Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tíndụng bán lẻ tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 60 - 66)

hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.2.5.1. Các nhân tố chủ quan

- Quy trình cho vay:

Hiện tại, quy trình cấp tín dụng đối với nhóm đối tượng KHBL đang được thực hiện tại VietinBank theo hướng dẫn tại Quyết định số 3045/2017/QĐ-TGĐ- NHCT35 ngày 15/11/2017. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến quy trình cấp tín dụng đối với những khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt

92,2%

5,6% 2,2%

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:

CB QHKH thu thập, tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ khách hàng cung cấp theo quy định về danh mục hồ sơ cấp và quản lý tín dụng.

Sau đó, CB QHKH trực tiếp đối chiếu, kiểm tra tính trung thực, hợp lệ hợp pháp và tính đầy đủ của bộ hồ sơ được cung cấp, đối chiếu các nguồn thông tin khác thu thập được làm cơ sở thẩm định, ra quyết định.

Ghi nhận thời gian tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ cấp tín dụng:

Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, CB QHKH kiểm tra thực tế, thu thập các nguồn thông tin khác và thực hiện thẩm định hồ sơ. Các nội dung thẩm định tối thiểu gồm:

- Thẩm định khách hàng;

- Thẩm định năng lực tài chính, khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của khách hàng.

- Thẩm định nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. - Thẩm định phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng. - Thẩm định biện pháp bảo đảm.

Xác định hàng khách hàng: thực hiện theo quy định về chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành.

Xác định cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng. Sau đó lập và ký tờ trình, trình lãnh đạo phòng kiểm soát tờ trình và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng

Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng xem xét tờ trình cấp tín dụng và ra quyết định tín dụng đối với khách hàng.

Trong thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại chi nhánh, cấp Trưởng/Phó phòng khách hàng, Phòng giao dịch được phép phê duyệt các khoản tín dụng có giá trị đến 1 tỷ đồng. Trên mức này, khoản tín dụng phải trình Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh.

Dựa trên kết quả xét duyệt khoản tín dụng của ban lãnh đạo chi nhánh, CB QHKH thông báo kết quả cho khách hàng.

Bước 5: Ký kết hợp đồng cấp tín dụng

CB QHKH soạn thảo Hợp đồng cấp tín dụng phù hợp với khoản tín dụng được phê duyệt. Trình trưởng phóng phòng kiểm soát và cấp có thẩm quyền duyệt.

Sau khi Hợp đồng cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền ký, CB QHKH chuyển hợp đồng cho khách hàng ký kết.

Bước 6: Hoàn thiện thủ tục nhận tài sản bảo đảm

Các bộ phận có liên quan tại chi nhánh thực hiện nhận tài sản bảo đảm theo quy định cụ được quy định riêng tại Quy định nhận tài sản bảo đảm.

Bước 7: Bàn giao và rà soát hồ sơ cấp tín dụng

CB QHKH sau khi đã hoàn thiện Hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng, Tờ trình, Hợp đồng cấp tín dụng và các tài liệu liên quan khác, lập biên bản bàn giao và bà giao bộ hồ sơ hoàn thiện cho CB HTTD để thực hiện rà soát và phê duyệt khoản vay trên hệ thống thông tin nội bộ, sẵn sàng giải ngân cho khách hàng.

Bước 8: Giải ngân theo Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết

CB QHKH yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn,làm cơ sở để giải ngân theo quy định. Chứng từ giải ngân bao gồm: Giấy nhận nợ, bảng kê danh sách yêu cầu giải ngân, ủy nhiệm chi/ phiếu lĩnh tiền mặt/ lệnh chi/ hoặc các giấy tờ rút tiền khác.

Căn cứ vào các Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết, CB QHKH kiểm tra đề nghị giải ngân của khách hàng, chuyển hồ sơ cho CB HTTD để tiền hành tạo tài khoản và giải ngân cho khách hàng.

Bước 9: Kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ

CB QHKH sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng trên thực tế so với hồ sơ giải ngân mà khách hàng cung cấp nhằm phát hiện ra những sai phạm so với Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Sau khi khoản tín dụng đã được giải ngân đầy đủ, CB HTTD thực hiện lưu trữ, bảo quản tại kho hồ sơ theo quy định hiện hành của VietinBank.

Quy trình trên đã được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam soạn thảo, chỉnh sửa và hoàn thiện qua nhiều lần, để phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo quy trình, dựa trên ý kiến phản hồi của các chi nhánh, quy trình vẫn đang được cập nhật và tiếp tục bổ sung, sửa đổi. Đây là quy trình cấp tín dụng chung nhất cho tất cả KHBL, tuy nhiên, đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể, CB QHKH dựa trên loại hình khách hàng, đặc điểm hoạt động và mục đích vay vốn, loại hình vay vốn mà các bước có thể điều chỉnh cho linh hoạt và phù hợp nhất với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy trình.

Quy trình cho vay là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ khách hàng trong quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng. Về mặt hồ sơ, cơ bản các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng cung cấp các đầu mục hồ sơ giống nhau. Tuy nhiên, phần đa các khách hàng quan tâm đến tốc độ giải ngân khi cung cấp đủ hồ sơ theo yêu cầu cho phía ngân hàng.Nhìn chung, quy trình cho vay đã được VietinBank soạn thảo, chỉnh sửa và hoàn thiện qua nhiều lần, tham khảo quy trình của các TCTD khác để phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hồ sơ vay vốn được thống nhất theo quy chuẩn, đơn giản và thuận tiện cho khách hàng. Quy trình cấp tín dụng và cho vay được rút gọn và thực hiện một cách nhanh nhất, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dụng và giảm thiểu rủi ro.

