3.1.1. Tổng quan về công ty
Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ LẠNH Tên giao dịch : SEAREFICO
Vốn điều lệ : 243.749.160.000 đồng
Trụ sở chính 72-74 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành Pố Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84–8) 822 260 Fax : (84–8) 3822 6001
Tên chứng khoán : Cổ phiếu Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh (SEAREFICO)
Mã chứng khoán : SRF
Mệnh giá 10.000 đồng
Số lượng cổ phiếu niêm yết : 24.374.916 cổ phiếu Logo của Công ty :
Ngành nghề kinh doanh
Tư vấn, khảo sát, thiết kế cung cấp vật tư, thiết bị và thi công lắp đặt các công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, hệ thống phòng chống cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc các ngành công nghiệp và dân dụng.
Sản xuất và gia công, chế tạo máy móc, thiết bị, vật liệu cơ điện lạnh.
29 trong và ngoài nước.
Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ điện lạnh, các phương tiện vận tải. Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị các công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, phòng chống cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc ngành công nghiệp và dân dụng.
Dịch vụ lập dự án đầu tư, quản lý đầu tư. Kinh doanh bất động sản.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
-1977: Công ty Kỹ Nghệ Lạnh tiền thân là Xưởng cơ khí Phú Lâm được thành lập ngày 18/11/1977 theo quyết định số 1501/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất nước đá, thiết bị và dụng cụ chế biến.
-1988: Ngày 30/8/1988 Xí nghiệp Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng được thành lập là đơn vị thành viên của Công ty XNK Thủy sản Miền Trung, hoạt động trong lĩnh vực lạnh công nghiệp và cơ điện công trình.
-1993: Ngày 01/04/1993, Công ty Kỹ Nghệ Lạnh được thành lập lại theo Quyết định số 95/TS/QĐTC là DN nhà nước loại 1 trực thuộc Tổng Công ty XNK Thủy sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam)
-1996: Tháng 11/1996 Bộ thủy sản quyết định sáp nhập Xí nghiệp Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng (SEAREE) vào Công ty Kỹ Nghệ Lạnh (SEAREFICO).
-1999: Công ty Kỹ Nghệ Lạnh được cổ phần hóa với vốn điều lệ 12 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh, tên giao dịch là SEAREFICO
-2005: Tái cấu trúc công ty với 4 đơn vị kinh doanh chính: Khối M&E, Khối Lạnh Công nghiệp, Nhà máy Panel và Searee Đà nẵng.
-2009: Ngày 21/10/2009, niêm yết và giao dịch 8.020.066 cổ phiếu SRF tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
-2010: Thành lập Công ty con ARICO với 100% vốn đầu tư của SEAREFICO -2012: Thành lập Chi nhánh Cơ điện Công trình SEAREFICO M&E.
-2014: Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 2:1 tăng Vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng -2015: Doanh số toàn Công ty vượt mốc 1.000 tỉ đồng - đạt 1.044 tỷ đồng.
3.2 Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 3.2.1 Mô hình quản trị 3.2.1 Mô hình quản trị
Trách nhiệm quản trị của Nhóm công ty được thực hiện bởi Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty mẹ và Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty con. Ban giám đốc là bộ máy thực thi các Nghị quyết và quyết định của HĐQT.
Hội đồng quản trị: HĐQT đương nhiệm có Chủ tịch và 04 thành viên, trong đó có 01 thành viên giữ chức vụ Tổng giám đốc trực tiếp tham gia điều hành và 03 thành viên không điều hành (01 thành viên là người nước ngoài).
3.2.2 Ban điều hành
Ban điều hành Công ty bao gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, Giám đốc kinh doanh thị trường, Giám đốc khối và Giám đốc các đơn vị thành viên. Ban điều hành có nhiệm vụ triển khai, thực thi các Nghị quyết của HĐQT và chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐQT.
3.2.3 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của Ủy ban Chứng khoán.
