phí sản xuất gia công tăng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tƣơng tiêu cực trong vấn đề xin hạn ngạch.

cho vay vốn, giảm lãi vay… Nhà nƣớc cần có các chính sách tạo điều kiện cho Công ty đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh của sự toàn cầu hoá:

+ Cho tiếp tục áp dụng thuế suất hàng ba lô, túi xách bằng 0% để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng này.

+ Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả, nội lực của đất nƣớc, Bộ tài chính cần xem xét lại mức thuế nhập khẩu của các mặt hàng trong nƣớc đã bắt đầu sản xuất đƣợc, trong đó có sợi, vải để đảm bảo sản xuất ttrong nƣớc tránh tình trạng giá thành sản xuất của sản phẩm lại lớn hơn giá nhập khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá ta trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Nhà nƣớc cần miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất các chủng loại sản phẩm (mặt hàng dệt, phụ liệu may ba lô, túi cách...) thay thế nhập khẩu để làm hàng phục vụ xuất khẩu, tạo điều kiện cho Công ty có thể bán ngang hoặc thấp hơn giá nhập sản phẩm cùng chủng loại và tạo cho hàng may mặc xuất khẩu đƣợc theo phƣơng thức FOB.

+ Bên cạnh đó, Nhà nƣớc có thể áp dụng một số biện pháp khác nhƣ cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu... nhằm giúp Công ty giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập, lợi nhuận đẩy mạnh đƣợc hoạt động xuất khẩu. Thực tế mấy năm qua, Nhà nƣớc vẫn chƣa thực sự chú trọng tới hoạt động hàng may mặc. Một thực trạng trong ngành may xuất khẩu đó là: dù biết rằng gia công may không hiệu quả bằng hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, Công ty phải vay vốn mua nguyên liệu đầu vào, rồi sau một chu kì sản xuất (3-4 tháng) mới bán sản phẩm thu tiền lãi trả ngân hàng. Do không có ƣu đãi về lãi suất nên sau khi trừ đi chi phí sản xuất và lãi ngân hàng, hiệu quả thu đƣợc không cao hơn hình thức gia công là bao nhiêu, lại chịu nhiều rủi ro. Trong khi đó, hình thức gia công tuy hiệu quả thấp nhƣng chắc chắn. Nhƣ vậy Nhà nƣớc và xã hội bị thiệt vì đơn cử một ví dụ là: theo hình thức gia công thì giá gia công một áo sơ mi khoảng 0,7-0,8 USD, gấp gần 5 lần. Do vậy, đòi hỏi Nhà nƣớc phải nhanh chóng áp dụng một cách hợp lý các biện pháp trên để khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đem lại hiệu quả cao.

- Chính sách về vốn.

doanh nghiệp của ngành dệt may một cách hợp lý. Có cơ chế vay và bảo lãnh vốn vay một cách hợp lý.

+ Cho ngành dệt đƣợc sử dụng hoặc vay vốn ODA, vốn tín dụng của Chính phủ với lãi suất ƣu đãi (khoảng 5%), thời gian vay dài (trên 10 năm đối với ngành dệt và 7 năm đối với ngành may).

+ Miễn các loại thuế doanh thu, lợi tức cho các công trình đầu tƣ ngành dệt may trong thời gian chƣa trả nợ xong.

Ngoài ra, Nhà nƣớc cần có các biện pháp hỗ trợ cùng với Công ty đƣa Công ty Tài chính dệt may sớm đi vào hoạt động để huy động vốn từ các nguồn vay trong nƣớc, ngoài nƣớc, trái phiếu, cổ phiếu... nhằm cho vay đầu tƣ phát triển.

- Chính sách tỷ giá hối đoái.

+ Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ lợi hại trong cuộc chiến tranh thƣơng mại gay gắt giữa các nƣớc công nghiệp phát triển và là một trong những công cụ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ mậu dịch của các nƣớc đang phát triển.

+ Đối với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển và thị trƣờng tiền tệ thế giới đầy biến động thì việc lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế đối nội và tăng trƣởng trong kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết.

+ Đối với ngành Dệt - May nói chung, việc điều hành tỷ giá ngoại tệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà nƣớc cần áp dụng tỷ giá hối đoái hợp lý để đảm bảo xuất khẩu có lãi và khuyến khích xuất khẩu. Tất nhiên tỷ giá đó không đƣợc thoát ly quá nhiều so với tƣơng quan cung cầu về ngoại tệ. Đồng thời Nhà nƣớc phải luôn chú trọng đầy đủ các yếu tố kích thích xuất khẩu khi ấn định tỷ giá. Đây là những quyết định chủ quan nhƣng rất cần thiết vì không đẩy mạnh đƣợc xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ tự có, chúng ta sẽ không đủ ngoại tệ để cân đối cán cân thanh toán quốc tế.

Tóm tắt chƣơng 3

Trên cơ sở một số định hƣớng chiến lƣợc chung của công ty trong thời gian tới, và những kết luận rút ra từ phân tích thực trạng tại chƣơng 2, chƣơng 3 tác giả đã xây dựng đƣợc hệ thống một số các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả

công tác gia công xuất khẩu cho công ty KANAAN Sài Gòn, các giải pháp này tập trung vào một số vấn đề cụ thể:

- Giải pháp về phát triển thị trƣờng

- Giải pháp về chủ động nguồn nguyên liệu - Giải pháp nâng cao trình độ sản xuất gia công - Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Để các giải pháp này triển khai có hiệu quả, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía công ty mà còn cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng của nhà nƣớc thông qua việc triển khai các chính sách ƣu đãi và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doah xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thàng một ngành sản xuất có tính chất chiến lƣợc ở nƣớc ta. Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta hiện nay, nền khoa học công nghệ còn lạc hậu, lực lƣợng lao động còn thất nghiệp rất lớn thì phát triển gia công xuất khẩu là một tất yếu. Gia công xuất khẩu sẽ giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời lao động, phát triển gia công xuất khẩu giúp chúng ta tiếp thu đƣợc khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nƣớc khác, nó còn làm tăng thu nhập, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc.

