Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô túi xách của công ty tnhh kanaan sài gòn giai đoạn 2016 2020​ (Trang 59 - 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của

đổi mới trong tổ chức quản lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu.

- Thực tế tại công ty TNHH Kanaan Sài Gòn trong những năm gần đây, hoạt động gia công xuất khẩu ba lô, túi xách vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đƣa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế này là điều cần thiết.

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty TNHH Kanaan Sài Gòn công ty TNHH Kanaan Sài Gòn

3.2.2.1 Giải pháp củng cố và phát triển thị trường

Trong nền kinh tế hàng hoá, thị trƣờng có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, khách hàng của hàng xuất khẩu còn làm tăng tính cạnh tranh của khách hàng, tăng khả năng lựa chọn của doanh nghiệp, từ đó tăng đƣợc hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Bởi vì, mở rộng thị trƣờng, khách hàng, tức là tăng cầu, mà cầu tăng sẽ kéo theo cung tăng lên và giá cũng tăng lên.

Theo qui luật của nền sản xuất hàng hoá, không còn tồn tại khái niệm tính toán áp đặt một nhu cầu để bố trí sản xuất, mà cần nắm bắt đƣợc diễn biến của thị trƣờng đểt phát triển sản xuất theo qui luật khách quan của nó. Phƣơng châm của Công ty là: Hƣớng ra xuất khẩu và coi trọng thị trƣờng nội địa nên phải hoà mình vào thị trƣờng may mặc thế giới và khu vực để đặt ra mục tiêu chiến lƣợc phát triển, đủ sức cạnh tranh ngay tại thị trƣờng trong nƣớc và có sức vƣơn lên hơn nữa.

Do đó, phát triển thị trƣờng may mặc thực sự là một yêu cầu cấp thiết hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là: Tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Việc tạo đƣợc uy tín cho một loại sản phẩm tiêu thụ trên thị trƣờng quốc tế là cực kỳ khó khăn. Nó bao gồm từ mẫu mã, chủng loại, kiểu cách đến chất lƣợng sản

phẩm. Đối với Công ty, hiện tại việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức: gia công xuất khẩu và mua nguyên liệu bán sản phẩm. Việc xuất khẩu theo hình thức gia công đã góp phần quan trọng vào giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, song hiệu quả thấp. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nƣớc đều phải trải qua hình thức này. Đây cũng là cơ hội để Công ty tập dƣợt, làm quen với cách thức làm ăn trên thị trƣờng quốc tế, từ việc tiếp nhận nguyên phụ liệu gia công sản xuất đến tiến độ giao hàng... để tiến đến hình thức xuất khẩu sản phẩm cao hơn: mua nguyên liệu, bán sản phẩm.

Để đạt đƣợc việc xuất khẩu sản phẩm theo hình thức này, Công ty cần phải huy động một lực lƣợng tổng lực từ điều tra nhu cầu thị trƣờng nƣớc ngoài để tạo ra các mẫu mốt ăn khách, hợp thị hiếu, đến tổ chức sản xuất đúng với tiến độ tiêu dùng của thị trƣờng mà sản phẩm cần tới. Làm đƣợc điều này, ngoài việc giải quyết lao động nhƣ hình thức trên, nó còn gòp phần thúc đẩy bản thân ngành Dệt may (cung cấp các loại vải cho may mặc) và nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Đồng thời hiệu quả về thu ngoại tệ cũng tăng lên nhiều.

Hai là: Quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín để lợi dụng uy tín của

họ nâng uy tín hàng may mặc Việt Nam, đồng thời đƣa hàng xuất khẩu Việt Nam vào các kênh tiêu thụ hợp lý (trên cơ sở kinh nghiệm từ kiến thức của nhà phân phối) qua đó xâm nhập và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng.

Ba là: Đặt những đại diện, các cửa hàng chào bán các sản phẩm của Công ty

tại các thị trƣờng lớn ở nƣớc ngoài. Lập kho hàng ở các cảng lớn để giao nhận hàng kịp thời.

