Kiến nghị với các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 89)

4.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ

Thứ nhất, cần nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho họat động ngân hàng. Chính phủ cần tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhất là khi các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng do nhiều cấp, nhiều cơ quan ban hành. Để phát triển dịch vụ cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất, đồng bộ và dễ hiểu đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng.

Thứ hai, tạo ra môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại. Chính phủ cần có chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ, tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến tạo tiền đề vững chắc để ngân hàng phát triển những ứng dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần có chiến lược đào tạo các chuyên gia kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kiến nghị, đề xuất với Quốc hội để xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như trung tâm xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ. nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, để góp phần hạn chế và đẩy lùi “tín dụng đen” ở khu vực nông thôn và thậm chi là một số khu vực thành thị, về phương diện quản lý nhà nước, chính quyền các cấp cần tăng cường rà soát, nắm tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền để đồng người dân hiểu rõ tác hại của tín dụng đen; đồng thời, phối hợp với ngành Ngân hàng trong công tác triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Chính phủ cần chỉ đạo rất quyết liệt việc xử lý những vấn đề bức xúc về tín dụng đen, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Cần có nhiều giải pháp, như đưa ra quy định lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực, trong đó, lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở mức ưu đãi. Cùng với đó là các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn...

Thứ tư, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ tích cực hơn nữa đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhiều công nhân, cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định và đều đặn, có nhu cầu mua đất, xây dựng nhà ở rất chính đáng nhưng không đủ tiềm lực tài chính để thanh toán lãi vay cho ngân hàng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp công ty đang được hưởng mức lãi suất cho vay rất ưu đãi. Chính vì vậy, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ đối tượng này tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các NHTM.

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng, đổi mới cơ chế quản lý tín dụng của NHNN. Tiếp tục đổi mới chính sách cung ứng tín dụng phù hợp theo yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính quốc gia. Chính sách tín dụng của NHNN phải là cơ sở, định hướng cho các tổ chức tín dụng xác định mục tiêu, mức độ, cơ cấu về huy động nguồn vốn cũng như đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Trong điều hành chính sách tín dụng, cần nghiên cứu tiến tới tách bạch chức năng cơ quan chủ quản với chức năng cơ quan giám sát. Tiếp tục ban hành các văn bản quy định nhằm đảm bảo an toàn hệ thống như bảo hiểm tiền gửi, tài sản đảm bảo tín dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm… Về cơ chế cho vay vốn, NHNN chỉ nên xây dựng một thể lệ tín dụng chung theo hướng chỉ quy định những điều hạn chế hoặc không được thực hiện, vì trong nền kinh tế hiện đại, xu hướng sẽ chuyển dần các loại tín dụng cho vay theo thời hạn truyền thống hiện nay sang hình thức tín dụng dự án là chủ yếu.

Giám sát chặt chẽ hơn nữa các mức lãi suất sàn theo quy định, thường xuyên kiểm tra tính tuân thủ của các NHTM, tránh việc phá giá, cạnh tranh không lạnh mạnh gây lũng loạn thị trường. Xây dựng các chính sách hỗ trợ tín dụng phù hợp với thị trường, xuất phát từ yếu tố căn bản của các ngân hàng là lợi nhuận. Thay thế chỉ tiêu dư nợ cho vay bằng chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay, kết hợp với chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng mới sẽ đảm bảo các chính sách hỗ trợ tín dụng của NHNN được vận dụng mạnh mẽ hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và phòng chống rủi ro của các tổ chức tín dụng. Nhanh chóng thúc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ của các NHTM, giải quyết những khoản nợ tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Tăng cường quản lý các khoản trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM. Giảm thiểu các quy định có tính can thiệp vào quy trình nghiệp vụ, vào thẩm quyền và trách nhiệm đối với các quyết định kinh doanh, quyền tự chủ về nhân sự, tài chính, tiền lương của các tổ NHTM. Giảm dần bảo hộ các NHTM trong nước, đặc biệt về hoạt động tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, giảm dần bao cấp đối với NHTM Nhà nước, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực ngân hàng.

4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Nhanh chóng hoàn thiện chiến lược về thị trường khách hàng bán lẻ. Xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng phù hợp với đặc điểm của KHBL.

Xây dựng các chương trình, sản phẩm cho vay và chính sách lãi suất đối với KHBL. Chính sách, sản phẩm, chương trình cho vay KHBL cần có tính khác biệt so với các phân khúc khác. Cần có những sản phẩm ưu đãi không chỉ về mức lãi suất, mà còn về tài sản bảo đảm, thời gian xử lý hồ sơ…Về chính sách lãi suất: Để hấp dẫn khách hàng, mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy vào từng thời kì hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất cùng có những ưu tiên khác nhau. Những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng, vay trả đúng hạn, có tín nhiệm thì ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ không hạn chế, có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn của khách hàng... Đồng thời khi ngân hàng mở rộng quan hệ cho vay ở các lĩnh vực mới thì nên tìm hiểu kỹ để có những nhận định, đánh giá chính xác nhằm xây dựng một biểu lãi suất phù hợp với từng đối tượng ngành nghề.

