Phương hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 80 - 82)

4.1.3.1. Định hướng chung

Tăng trưởng tín dụng bền vững, có chọn lọc gắn với hiệu quả thực chất, áp dụng mức lãi suất/phí phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng để cân đối giữa lợi ích thu được với tài sản bảo đảm. Cùng với tăng trưởng tín dụng gắn với việc khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng, trọn gói các sản phẩm, dịch vụ khác của VietinBank. Chính sách, sản phẩm tín dụng phải phù hợp với đặc thù, hành vi tiêu dùng của từng vùng miền/khu vực, đặc biệt đối với phân khúc KHBL, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh tín dụng theo chuỗi liên kết khép kín, bán chéo sản phẩm giữa các Khối kinh doanh.

Ưu tiên phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu vi mô, KHBL bên cạnh giữ vững và phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn để giảm bớt sự phụ thuộc, tập trung tín dụng vào nhóm khách hàng này. Đảm bảo tăng trưởng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch...). Tăng cường kiểm soát, rút giảm dư nợ đối với các tổ chức, công ty có hoạt động kinh doanh yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, trước sáp nhập, có nguy cơ bị thôn tính.

4.1.3.2. Đối với khách hàng cá nhân:

Khách hàng sản xuất kinh doanh: có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có nguồn thu nhập trả nợ ổn định và có tài sản bảo đảm tốt. Ưu tiên đối với các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung khai thác thị phần ở một số địa bàn trọng điệm như Thị trấn Thổ Tang, Tề Lỗ - Yên Lạc… và các làng nghề như: Lý Nhân, Thanh Lãng, Hương Canh.

Khách hàng tiêu dùng: có TSBĐ tốt và có nguồn thu nhập ổn định (không phải từ nguồn thu nhập bất thường: bán nhà, bán cổ phiếu...), ưu tiên các khách hàng có thu nhập được trả qua tài khoản tại NHCT. Tập trung đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay mua ô tô, mua nhà đất và cho vay tiêu dùng khác, phù hợp với tình hình chung trên địa bàn.

4.1.3.3. Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Khách hàng thuộc các ngành trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích phát triển (điện, than, dầu khí, xăng dầu), lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh (dệt, may, cao su, thủy sản) hoạt động kinh doanh theo chuỗi liên kết, tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp lớn/ siêu lớn sản xuất hàng hóa xuất khẩu có thị trường xuất khẩu ổn định, ngành hàng được ưu tiên.

Doanh nghiệp FDI hoạt động từ 2 năm trở lên tại Việt Nam, có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng lực tài chính lành mạnh, sản phẩm có uy tín, có thương hiệu.

4.1.3.4. Định hướng ngành/Nhu cầu tín dụng

- Hạn chế cấp tín dụng:

Hiện nay, chính sách cấp tín dụng của VietinBank đang quy định hạn chế cấp tín dụng đối với một số ngành nghề sau: (i) Thi công xây dựng; (ii) Giấy, bột giấy và các sản phẩm từ giấy; (iii) Sắt, thép; (iv) Xi măng; (v) Đầu tư kinh doanh bất động sản; (vi) Vật liệu xây dựng khác (gồm kính, gạch các loại, bê tông, đá ốp lát); (vii) vận tải biển, vận tải thủy; (viii) Mua, đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá phục

vụ cho hoạt động khai thác thủy hải sản; mua, đóng mới, sửa chữa tàu du lịch; (ix) mía đường (gồm trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh mía, đường); (x) Gỗ và chế biến các sản phẩm từ gỗ; (xi) chế biến kinh doanh điều; (xii) kinh doanh cà phê (trừ cho vay hộ trồng cà phê); (xiii) cho vay đầu tư xây dựng bệnh viện, trường học.

Nguyên tắc cấp tín dụng đối với khách hàng nhóm này:Đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng và không tăng giới hạn tín dụng ngắn hạn: việc xem xét, cấp tín dụng cho khách hàng thực hiện theo phân cấp thẩm quyền.Đối với khách hàng mới: nhu cầu tăng giới hạn tín dụng; nhu cầu tín dụng mới để đầu tư dự án/ tăng khoảng tín dụng trung, dài hạn: chỉ xem xét cấp tín dụng với khách hàng hạng BBB trở lên.

- Không cấp tín dụng:

Không cấp tín dụng đối với các nhu cầu tín dụng sau: cho vay cầm đồ, hụi họ; Đầu tư dự án đóng mới/ mua tàu vận tải hàng hóa; sản xuất gạch…

Nguyên tắc cấp tín dụng đối với khách hàng nhóm này: không cấp tín dụng mới hay tăng mức cấp tín dụng, chỉ thực hiện tiếp các nghĩa vụ đã cam kết tại các HĐTD đã ký kết với khách hàng (trường hợp hết hạn giải ngân vẫn được xem xét gia hạn) và tập trung thu nợ nhằm rút giảm dư nợ của khách hàng theo thời hạn thanh toán của hợp đồng tín dụng/ của các giấy nhận nợ; chi nhánh không tiếp nhận và xử lý hồ sơ tín dụng mới đối với khách hàng thuộc nhóm này.

4.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)