Bốn là: Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc Việt kiều

để làm cơ sở đẩy mạnh hàng xuất khẩu ba lô, túi xách ra thị trƣờng thế giới. Một điều đáng chú ý ở đây là tiềm năng của Việt kiều và ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài: có nhiều ngƣời là các ông chủ lớn với các doanh nghiệp sở tại, nhƣ ở Nga và một số nƣớc Trung Đông. Đây là một thị trƣờng không nhỏ cho hàng hóa của Công ty.

Năm là: Đẩy mạnh hoạt động mốt, đào tạo đội ngũ tiếp thị, tăng cƣờng các

hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền nhằm bán trƣớc sản phẩm. Các hoạt động dịch vụ trƣớc, trong và sau khi bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời mua nhằm thắng đƣợc đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng. Sớm hoà nhập vào

thị trƣờng quốc tế và khu vực bằng đầu tƣ phát triển và tổ chức lại hoạt động xuất khẩu hàng ba lô, túi xách theo cơ chế thị trƣờng, theo hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế ISO 9000, bằng tiếp thị, hội thảo, hội trợ, triển lãm, gia nhập các hiệp hội Dệt - May quốc tế và khu vực, giao lƣu với thời trang thế giới.

Bên cạnh có, công ty chủ động tìm kiếm các thị trƣờng không hạn ngạch và có chính sách sản phẩm đối với từng thị trƣờng. Việc đề ra chính sách sản phẩm đúng đắn đối với từng thị trƣờng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm, đến chi phí, giá thành và lợi nhuận của Công ty.

3.2.2.2 Giải pháp chủ động nguồn cung cấp nguyên vật liệu

Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định có uy tín, góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm gia công, đồng thời hạ đƣợc giá thành gia công, nâng cao khả năng cạnh tranh:

Hiện nay công ty vẫn phải thực hiện phần lớn là gia công đơn thuần nhƣng đôi lúc phía đối tác vẫn ủy thác cho công ty nhập nguyên phụ liệu của một công ty nƣớc ngoài khác đƣợc chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua nguyên phụ liệu để sản xuất. Điều này sẽ tạo cho công ty có đƣợc nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và đáng tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xúc tiến phƣơng thức mua đứt bán đoạn.

Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời chính xác nhu cầu thị trƣờng, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lƣợng tốt. Thu mua là khâu quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định trong quy trình sản xuất kinh doanh, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không.

Trong thu mua hàng dệt may nói chung và lĩnh vực ba lô, túi xách nói riêng, vấn đề lựa chọn nguồn hàng là rất quan trọng. Cần phải lựa chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty và đặc điểm của thị trƣờng nƣớc ta. Vì vậy cần nghiên cứu khai thác các nguồn nguyên phụ liệu phù hợp kể cả trong và ngoài nƣớc.

3.2.2.3 Giải pháp nâng cao quy trình công nghệ

- Liên kết kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp gia công

Tạo dựng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trên nhiều phƣơng diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp

cho công ty ngày càng bám sát hơn đến tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vƣớng mắc phát sinh trong sản xuất, nghiệm thu kịp thời những khó khăn vƣớng mắc phát sinh trong sản xuất, nghiệm thu sản phẩm kịp thời và xây dựng khung giá hợp lý tạo sức mạnh và ổn định về kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế. Mặt khác hiện nay nhiều công ty ở cả thị trƣờng lớn thƣờng đặt những đơn hàng rất lớn mà khả năng của công ty không thể đáp ứng đƣợc thì liên kết giữa các công ty lại với nhau để đáp ứng các đơn đặt hàng nhƣ vậy là rất cần thiết.

- Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác

kinh doanh.

Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nƣớc ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nƣớc ngoài sẽ góp vốn, máy móc thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công) và tiêu thụ sản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận đƣợc phân chia theo thỏa thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nƣớc ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.