31 Quan hệ trực tiếp/ chỉ đạo/ điều hành
Quan hệ gián tiếp/ hỗ trợ/ phối hợp
Nguồn: Nội bộ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chứng công ty
Văn phòng công ty Khối M&E Khối Kinh doanh Quốc tế Chi nhánh Cơ điện công trình SEAREE Văn phòng đại diện Phú Quốc Văn phòng đại diện Hà Nội Ban Kiểm
soát chất Ban Kiểm soát nội bộ
Tổng Giám Đốc Hội đồng quản trị Ban Kiểm Soát Đại hội đồng cổ đông Công ty con, liên kết
3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty 3.3.1 Sơ đồ tổ chức 3.3.1 Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Nội bộ
33
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng kế toán
Kế toán trưởng: Điều hành chung các hoạt động của Phòng, đảm bảo thực hiện đầy
đủ các chức năng và nhiệm vụ của Phòng, đào tạo và phát triển đội ngũ. Báo cáo cho CFO/CEO.
Kế toán tổng hợp – thuế: Lập Báo cáo tài chính của các đơn vị; kiểm tra Báo cáo tài
chính của các công ty con, Chi nhánh (đơn vị không trực tiếp phụ trách); thực hiện các bút toán điều chỉnh hợp nhất và lập các BCTC riêng công ty, BCTC hợp nhất theo quy định. Kiểm tra, thực hiện việc kê khai quyết toán và nộp thuế (thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài, thuế đất…) Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho kế toán viên. Báo cáo công việc cho Kế toán trưởng/ CFO.
Kế toán quản trị: Thực hiện báo cáo quản trị đơn vị, Nhóm Công ty theo định hướng
BSC/KPI đúng hạn, đạt yêu cầu. Cung cấp số liệu cho Ban điều hành đánh giá đúng hiệu quả của từng BUs. Làm việc với các BUs về vấn đề sử dụng vật tư, chi phí cố định, chi phí biến đổi, so sánh sự biến động chi phí, đưa ra các hành động khắc phục phòng ngừa và theo dõi quá trình thực thi. Lập và gởi báo cáo quản trị đúng hạn về hoạt động của các Công trình và BUs. Đánh giá tình hình quản trị về chi phí và dòng tiền tại các dự án, hỗ trợ các dự án trong công tác theo dõi và kiểm soát budget hàng tháng và đề xuất các giảm pháp nhằm tiết giảm chi phí. Kiểm soát chi phí liên quan đến Kế hoạch/Budget được duyệt. Báo cáo công việc cho Kế toán trưởng/CFO.
Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán. Thực hiện
việc thanh toán nội bộ và bên ngoài; theo dõi nợ vay và thanh toán nợ vay đúng hạn; kiểm tra và thu hồi công nợ nội bộ kịp thời, đúng cam kết và quy định của công ty. Hạch toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời và chính xác. Theo dõi kiểm tra, lập kế hoạch thu chi hàng tuần, hàng tháng. Theo dõi, kiểm soát và báo cáo tình hình sử dụng hạn mức ngân hàng và báo cáo tiền gửi, tiền vay định kỳ. Theo dõi thời hạn Hợp đồng tín dụng tại các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, lập và kiểm tra hồ sơ để tái tục hoặc ký mới kịp thời. Thực hiện các hồ sơ mở Thư bảo lãnh (BL tạm ứng, BL thực hiện hợp đồng, BL bảo hành, BL thanh toán …), mở L/C và theo dõi tình hình thanh toán L/C, bảo lãnh. Báo cáo công việc cho Kế toán trưởng.
