Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

1.3.3.1 Đối với ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng tốt đóng góp quan trọng vào hoạt động chung của ngân hàng, nguồn vốn được tăng thêm từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng, thu hút thêm được các khách hàng mới nhờ vào các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh về biểu tượng, uy tín của tổ chức và sự trung thành, gắn kết của khách hàng.

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng còn góp phần làm tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng, do giảm chi phí hoạt động,tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại khác do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. Ngoài racòn giúp đảm bảo khả năng thanh toán, lợi nhuận của ngân hàng, cũng như tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh. Hơn nữa còn tạo thuận lợi cho sự tồn tại bền vững của ngân hàng vì đem đến cho ngân hàng có nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ xung vốn đầu tư. Ngoài ra, ngân hàng có thể củng cố các mối quan hệ kinh tế bằng những điều kiện tốt nhất nhờ vàochất lượng tín dụng tốt.

Có thể nói, các ngân hàng thương mại chỉ có thể tồn tại và phát triển lâu dài trên cơ sở thường xuyên nâng cao, củng cố và tăng trường chất lượng tín dụng, không chế tỷ lệ nợ xấu trong ngưỡng kiểm soát. Vì vậy, chất lượng tín dụng cần phải được quan tâm, ưu tiên hàng đầu.

Một trong những nguồn lợi nhuận quan trọng nhất của ngân hàng đến từ đây. Thông quan tín dụng bán lẻ, ngân hàng còn phát triển các hoạt động bán chéo khác như: dịch vụ thanh toán, thẻ và ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, tiền gửi… Qua đó đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL giúp ngân hàng cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín so với các TCTD khác. Đây cũng là mảng kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng bậc nhất của các ngân hàng. Trên cơ sở phát triển TDBL, các ngân hàng có cơ hội để mở rộng các loại dịch vụ khác nhu: bảo hiểm, ngân hàng điện tử, trích nợ tự đồng, tiền gửi, kinh

doanh ngoại tệ, thu hộ ….. Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, TDBL giúp các ngân hàng phân tán rủi ro, khi nguồn vốn đầu tư được dàn trải cho số lượng khách hàng lớn. Rủi ro thưởng chỉ xảy ra đối với một nhóm khách hàng với số lượng rất ít, do đó ảnh hưởng tới ngân hàng là không đáng kể.

1.3.3.2 Đối với khách hàng

TDBL đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt những cơ hội kinh doanh trước mắt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn mang lại cho khách hàng sự nhanh chóng, thuận tiện và chính xác trong quá trình thanh toán,cũng như sử dụng nguồn thu nhập của mình. Tín dụng bán lẻ hướng đến phục vụ, khai thác khách hàng cá nhân, do vậy các sản phẩm thường đơn giản, tập trung vào dịch vụ tiền gửi, tài khoản, vay vốn, mở thẻ tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa,tín dụng bán lẻ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra ổn định, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển, qua đó đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hoá.

1.3.3.3 Đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng tạo cầu nối giữa những cá nhân, tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế nhờ vào lãi suất linh hoạt, phù hợp với chỉ số giá cả hàng hóa để thu hút được lượng vốn đủ đáp ứng cho việc đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm theo chiến lược đã đặt ra. Nếu công cụ tín dụng ngân hàng không được sử dụng để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân thì Nhà nước phải huy động thông qua các kênh khác như: trái phiếu, kỳ phiếu, phát hành giấy bạc.

Tín dụng Ngân hàng là hình thức huy động vốn có ý nghĩa, vai trò to lớn với nền kinh tế do không làm tăng thêm khối lượng tiền tệ lưu thông, từ đó không làm ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả. Nếu Nhà nước sử dụng phương thức phát hành thêm tiền giấy để bù đắp ngân sách, đưa vào đầu tư phát triển các chương trình kinh

tế thì sẽ dẫn đến tăng khối lượng tiền trong lưu thông, hậu quả là lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và đời sống xã hội.

Mục tiêu lớn nhất của công tác tín dụng trong thời gian vừa qua là tích cực huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn cho vay ra nền kinh tế.. Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có định hướng: "Ngân hàng phải đi vay để cho vay". Cần thu xếp vốn cho các công trình trọng điểm, các ngành chủ đạo như: công nông nghiệp, sản xuất chế biến hàng hoá xuất khẩu... Ngân hàng tích cực đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, chính vì vậy đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

TDBL thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm, phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đồng thời là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Thông qua lãi suất, tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Giúp truyền tải vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, cụ thể là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa nhỏ.

Chất lượng tín dụng góp phần làm lanh mạnh quan hệ tín dụng: hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh.

Tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế - xã hội, thiết lập một mối cơ chế chính sách đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực với mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, điều đó cũng có thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

TDBL phục vụ mục đích tiêu dùng là một nhân tố thúc đẩy chi tiêu trong dân cư, qua đó làm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển. Các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân được ngân hàng hỗ trợ, qua đó cũng làm cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.

Đối với mảng TDBL phục vụ nhu cầu kinh doanh, tăng trưởng tín dụng đồng nghĩa với tăng trưởng đầu tư, kích thích quá trình tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 31 - 34)