Trong quá trình thực hiện theo quy trình, dựa trên ý kiến phản hồi của các chi nhánh, quy trình vẫn đang được cập nhật và tiếp tục bổ sung, sửa đổi.

- Về chính sách lãi suất:

Trong giai đoạn 2015-2018, VietinBank Vĩnh Phúc đã triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng, ví dụ: “Lãi suất nhỏ, ước mơ lớn”, “Ngàn xe sang đón Tết”, “Lãi gắn kết thỏa sức vay”…. Lãi suất cho vay theo các chương trình này đều ở mức hấp dẫn đối với khách hàng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số ưu nhược điểm sau:

+ Ưu điểm: lãi suất hấp dẫn, có sức cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Công tác truyền thông, tiếp thị các chương trình được chi nhánh thực hiện tích cực và có hiệu quả, tạo được những hiệu ứng truyền thông trên diện rộng. Để được hưởng mức lãi suất ưu đãi theo các chương trình này, khách hàng phải đủ điều kiện về số lượng sản phẩm dịch vụ kèm theo, do đó làm gia tăng hiệu quả công tác bán chéo và nguồn thu cho chi nhánh.

+ Nhược điểm: đôi khi việc áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi còn bị lạm dụng, vì lý do lôi kéo khách hàng và tăng trưởng chỉ tiêu dư nợ mà cán bộ QHKH đã áp dụng mức lãi suất thấp cho một số khách hàng có quy mô dư nợ nhỏ, lợi ích thu được là không đáng kể. Điều này là một trong những yêu tố làm giảm lợi nhuận kinh doanh chung của chi nhánh.

- Về nguồn nhân lực:

Tính đến cuối năm 2018, VietinBank Vĩnh Phúc có hơn 150 cán bộ. Cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ trên 80%, hầu hết các cán bộ còn lại đã qua đào tạo chuyên ngành ngân hàng tại các trường cao đẳng, trung cấp. Phần lớn các cán bộ làm việc tại chi nhánh đều có kinh nghiệm lâu năm công tác, gắn bó với ngân hàng từ những ngày đầu thành lập. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức mà Ban lãnh đạo ngân hàng cần khắc phục. Độ tuổi trung bình của CBCNV chi nhánh là 31,5 tuổi. Trong khi đó, công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng tín dụng đòi hỏi CBNV trẻ trung, năng động, nhiệt tình trong công việc, thích nghi nhanh với công nghệ.

Đạo đức cán bộ của chi nhánh có thể đánh giá tốt. Trong giai đoạn 2015- 2018 và cả giai đoạn trước đó, chi nhánh không phát sinh các vụ việc liên quan đến đạo đức cán bộ, gây khó khăn cho khách hàng hoặc thao tác nghiệp vụ sai quy trình, quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bên cạnh đó, Ban giám đốc chi nhánh vẫn thường xuyên chú trọng cải thiện trình độ cán bộ lãnh đạo về mọi mặt. Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, liên tục tổ chức các tập huấn, phổ biến kiến thức chuyên môn cho cán bộ trong ngân hàng. Các cán bộ khi mới vào ngân hàng đều được trải qua các lớp học nghiệp vụ, được luân chuyển đến nhiều vị trí để học việc theo quy định luân chuyển cán bộ. Để

nâng cao thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng được tốt hơn, NHCT và Chi nhánh hàng năm đều tổ chức hội nghị truyền thông Văn hóa Vietinbank

3.2.5.2. Các nhân tố khách quan

- Áp lực cạnh tranh trên địa bàn

Trong giai đoạn 2015-2018, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các TCTD. Hầu hết các ngân hàng đều lấy TDBL làm trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Chính vì vậy việc tăng trưởng thị phần gặp rất nhiều khó khăn.

Một số TCTD ngoài quốc doanh thậm chi đã sử dụng một số chính sách lãi suất mang tính chất phá giá thị trường, định giá giá trị tài sản vượt giá trị thực tế để cho vay cao… là các biện pháp được dùng để thu hút khách hàng, tăng trưởng dư nợ. Chính những chiến lược cạnh tranh này đã gây ra nhiều kho khăn cho việc tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh.

- Tình hình phát tiển kinh tế-xã hôi:

Trong những năm vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận nhiều kết quả to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Mức sống của người dân không ngừng được nâng lên cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp: Khai Quang, Bá Thiện, Bình Xuyên… Bên cạnh đó, được sự quan tâm của chính quyền, các khu làng nghề như rèn Lý Nhân, gỗ Thanh Lãng, phế liệu Đồng Văn – Tề Lỗ… cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Mức sống được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiêu dùng nhờ vào đó cũng tăng theo. Nhiều showroom ô tô đã được khai trương trên địa bàn: Honda, Toyota, Nissan, Mazda, Kia… Nhờ đó hoạt động TDBL cũng có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển, phụ vụ tối đa nhu cầu vốn của người dân cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)