- Đổi mới trang thiết bị: đây là việc làm rất khó đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này lấy từ đâu ra, đây là vấn đề nan giải. Hơn nữa, khi đổi mới và mua mới mở rộng sản xuất thì phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng ngừng hoạt động do thiếu việc. Thực tế công ty hiện nay công ty còn thiếu máy móc có thể sản xuất một số mặt hàng cao cấp. Đổi mới và mua máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc yêu cầu khách hàng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh nhƣng mặt khác nó cũng chứa đựng những khó khăn mà ban lãnh đạo công ty phải xem xét:

- Lập kế hoạch triệt để, tổ chức dây chuyền hợp lý:

Song song với việc đổi mới, mua sắm máy móc thiết để làm sao có đƣợc dây chuyền sản xuất hợp lý và hiệu quả công ty cần lập kế hoạch một cách triệt để hơn để trong quá trình sản xuất các dây chuyền không phải chờ đợi nhau làm giảm năng suất dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Để có đƣợc dây chuyền sản xuất hợp lý cần phải thỏa mãn:

+ Không gây ra tình trạng ùn tắt trong quá trình sản xuất cũng nhƣ không gây ra tình trạng đứt chuyền (các khâu trong dây chuyền phải chờ đợi nhau).

+ Không gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe của công nhân trực tiếp đứng máy, không gây ô nhiễm môi trƣờng.

Do đó khi lắp đặt dây chuyền sản xuất cần phải tuân thủ các nguyên tắc: + Bố trí máy móc sao cho tạo đƣợc một dây chuyền sản xuất liên tục. + Bố trí công nhân sản xuất phù hợp với từng máy móc, công đoạn sản xuất.

3.2.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dựng đƣợc một đội ngũ vững mạnh về khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Để làm đƣợc điều này, công ty có thể lựa chọn các phƣơng án sau:

+ Tổ chức cho nhân viên thiết kế tham gia các khóa học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo thiết kế hay tại các trƣờng đại học trong nƣớc.

+ Gửi các cán bộ có năng lực ra nƣớc ngoài học tập. + Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ.

Với chƣơng trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ thiết kế vững mạnh có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.

- Nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động:

Hàng năm mặc dù vẫn tổ chức cho công nhân học tập nâng cao tay nghề nhƣng trình độ của công nhân vẫn chƣa đạt mức cao để thực hiện sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty cần phải tổ chức đào tạo những ngƣời lao động chƣa theo kịp với dây chuyền sản xuất, tổ chức tuyển chọn công nhân có đủ tay nghề để trực tiếp sản xuất nhanh cũng nhƣ sa thải những ngƣời lao động có tay nghề quá thấp. Và những cán bộ nhân viên quản lý phải đƣợc xây dựng đủ mạnh, có trình độ nghiệp vụ cao, tình thần trách nhiệm cao có thể đối phó lại những tình huống bất ngờ trong kinh doanh.

Công ty cũng cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm làm cho ngƣời lao động gắn bó với công ty hơn, tránh tình trạng chảy máu chất xám, bởi vì do sự biến động của thị trƣờng, những ngƣời lao động có trình độ tay nghề cao và trình độ nghiệp vụ cao thƣờng tìm đến những nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn để làm việc.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý: Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dựng uy tín trên thƣơng trƣờng thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng. Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn những ngƣời có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thể tuyển chọn đƣợc đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trƣờng làm cho công ty tránh đƣợc các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt đƣợc các cơ hội kinh doanh, tiếp thu đƣợc công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nƣớc ngoài, có khả năng phân tích đánh giá đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh, vạch ra các chủ trƣơng, chƣơng trình hành động thích hợp cho công ty.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty TNHH Kanaan Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng ba lô túi xách của công ty tnhh kanaan sài gòn giai đoạn 2016 2020​ (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)