Đối với bản thân khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 92 - 96)

Các cá nhân vay vốn cần nghiêm chỉnh chấp hành các bộ luật mà nhà nước đã ban hành ra, các quy định về ngành nghề kinh doanh, liên tục cập nhật sự thay đổi của cơ chế chính sách của nhà nước.

Đối với khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, khách hàng cần theo dõi, hạch toán sổ sách một cách khoa học, có bài bản hơn so với hoạt động kinh doanh tự phát trước đây làm cơ sở cho việc thẩm định, tái thẩm định của ngân hàng.Tự rà soát lại, tìm ra những yếu điểm và lợi thế của cơ sở kinh doanh của mình để tự mình có kế hoạch giải quyết trên cơ sở tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao tay nghề của người lao động, xây dựng các chiến dịch nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Tất cả những cải tiến trên sẽ làm cho phương án kinh doanh của khách hàng trở nên hiệu quả, tạo niềm tin cho Ngân hàng.

Tìm cách tăng quy mô vốn tự có thông qua nhiều nguồn khác nhau như cổ phần hóa, kêu gọi đầu tư hay tăng vốn tự có từ chính những các bộ nhân viên của doanh nghiệp. Tăng vốn tự có giúp cho doanh nghiệp ổn định hơn, tăng khả năng tiếp cận vốn Tín dụng để đáp ứng nhu cầu SXKD.

Thêm vào đó, khi đã tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp cần sử dụng vốn vay Ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng Tín dụng, tạo thiện chí, thể hiện sự hợp tác khi CBTD xuống giám sát. Nếu không làm được điều này sẽ gây khó khăn và rủi ro cho Ngân hàng, tạo một hình ảnh không tốt của doanh nghiệp trong con mắt của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc là chi nhánh có lịch sử lâu đời và luôn có thành tích tăng trưởng tín dụng ấn tượng hàng năm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, có thể thấy hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tuy đã đạt được những thành tựu đang ghi nhận, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của chi nhánh. Có thể nói, tiềm năng đối với mảng tín dụng bán lẻ tại địa bàn vẫn còn rất lớn, là cơ hội để VietinBank Vĩnh Phúc nói riêng và các TCTD tại Vĩnh Phúc nói chung khai thác và chiếm lĩnh thị phần. Mở rộng cho vay KHBL là cần thiết và luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng phát triển của chi nhánh.

Tác giả hi vọng luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian cũng như phạm vi hạn chế của luận văn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các đồng nghiệp tại chi nhánh để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trọng Thản đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt thời gian viết luận văn, em xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét và đóng góp quý báu của các Thầy Cô giáo trong trường, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc cùng sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và gia đình để hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Văn Tề, 2013. “Tín dụng ngân hàng”. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà

xuất bản Thống kê.

3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014. Vĩnh Phúc.

4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2015. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015.Vĩnh Phúc.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2016. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016.Vĩnh Phúc.

6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2017. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017.Vĩnh Phúc.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, 2017. Báo cáo trích lập dự ph ng rủi ro, báo tiền gửi, báo cáo tiền vay.Vĩnh Phúc.

8. Peter S.Rose, 1991. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển, Phạm Long, Mai Công Quyền, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

9. Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011. “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Vietcombank”. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

10.Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Nguyên lý – Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

11.Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

12.Trần Thị Thanh Tâm, 2016. Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Hà Nội: Tạp chí Tài chính.

13.Trần Thùy Linh, 2015. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Vũ Thị Thu Hằng, 2017. Tín dụng cho kinh doanh thương mại của khách hàng cá nhân tại Vietinbank Vĩnh Phúc. Hà Nội: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

15.Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, 2003. Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

B- Tài liệu Internet

16.Minh Khuê, 2018. Tín dụng Bán lẻ: Đóng góp quan trọng cho lợi nhuận Ngân hàng.<http://cafef.vn/tin-dung-ban-le-dong-gop-quan-trong-cho-loi- nhuan-nh-20180413172600227.chn>. [Ngày truy cập: 05/07/2018].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)