Quan tâm nghiên cứu rút ngắn hơn nữa thời gian từ lúc khách hàng đề nghị vay cho đến lúc giải ngân: Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ các mẫu biểu về hồ sơ vay vốn thông qua mạng thông tin của ngân hàng, khách hàng có thể gửi hồ sơ vay vốn qua mạng. Hiện nay, công tác phát triển khách hàng qua mạng đã được các

ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng ACB…phát triển rất tốt. Giao diện website tại các ngân hàng này được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, các thông tin hướng dẫn chi tiết cho khách hàng, với đầy đủ mẫu biểu cần thiết có thể tải về. Hồ sơ khách hàng khi nộp online được trả lời ngay trong vòng 1 -2 ngày, rất thuận tiện, nhanh chóng và cho hiệu quả cao. Trong khi đó, tại website chính thức của Vietinbank, các mẫu biểu cần thiết như tỷ giá hối đoái, đơn đề nghị cấp tín dụng, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để vay vốn ngân hàng không có sẵn trên website, thiếu sự cập nhật liên tục. Ngoài ra, Vietinbank chưa có hệ thống thẩm định hồ sơ khách hàng online, ngoại trừ hệ thống online phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng mới được triển khai tháng 8/2014.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và luật pháp để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.

Tăng khung mức uỷ quyền phán quyết cho vay KHBL với các Chi nhánh cấp I tại các thành phố lớn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của từng địa bàn, để rút ngắn thời gian giải ngân cho khách hàng và đảm bảo an toàn vốn vay.

4.3.4. Đối với bản thân khách hàng

Các cá nhân vay vốn cần nghiêm chỉnh chấp hành các bộ luật mà nhà nước đã ban hành ra, các quy định về ngành nghề kinh doanh, liên tục cập nhật sự thay đổi của cơ chế chính sách của nhà nước.

Đối với khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, khách hàng cần theo dõi, hạch toán sổ sách một cách khoa học, có bài bản hơn so với hoạt động kinh doanh tự phát trước đây làm cơ sở cho việc thẩm định, tái thẩm định của ngân hàng.Tự rà soát lại, tìm ra những yếu điểm và lợi thế của cơ sở kinh doanh của mình để tự mình có kế hoạch giải quyết trên cơ sở tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao tay nghề của người lao động, xây dựng các chiến dịch nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Tất cả những cải tiến trên sẽ làm cho phương án kinh doanh của khách hàng trở nên hiệu quả, tạo niềm tin cho Ngân hàng.

Tìm cách tăng quy mô vốn tự có thông qua nhiều nguồn khác nhau như cổ phần hóa, kêu gọi đầu tư hay tăng vốn tự có từ chính những các bộ nhân viên của doanh nghiệp. Tăng vốn tự có giúp cho doanh nghiệp ổn định hơn, tăng khả năng tiếp cận vốn Tín dụng để đáp ứng nhu cầu SXKD.

Thêm vào đó, khi đã tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp cần sử dụng vốn vay Ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng Tín dụng, tạo thiện chí, thể hiện sự hợp tác khi CBTD xuống giám sát. Nếu không làm được điều này sẽ gây khó khăn và rủi ro cho Ngân hàng, tạo một hình ảnh không tốt của doanh nghiệp trong con mắt của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc là chi nhánh có lịch sử lâu đời và luôn có thành tích tăng trưởng tín dụng ấn tượng hàng năm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, có thể thấy hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tuy đã đạt được những thành tựu đang ghi nhận, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của chi nhánh. Có thể nói, tiềm năng đối với mảng tín dụng bán lẻ tại địa bàn vẫn còn rất lớn, là cơ hội để VietinBank Vĩnh Phúc nói riêng và các TCTD tại Vĩnh Phúc nói chung khai thác và chiếm lĩnh thị phần. Mở rộng cho vay KHBL là cần thiết và luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng phát triển của chi nhánh.

Tác giả hi vọng luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian cũng như phạm vi hạn chế của luận văn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các đồng nghiệp tại chi nhánh để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trọng Thản đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt thời gian viết luận văn, em xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét và đóng góp quý báu của các Thầy Cô giáo trong trường, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc cùng sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và gia đình để hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Văn Tề, 2013. “Tín dụng ngân hàng”. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà

xuất bản Thống kê.

3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014. Vĩnh Phúc.

4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2015. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015.Vĩnh Phúc.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2016. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016.Vĩnh Phúc.

6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2017. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017.Vĩnh Phúc.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2017. Báo cáo trích lập dự ph ng rủi ro, báo tiền gửi, báo cáo tiền vay.Vĩnh Phúc.

8. Peter S.Rose, 1991. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển, Phạm Long, Mai Công Quyền, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

9. Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011. “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Vietcombank”. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

10.Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Nguyên lý – Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

11.Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

12.Trần Thị Thanh Tâm, 2016. Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Hà Nội: Tạp chí Tài chính.

13.Trần Thùy Linh, 2015. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Vũ Thị Thu Hằng, 2017. Tín dụng cho kinh doanh thương mại của khách hàng cá nhân tại Vietinbank Vĩnh Phúc. Hà Nội: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

15.Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, 2003. Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

B- Tài liệu Internet

16.Minh Khuê, 2018. Tín dụng Bán lẻ: Đóng góp quan trọng cho lợi nhuận Ngân hàng.<http://cafef.vn/tin-dung-ban-le-dong-gop-quan-trong-cho-loi- nhuan-nh-20180413172600227.chn>. [Ngày truy cập: 05/07/2018].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)