mục doanh thu và nợ phải thu:
Sau khi tiến hành tìm hiểu khách hàng và hệ thống nội bộ ở mức độ tổng thể, kiểm toán viên sẽ xác định được phương pháp tiếp cận cho từng khoản mục cụ thể. Đây chính là cơ sở để kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục.
Việc xác định được rủi ro kiểm soát liên quan đến doanh thu và nợ phải thu khách hàng đòi hỏi trước hết kiểm toán viên phải hiểu rõ cơ cấu kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục này. Kiểm toán viên cần mô tả chi tiết các hoạt động kế toán và các kiểm soát bán hàng – thu tiền được thực thu ở đơn vị đang kiểm, chủ yếu tập trung tìm hiểu về các vấn đề như:
- Quyền hạn chuyên trách
- Các vấn đề về ghi nhận hay xử lý
- Các vấn đề về giải trình báo cáo có liên quan - Các vấn đề về kiểm tra và giám sát
Từ đó kinh nghiệm chuyên môn và xét đoán nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên sẽ:
- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát được doanh nghiệp áp dụng đối với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu.
- Mô tả lại các thủ tục kiểm soát của doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa những rủi ro trọng yếu có thể phát sinh.
- Đánh giá nhược điểm của kiểm soát nội bộ bằng cách xem xét sự vắng mặt của các kiểm soát cần thiết đối với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, nợ phải thu.
Trong giai đoạn nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu kiểm toán viên cần phải thiết kế bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng của đơn vị. Một vài câu hỏi về thủ tục kiểm soát nội bộ của khách hàng ở Phụ lục 1.