Kế toán công nợ: Theo dõi, đôn đốc Kế toán công trình và BQLDA thu hồi công nợ đầy đủ và đúng hạn theo điều kiện hợp đồng, hạn chế phát sinh công nợ khó đòi. Báo cáo tình hình thu hồi nợ và các biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản nợ có dấu hiệu khó đòi, làm việc với Giám đốc BUs để thảo luận phương án thu hồi các khoản nợ quá hạn. Theo dõi, kiểm soát công tác thu hồi công nợ Nhóm Công ty và lập báo cáo công nợ định kỳ theo quy định. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng, bao gồm doanh số ký hợp đồng, khối lượng đã thực hiện, khối lượng được phê duyệt và chờ phê duyệt, doanh thu thực hiện, doanh số chuyển sang kỳ sau. Báo cáo công việc cho Kế toán trưởng.
Kế toán công trình: Kiểm tra chứng từ công trình về tính hợp lý, hợp lệ. Kiểm soát
chi phí đầu vào theo budget được duyệt, so sánh với định mức và đơn giá chuẩn, đảm bảo tất cả chi phí đều được ghi nhận và có thể xác minh. Phối hợp với BQLDA, kế toán công nợ trong việc theo dõi và thu hồi công nợ, thu nợ đầy đủ, kịp thời theo tiến độ. Đôn đốc, nhắc nhở và hỗ trợ BQLDA trong việc xác nhận khối lượng. Tham gia công tác lập hồ sơ ban đầu, hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Làm việc với đối tác về việc xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu, phản ánh đúng các khoản nợ phải thu theo đúng quy định của pháp luật về kế toán. Đối chiếu số dư công nợ phải thu khách hàng theo khối lượng thực hiện và theo hóa đơn. Thực hiện báo cáo công nợ phải thu định kỳ theo từng dự án. Lập và gởi báo cáo tài chính công trình đúng tiến độ và đạt chất lượng theo yêu cầu quản lý của từng Công ty. Lập kế hoạch thu chi hàng tuần, hàng tháng của từng công trình và gửi cho kế toán thanh toán. Báo cáo công việc cho Kế tóan trưởng.
Thủ quỹ - Văn thư : Quản lý tiền mặt không bị thất thoát, mất mát và tuân thủ theo
quy định của công ty, pháp luật. Thu tiền khách hàng, thu tạm ứng, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt. Chi tiền cho CBCNV và khách hàng. Giao nhận hồ sơ đề nghị thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản, đảm bảo kịp thời và không bị thất lạc hay mất mát. Cập nhập, theo dõi tình hình giao nhận chứng từ hàng ngày và gửi cho kế toán thanh toán. Thông báo cho các bộ phận, cá nhân liên quan các chứng từ đã được thanh toán. Nhận, gửi, lưu trữ công văn và các tài liệu khác của phòng Kế toán. Báo cáo công việc cho Kế toán trưởng.
35
3.4. Tình hình công ty những năm gần đây
Sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế thế giới vẫn chưa lấy được đà tăng trưởng như trước. Năm 2015, tình hình kinh tế thế giới phát triển chậm và không ổn định. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2.4%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế Thế giới nên có sự tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp. Trong môi trường kinh doanh thuận lợi này, Searefico đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sau
Kết quả kinh doanh hợp nhất Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu TH 2014 KH 2015 TH 2015 % So với cùng kỳ % Kế hoạch 2015 Doanh thu thuần 837.28 1,150.00 1,044.28 127.72% 90.81% Lợi nhuận thuần
từ HĐ SXKD
72.72 61.00 59.93 82.41% 98.25%
Lợi nhuận trước thuế
72.91 61.00 79.31 108.78% 130.00%
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất
64.77 54.00 65.34 100.87% 121.00%
Tỷ lệ cổ tức 12.00 12.00 20.00 166.67% 166.67%
Bảng 1: Kết quả kinh doanh hợp nhất của Searefico năm 2015
Biểu đồ 1: Tình hình thực hiện lợi nhuận theo kế hoạch năm 2015
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015
Biểu đồ 2: Tình hình thực hiện doanh thu theo kế hoạch năm 2015
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 Năm 2015, doanh thu thuần hợp nhất toàn Công ty đạt 1,044 tỷ đồng, tăng 207 tỷ đồng, tương ứng tăng 24.72% so với năm 2014 và đạt 90.81% so với kế hoạch năm 2015.
