Đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 86 - 87)

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó điển hình là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu đã trở thành một nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàng thương mại không chỉ ở trên thế giới mà còn ở hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế. Đây được coi là nguyên nhân chính gây kìm hãm, hạn chế sự lưu thông của dòng tín dụng trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu không tốt hay để xảy ra tình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả cho va của các NHTM. Hiện nay ngưỡng tỷ lệ nợ xấu an toàn của các ngân hàng là dưới 3%. VietinBank Vĩnh Phúc trong 4 năm gần nhất đều duy trì mức nợ xấu dưới 1%, qua đó cho thấy công tác thẩm định, lựa chọn khách hàng cấp tín dụng đạt hiệu quả tốt, chi nhánh không phát sinh thêm nợ xấu. Qua đó cũng cho thấy Ban lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt trong việc tăng trưởng tín dụng bền vững, không chạy đua theo thành tích mà cho vay bằng mọi giá.

Bên cạnh những thành quả đó, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu của chi nhánh vẫn là một tồn tại chưa được khắc phục. Trong 4 năm, chi nhánh không phát sinh thêm nợ xấu tuy nhiên số nợ xấu chỉ giảm 1 tỷ đồng (từ 12 tỷ đồng năm 2015 xuống 11 tỷ đồng năm 2018). Để khắc phục tình trạng này, chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan thi hành án trên địa bàn để có thể thực hiện việc tịch thu, phát mại tài sản hiệu quả, tuân thù đúng các quy trình, quy định tố tụng có liên quan.

- Tăng cường các cơ chế thỏa thuận, thương lượng trong xử lý nợ xấu giữa bên cho vay và bên đi vay để đồng thuận, “chung lưng đấu cật” giữa hai bên trong

việc giải quyết hậu quả của nợ xấu. Cả hai bên cần bàn bạc để có giải pháp hợp lý như đề ra các phương án trả nợ, xác định thời điểm trả nợ, thay đổi các điều khoản, nội dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên - Giải quyết tốt vấn đề con người, vì đây là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất, năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 86 - 87)