Hiện nay Việt Nam với tƣ cách là thành viên chính thức của ASEAN, APEC và chúng ta đang đàm phán để ra nhập tổ chức WTO nền kinh tế trong nƣớc đòi hỏi duy trì ở mức tăng trƣởng 9 đến 10 % năm, kim ngạch xuất khẩu phải tăng 20 – 25 %/năm, gia công xuất khẩu hàng ba lô, túi xách là một trong những giải pháp thực hiện nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu này. Muốn vậy chúng ta cần phải đầu tƣ hơn nữa sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, quan tâm thích đáng công tác thị trƣờng, cải tiến và nâng cao hơn nữa bộ máy quản lý đa dạng hoá thị trƣờng, sản phẩm từng bƣớc hƣớng vào gia công theo chiều sâu, tăng dần tỷ trọng nguyên vật liệu trong nƣớc trong giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời hết sức coi trọng uy tín trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Chắc chắn rằng hoạt động gia công xuất khẩu sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc.

Trong những năm tới, với sự nỗ lực không ngừng vƣơn lên của mình, công ty Kanaan Saigon đã và sẽ cố gắng phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô, túi xách hơn nữa góp phần phát triển nghành dệt may Việt Nam, nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hồ (2015), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thống kê. 2. Đỗ Thị Loan (2008), Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (global

value chain – GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

3. Hoàng Văn Châu (chủ biên) (2014), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nƣớc Châu Á”, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, Hà Nội.

4. Hoàng Văn Châu (chủ biên) (2010), “Công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm từ

các nước và giải pháp cho Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và truyền

thông.

5. PGS.TS Tô Xuân Dân (2012), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Thống kê. 6. TS Đỗ Đức Bình (2013), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. 7. PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Logistics Những vấn đề cơ bản, NXB

Thống kê.

PHỤ LỤC

Thông tin Hóa đơn thƣơng mại – Commercial Invoice

1. Shipper/exporter : thông tin về ngƣời xuất khẩu 2. Consignee : thông tin về ngƣời nhập khẩu 3. Notify party : thông tin về ngƣời đƣợc ủy thác 4. Port of loading : cảng đi

5. Final destination : nơi đến

6. Carrier : phƣơng thức vận chuyển

7. Sailing on or about : ngày tàu khởi hành 8. No.&Date of invoice : số và ngày ký hóa đơn 9. No.&Date of L/C : số và ngày ký L/C

10. L/C issuing bank : ngân hàng phát hành L/C 11. Marks and numbers of pkgs : ký mã hiệu của lô hàng 12. Description of goods : mô tả hàng hóa

13. Quantity/unit : số lƣợng/ đơn vị

14. Unit price : đơn giá

15. Amount : số tiền

Phiếu đóng gói - P/L

1. Shipper/exporter : thông tin về ngƣời xuất khẩu 2. Consignee : thông tin về ngƣời nhập khẩu 3. Notify party : thông tin về ngƣời đƣợc ủy thác 4. Port of loading : cảng đi

5. Final destination : nơi đến

6. Carrier : phƣơng thức vận chuyển 7. Sailing on or about : ngày tàu khởi hành 8. No.&Date of invoice : số và ngày ký hóa đơn

9. Remarks : những lƣu ý

10. Marks and numbers of pkgs : ký mã hiệu của lô hàng 11. Description of goods : mô tả hàng hóa

12. Quantity : số lƣợng

13. Net – weight : trọng lƣợng tịnh 14. Gross- weight : trọng lƣợng toàn bộ 15. Measurement : dung tải

Vận đơn đƣờng biển - B/L

Nội dung của B/L Mặt trƣớc:

1. (B/L No.) : số vận đơn

2. Shipper : thông tin về ngƣời xuất khẩu 3. Consignee : thông tin về ngƣời nhập khẩu 4. Notify party : thông tin về ngƣời đƣợc ủy thác 5. Name of ship/vessel/Ocean vessel, Voyage No. : tên tàu, chuyến số. 6. Place of delivery : địa điểm vận chuyển

7. Place of receipt : nơi nhận 8. Port of Loading. : cảng xếp 9. Port of Discharge : cảng dỡ

10. Container No. ; Seal No. of container : Container số ; Seal số 11. No.of original B/Ls : số vận tải đơn gốc

12. Description of Goods & Packages : số Container, số kiện hàng 13. Gross weight : trọng lƣợng toàn bộ

14. Measurement : dung tải

15. Freight & Charges : cƣớc phí và lệ phí

16. Ex. Rate. : tỷ giá

17. Place and Date of issue : nơi và ngày cấp 18. Ngƣời chuyên chở ký

Mặt sau:

+ Ghi sẵn những điều luật, Quy tắc quốc tế về vận tải biển, điều khoản xếp dở và giao hàng, điều khoản cƣớc phí và phụ phí.

+ Quy định quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời vận tải, ngƣời gửi hàng, trong đó quan trọng nhất là điều khoản về trách nhiệm, về miễn trách nhiệm, về giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời chuyên chở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô túi xách của công ty tnhh kanaan sài gòn giai đoạn 2016 2020​ (Trang 64)