37
Đây là năm đầu tiên doanh thu toàn Công ty vượt cột mốc 1,000 tỷ và giúp Searefico vinh dự góp mặt trong TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2015.
Lợi nhuận trước thuế năm 2015 là 79.31 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch. Nếu không tính đến khoản thu nhập chuyển nhượng đất (19.57 tỷ) thì lợi nhuận trước thuế từ HĐ SXKD là 59.74 tỷ đạt 98% theo kế hoạch 2015.
3.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 3.5.1. Chiến lược phát triển trung và dài hạn 3.5.1. Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Trong kế hoạch trung và dài hạn, Công ty tiếp tục tập trung vào nâng cao hiệu quả của các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, mở rộng hợp tác sang nhiều lĩnh vực để trở thành một tập đoàn đa ngành trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như năng lượng sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường, thiết bị công nghệ tạo giá trị gia tăng trong ngành thực phẩm và chế biến sau thu hoạch.
Đối với khách hàng: Với triết lý kinh doanh “Chất lượng sản phẩm là trọng tâm, lợi ích khách hàng là then chốt”, Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ ở phân khúc chất lượng cao với giá cả hợp lý và chính sách chăm sóc khách hàng ưu việt.
Đối với CBCNV: Đầu tư cho tuyển dụng và đào tạo. Tuyển đúng người, giao đúng việc và động viên đúng lúc. Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng nhân viên (Career Path và WDP). Tập trung phát triển đội ngũ lãnh đạo kế thừa. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, tạo mọi điều kiện cho các nhân viên tiềm năng có cơ hội được thể hiện. Giúp nhân viên thực sự tham gia vào quá trình quản lý để tìm thấy giá trị của họ ở Công ty.
Đối với cổ đông: Quản lý, sử dụng, đầu tư vốn hiệu quả nhằm bảo toàn và gia tăng lợi ích của cổ đông.
3.5.2. Các mục tiêu phát triển bền vững
Công ty luôn cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội. Để phát triển bền vững, Công ty không ngừng nghiên cứu, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh, sạch và thân thiện với môi trường. Trong năm 2015 công ty đã triển khai dự án đầu tư chuyển đổi dây chuyền sản xuất Panel theo công nghệ Cyclopentance để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Nối tiếp thành công được ghi nhận của cộng đồng các trường đại học lớn tại TP HCM và Đà Nẵng, năm 2016 công ty tiếp tục liên kết với các cơ sở uy tín như: ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kỹ thuật Công nghệ… để tài trợ học bổng cho sinh viên, huấn luyện kỹ năng mềm, tư vấn hướng nghiệp, nhận sinh viên thực tập tại văn phòng, nhà máy, công trường. Ngoài ra chương trình nhận thực tập sinh quốc tế từ Nhật Bản cũng được duy trì đều đặn. Các sinh viên giỏi sẽ được Công ty tài trợ làm luận văn tốt nghiệp và có cơ hội nhận việc ngay sau khi ra trường..
39
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY
4.1. Hạch toán các khoản Nợ phải thu tại công ty
Nợ phải thu tại công ty gồm các khoản: Tài khoản sử dụng: 131 – Phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng tại công ty là những khoản thu khi cung cấp vật tư cho nhà thầu phụ, khoản thu do Chủ đầu tư thanh toán theo khối lượng thực hiện các công trình.
Tài khoản sử dụng 136 – Phải thu nội bộ
Công ty không sử dụng tài khoản 336 để hạch toán các khoản phải thu nội bộ mà chỉ sử dụng tài khoản 136 để phản ánh chung các khoản phải thu và phải trả nội bộ.
Khoản phải thu nội bộ của công ty gồm: các khoản phải thu do điều vốn, nộp hộ thuế, chi hộ chi phí cho chi nhánh, khoản phải thu của khách hàng do chi nhánh đã nhận