Thông tin chung về công ty ABC:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin đại nam​ (Trang 51)

Công ty ABC là một khách hàng cũ của công ty Gs- Audit, đây là năm thứ hai công ty thực hiện kiểm toán cho công ty này. Giai đoạn tiền kế hoạch bao gồm ký kết hợp đồng kiểm toán, xác định nhu cầu, thỏa thuận giữa hai bên xem như đã được thực hiện ở năm đầu tiên.

Thông tin về doanh nghiệp: Công ty CP ABC Trụ sở hoạt động

Địa chỉ : Số xxx, Đường Lũy Bán Bích, Quận.Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại : 84- 088456789

Fax : 84- 088456789 Mã số thuế : 123456789

Quy mô về vốn : 80.000.000.000 VNĐ

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ABC 4.1.3. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

-Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, gia công các loại thép không gỉ, inox.

BAN QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

-Cách thức bán hàng của doanh nghiệp áp dụng chủ yếu: bán hàng theo đơn đặt hàng

-Loại khách hàng: khách hàng trong nước và nước ngoài -Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ: không có tính thời vụ -Chính sách bán hàng: theo chính sách bán hàng của công ty -Mức độ cạnh tranh trong ngành: mang tính cạnh tranh cao

-Chính sách hóa đơn: công ty sử dụng hóa đơn đặc thù để phát hành cho các khách hàng và sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cư kê khai và nộp thuế

-Điều khoản thanh toán: khách hàng thường là trả sau, tình hình thanh toán khá tốt -Bán hàng cho các bên liên quan: có phát sinh

4.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh

Sau khi tiến hành tìm hiểu đơn vị cần kiểm toán và môi trường xung quanh, kiểm toán viên cần xác định tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình kinh doanh của đơn vị để đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu

-Xác định và hiểu được cách thức, phương pháp kế toán áp dụng cho các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình bán hàng – thu tiền và các chu trình khác.

-Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của các chu trình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

-Kiểm toán viên quyết định xem liệu có cần thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ hay không?

-Sau đó kiểm toán viên cần thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và đạt hiệu quả nhất.

Thủ tục thực hiện

-Kiểm toán viên thu thập báo cáo tài chính và các sổ chi tiết của đơn vị liên quan đến khoản mục doanh thu, nợ phải thu khách hàng.

-Mô tả chu trình kinh doanh chính gồm cả việc xác định ra các thủ tục kiểm soát chính của chu trình bằng chữ và lưu đồ.

-Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính.

có thực hiện kiểm tra hoạt động hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hay không.

4.1.5. Tình hình tổ chức công tác kế toán:

-Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vao ngày 31/12 hàng năm -Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam

-Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

-Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: quy đổi tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

-Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

-Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

-Phương pháp hạch toán: hạch toán theo phương pháp trực tiếp Thời điểm ghi nhận doanh thu:

Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi công ty xuất hoá đơn và hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu, phải thu:

Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác cùng dự phòng được lập cho các khoản phải thu khó đòi.

Ước tính dự phòng phải thu khó đòi:

Dự phòng phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản phải thu tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được phản ánh

4.1.6. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:

Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong chu trình bán hàng – thu tiền từ đó kiểm toán viên có thể tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát trong đơn vị. Để thực hiện việc này, kiểm toán viên cần tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” và chuẩn mực kiểm toán số 330 “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá” để xác định trách nhiệm của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán và phương hướng giải quyết cho phù hợp và xác đáng nhất. Tóm lại, giai đoạn này kiểm toán viên cần thực hiện được các mục tiêu sau:

Mục tiêu

-Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin tài chính tin cậy.

-Xác định sơ lược ra các vùng, khoản mục có rủi ro gian lận cao. Thủ tục thực hiện

Kiểm toán viên cần tiến hành:

 Tìm hiểu, phỏng vấn để đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ

-Môi trường kiểm soát -Các thủ tục đánh giá rủi ro -Thông tin và truyền thông -Các thủ tục kiểm soát -Giám sát

-Kết luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ

 Trao đổi với Ban giám đốc về rủi ro gian lận

-Các rủi ro gian lận từ việc lập báo cáo tài chính gian lận (động cơ/áp lực, cơ hội, hợp lý hoá hành động gian lận).

-Các rủi ro gian lận từ việc biển thủ tài sản, các thủ tục đánh giá rủi ro (động cơ/áp lực, cơ hội, hợp lý hoá hành động gian lận).

Ví dụ minh hoạ:

Căn cứ vào Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và sau khi trao đổi với Ban giám đốc công ty ABC, kiểm toán viên đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động hiệu quả.

Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

-Xác lập mức trọng yếu

Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp Công nghệ thông tin Đại Nam, mức trọng yếu được xác lập như sau:

Các chỉ tiêu tham khảo để tính mức trọng yếu:

Từ 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế, 0,5% đến 3% doanh thu

1% đến 5% vốn chủ sở hữu 1% đến 2% tổng tài sản

Mức trọng yếu tổng thể = Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn x Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Mức trọng yếu thực hiện=Mức trọng yếu tổng thể x Tỷ lệ (50% đến 75%) Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua=Mức trọng yếu thực hiện x 4%

Ví dụ minh hoạ

Sau khi thống nhất, kiểm toán viên quyết định chọn chỉ tiêu doanh thu thuần để tính mức trọng yếu tại công ty ABC. Kiểm toán viên lựa chọn chỉ tiêu này căn cứ vào sự thận trọng cần thiết đối với công ty khách hàng

- Doanh thu thuần của công ty ABC: 17.079.468.562 - Tỷ lệ ước tính mức trọng yếu: 3%

- Mức trọng yếu tổng thể: 512.000.000 - Mức trọng yếu thực hiện: 384.000.000

- Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua: 15.000.000

Căn cứ vào các bước trên, kiểm toán viên chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán

Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 512.000.000 723.000.000 Mức trọng yếu thực hiện 384.000.000 542.000.000 Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua 15.000.000 22.000.000

Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước: Do doanh thu thuần năm nay giảm đáng kể chủ yếu là do doanh thu công trình giảm

4.2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: 4.2.1. Thử nghiệm cơ bản:

Trên cơ sở chương trình kiểm toán của công ty kiểm toán Đại Nam quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu khách hàng tại công ty ABC gồm các phần sau:

Thủ tục chung

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

 Mục tiêu

Đảm bảo số liệu giữa các năm có thể so sánh được nhằm giúp người đọc báo cáo tài chính đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của khách hàng.

Đảm bảo việc trình bày và công bố báo cáo tài chính của khách hàng phù hợp với thông tư, chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành.

Cơ sở dẫn liệu: Trình bày và công bố, phân loại và chuyển sổ hợp lý qua các năm phù hợp với nguyên tắc nhất quán theo chuẩn mực kế toán.

 Công việc thực hiện

Thu thập báo cáo tài chính của khách hàng để xem ở phần thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp thuyết minh về các nguyên tắc kế toán áp dụng có phù hợp với các chuẩn mực, thông tư kế toán hiện hành hay không, có thay đổi gì trong việc ghi nhận các khoản phải thu và trích lập dự phòng hay không.

 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối phát sinh và báo

cáo kiểm toán giấy tờ làm việc của kiểm toán viên năm trước (nếu có).  Mục tiêu

Đảm bảo số dư đầu kỳ trên báo cáo tài chính và bảng cân đối phát sinh khớp đúng với số liệu trên báo cáo kiểm toán hoặc giấy tờ làm việc của kiểm toán viên năm trước. Đáp ứng cơ sở dẫn liệu: đầy đủ và ghi chép chính xác của khoản mục nợ phải thu trên báo cáo tài chính.

 Công việc thực hiện

Đối chiếu số đầu kỳ trên báo cáo kiểm toán năm trước với số liệu đầu kỳ trên bảng cân đối số phát sinh của đơn vị để xem có chênh lệch hay không. Nếu có chênh lệch thì sẽ xem xét giấy tờ của kiểm toán viên năm trước điều chỉnh như thế nào. Nếu do đơn vị chưa điều chỉnh dẫn đến chênh lệch thì sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại khớp đúng với báo cáo kiểm toán.

Thủ tục phân tích

Kiểm toán doanh thu

So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trước; kết hợp với phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, giải thích những biến động bất thường.

 Mục tiêu

Đảm bảo sự biến động của số liệu năm nay là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, xu hướng phát triển của ngành.

 Công việc thực hiện

Lập biểu chủ đạo có so sánh số liệu năm trước và năm nay Ví dụ minh hoạ công ty ABC

Nhận xét: Trong năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với năm 2015, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu công trình giảm. Cần xem xét các nguyên nhân làm sụt giảm các khoản doanh thu.

Phân tích biến động theo tháng, theo cùng kỳ năm trước, giải thích nguyên nhân biến động.

Mục tiêu

Mục tiêu quan trọng nhất của thủ tục này là đảm bảo doanh thu được ghi nhận là hiện hữu và chính xác. Do doanh thu là khoản mục dễ xảy ra gian lận nên thủ tục kiểm tra chi tiết này luôn được KTV tiến hành rất thận trọng. Tất cả các khoản chênh lệch nếu có KTV luôn phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và diễn giải trên giấy làm việc

Công việc thực hiện

Qua việc phân tích doanh thu theo từng tháng nhận thấy: Doanh thu biến động bất thường qua các tháng, doanh thu thành phẩm và dịch vụ gia tăng bất thường trong tháng 12 dẫn đến chọn mẫu kiểm tra doanh thu tháng 12,7 và 8, doanh thu cho thuê nhà xưởng giảm từ tháng 5 do từ tháng 5 không còn cho thuê nhà xưởng nữa.

Kiểm toán nợ phải thu

So sánh số dư phải thu khách hàng bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.

 Mục tiêu

Đảm bảo sự biến động của số dư năm nay là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, xu hướng phát triển của ngành.

Đảm bảo sự thay đổi số dư phải thu phù hợp với sự thay đổi của doanh thu thuần. Sau khi thực hiện xong bước này kiểm toán viên sẽ có thêm bằng chứng chứng minh cho sự hiện hữu, sự đầy đủ, sự đánh giá và tính chính xác của khoản mục phải thu của khách hàng cũng như dự phòng nợ phải thu khó đòi.

 Công việc thực hiện

Lập biểu chủ đạo có so sánh số liệu năm trước và năm nay. Đối chiếu với kiểm toán viên làm phần doanh thu để xem xét biến động của doanh thu thuần so với phải thu có chênh lệch nhiều hay không. Nếu chênh lệch nhiều thì phải tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (do đơn vị thay đổi chính sách bán hàng…) bằng cách phỏng vấn Ban Giám Đốc hoặc trưởng Bộ phận bán hàng.

Ví dụ minh hoạ tại công ty ABC

Sau khi lên số liệu và phân tích biến động của khoản mục phải thu của khách hàng, ta thấy các khoản mục này qua có biến động qua các năm. Khoản mục phải thu khách hàng giảm xuống đáng kể do hoạt động xây dựng của công ty sụt giảm khoản người mua trả tiền trước tăng cao nên cần xem xét khả năng cung cấp hàng hóa và thực hiện các đơn hàng cho khoản người mua trả tiền trước.

So sánh hệ số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có).

 Mục tiêu:

Đảm bảo thời gian thu hồi nợ từ khách hàng đúng với quy định của công ty Đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng

 Công việc:

Lập bảng tính vòng quay các khoản phải thu cũng như kỳ thu tiền bình quân của công ty. Đối chiếu số liệu các hệ số tính với thời gian tín dụng của công ty quy định đối với khách hàng.

Qua việc tính các hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty, ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm so với năm trước.

4.2.2. Thử nghiệm chi tiết:

Khoản mục doanh thu

Thử nghiệm 1: Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong năm

Mục tiêu

Kiểm tra tính chính xác của doanh thu trên sổ sách với doanh thu trên tờ khai.  Công việc thực hiện

Thu thập tờ khai thuế VAT đầu ra của công ty khách hàng. Lập bảng đối chiếu, giải thích chênh lệch nếu có.

Qua bảng so sánh doanh thu với tờ khai, nhận thấy doanh thu tháng 3 và tháng 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin đại nam​ (Trang 51)