kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ứng với các thủ tục kiểm soát hiện hữu tại đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiêu kiểm soát đơn vị đặt ra đều đạt được. Các thử nghiệm có thể bao gồm: phỏng vấn các quản lý và nhân viên trong công ty có liên quan đến các kiểm soát được mô tả, quan sát việc sử dụng các thủ tục kiểm soát cụ thể tại đơn vị, điều tra các tài liệu và báo cáo, phỏng vấn người có liên quan.
Sau khi đã phỏng vấn những người có liên quan, kiểm toán viên cần phải xem xét, kiểm tra xem trên thực tế đơn vị có thực sự áp dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ đó không? Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng:
Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng
-Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt theo từng cấp hay không? So sánh giữa quy định, chính sách bán nợ với thực tế và trao đổ với ban giám đốc tài chính về các trường hợp ngoại lệ.
-Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký…nhằm thu thập bằng chứng rằng hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị
-Chú ý xem xét đơn vị có phân quyền kiểm soát hạn mức tín dụng đối với nợ phải thu hay không bằng cách trao đổi với giám đốc tài chính về thủ tục đánh giá khách hàng để quyết định thay đổi hạn mức tín dụng.
-Xem xét tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá trên từng hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm.
-Kiểm tra tính liên tục và chữ kí của người có thẩm quyền trên các hoá đơn bán hàng để xem doanh nghiệp có thổi phồng doanh thu và nợ phải thu hay không?
-Chú ý về các thủ tục kiểm soát đối với khoản hàng ký gửi vì chúng có thể đã được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. Kiểm tra mẫu trường hợp hàng bán kí gửi.
-Kiểm tra xem đơn vị có quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt cho phép xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được không?
-Ngoài ra, kiểm toán viên còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng được hưởng chiết khấu của đơn vị đối chiếu số trên quy định với thực tế áp dụng tại đơn vị.
-Để xem đơn vị có phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận tham gia trong quá trình bán hàng – thu tiền kiểm toán viên có thể chọn mẫu đối chiếu chữ ký phê duyệt của
-Cuối cùng, kiểm toán viên cần chú ý đến các khoản nợ có được theo dõi và báo cáo kịp thời và các biện pháp xử lý hay không bằng cách xem xét các báo cáo tuổi nợ và danh sách nợ quá hạn có được lập hàng tháng trong năm. Đồng thời kiểm tra email hoặc chứng từ xác nhận nợ của khách hàng và trao đổi với giám đốc tài chính về cách giải quyết các trường hợp nợ khó đòi.
Chọn mẫu đối chiếu chứng từ chuyển hàng với những hoá đơn liên quan
-Trong một số trường hợp hàng đã gửi đi nhưng vì một lý do nào đó mà không lập hoá đơn, để kiểm tra vấn đề này cần chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hoá đơn liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến việc đánh số thứ tự liên tục của các chứng từ là chứng từ chuyển hàng và hoá đơn bán hàng.
Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hoặc bị hư hỏng
-Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả laị, hay bị hư hỏng bằng cách chọn mẫu chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền,kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bán bị trẻ lại và tài khoản nợ phải thu của khách hàng có liên quan. Kiểm tra biên bản hàng bán bị trả lại.
Sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm soát ở trên, căn cứ vào kết quả thử nghiệm kiểm soát được chọn để thực hiện ở trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến nợ phải thu khách hàng đang ở mức độ nào: cao, trung bình, thấp để đưa ra các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp.