NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin đại nam​ (Trang 71 - 76)

DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIAI PHÁP CNTT ĐẠI:

5.2.1. Ưu điểm :

Bán hàng – phải thu – thu tiền là chu trình kinh doanh cơ bản và quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Với chức năng tạo ra lợi nhuận, chu trình này chứa đựng những rủi ro sai sót và gian lận rất cao. Tại GS – Audit, công tác kiểm toán các đối tượng này luôn được thực hiện một cách chặt chẽ với các thủ tục kiểm toán phù hợp, bằng chứng thu thập đầy đủ và đáng tin cậy, công tác soát xét thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định hiện hành.

luôn đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Việc này giúp cho công việc thực hiện kiểm toán có định hướng rõ ràng để đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó việc trình bày vào hồ sơ kiểm toán doanh thu và phải thu khách hàng theo một định hướng chung giúp thuận lợi cho việc thực hiện và soát xét kiểm toán.

Do khách hàng của công ty thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên để cân bằng giữa lợi ích và chi phí công ty thường bỏ qua hoặc xem như rủi ro kiểm soát ở mức thấp vì vậy KTV thường kiểm tra chi tiết ở mức cao, các thử nghiệm chi tiết có sự tìm hiểu, thực hiện đầy đủ giải thích cho những bất thường tìm thấy được nên đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra.

Công ty đã xây dựng một biểu mẫu xác nhận nợ cho những khách hàng kiểm toán lâu năm. Các khách hàng này vào cuối niên độ sẽ tự động gửi thư xác nhận nợ để đối chiếu nợ phải thu. Nhờ đó, khi tiến hành kiểm toán, đa số các xác nhận nợ đều đã được xác nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán, và giúp rút ngắn thời gian. Riêng đối với các khoản nợ phải thu chưa có biên bản xác nhận nợ thì kiểm toán viên sẽ tiến hành gửi thư xác nhận hoặc áp dụng các thủ tục kiểm tra khác như kiểm tra thanh toán sau niên độ, đảm bảo tính thận trọng khi thu thập bằng chứng kiểm toán.

Nhìn chung, quy trình kiểm toán đã đạt được những mục tiêu kiểm toán đã đề ra. Các đánh giá và kết luận có độ đảm bảo cao, đem lại sự tin cậy cho khách hàng và những đối tượng sử dụng thông tin khác.

5.2.2. Nhược điểm :

Đa số các thử nghiệm trong chương trình kiểm toán của GS-Audit là các thử nghiệm chi tiết. Dù rằng kết quả của các thử nghiệm này mang tính chất thuyết phục cao nhưng ngược lại nó đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Trong khi đó, việc sử dụng bổ sung các thủ tục phân tích sẽ mang lại hiệu quả không kém trong việc đánh giá sự phù hợp về mặt tổng thể doanh thu và nợ phải thu khách hàng và đồng thời dự toán về khả năng có xảy ra sai sót trong số liệu của đơn vị. Bên cạnh đó thời gian thực hiện nhanh và chi phí thấp. Nhưng công ty chỉ thực hiện những thủ tục đơn giản như so sánh số liệu năm nay so với năm trước hoặc với số liệu dự toán, hoặc chỉ thực hiện một vài phép tính đơn giản để tìm ra các bất thường.

Khi tiến hành kiểm tra đối chiếu chứng từ các nghiệp vụ phát sinh, kiểm toán viên chủ yếu dựa vào các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là có

thể những nghiệp vụ có số phát sinh không lớn nhưng nếu nhiều nghiệp vụ sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu.

5.2.3. Kiến nghị :

Các kiểm toán viên cần chú trọng đúng mực việc áp dụng thủ tục phân tích nhằm giảm bớt lượng thủ tục kiểm tra chi tiết, một thực tế hiện nay là các chỉ số được tính toán chỉ mang tính hình thức và không được sử dụng, diễn giải một cách hợp lý và hiệu quả.

Ngoài việc so sánh các tỷ số tài chính của khách hàng qua các năm, công ty có thể kiểm tra thêm tính hợp lý của khoản mục thông qua một số phương pháp so sánh sau:

- So sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị và số liệu bình quân ngành để xem số liệu đơn vị có phù hợp hay không. Tuy nhiên khi so sánh cần phải chú ý đến sự khác biệt về quy mô, và chính sách kế toán giữa các đơn vị.

- So sánh các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính như mối quan hệ giữa doanh thu, nợ phải thu và sản lượng bán ra, số lượng khách hàng…Từ đó sẽ giúp kiểm toán viên thấy được sự hợp lý của doanh thu cũng như nợ phải thu, nhưng cần phải chú ý đến tính chính xác và khách quan của nguồn thông tin.

Công ty nên áp dụng kỹ thuật phân nhóm khách hàng trong việc chọn mẫu gửi thư xác nhận. Việc làm này giúp kiểm toán viên giảm bớt thời gian và công việc thực hiện mà vẫn đảm bảo mục tiêu của việc kiểm toán. Ngoài việc chọn tất cả các khách hàng có số dư lớn, kiểm toán viên nên chọn mẫu ngẫu nhiên một vài khách hàng có số dư nhỏ để gửi thư xác nhận công nợ. Bản thân số dư đó khi có sai sót thì không ảnh hưởng trọng yếu đến sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, nhưng khi có nhiều sai số nhỏ thì sẽ ảnh hưởng trọng yếu. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên là bao gồm tùy thuộc vào số lượng khách hàng vào cuối kỳ. Kiểm toán viên thường sử dụng biên bản đối chiếu công nợ giữa đơn vị với khách hàng như là một bằng chứng kiểm toán thay cho thư xác nhận công nợ, điều này làm giảm chi phí và thời gian kiểm toán. Tuy nhiên bằng chứng này chỉ đáng tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá là hữu hiệu, tình hình tài chính khả quan … Nếu kiểm toán viên đánh gia hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị yếu kém thì bằng chứng này gặp nhiều rủi ro.

Ví dụ:

Khi lựa chọn các khoản phải thu để xác nhận, căn cứ vào số tiền của những khoản phải thu để áp dụng thủ tục kiểm toán cũng như cỡ mẫu thích hợp, KTV có thể phân nhóm để thử nghiệm như sau:

Nhóm Thành phần của nhóm Phương pháp kiểm tra Loại thư xác nhận 1 Các khoản từ 100 triệu đồng trở lên Xác nhận 100% Thư xác nhận mở (dạng khẳng định) 2 Các khoản từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng Chọn mẫu xác nhận 30% Thư xác nhận mở (dạng khẳng định) 3 Các khoản nhỏ hơn 10 triệu

đồng

Chọn mẫu 5% Thư xác nhận đóng (dạng phủ định)

Vì các khoản phải thu có giá trị lớn thường không nhiều nên việc phân nhóm sẽ giúp kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra một lượng nhỏ các khoản phải thu nhưng vẫn kiểm tra được hầu hết số tiền của tổng thể.

KẾT LUẬN

Ngày nay theo xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ ngày càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Các công ty lớn, nhỏ đa dạng về ngành nghề đang và sẽ được thành lập tại Việt Nam.

Ngành nghề kiểm toán tại Việt Nam còn khá non trẻ nhưng còn nhiều hứa hẹn trong những năm sắp tới cùng với sự tham gia sôi động của các công ty kiểm toán hiện nay diễn ra hết sức gay gắt. Vì thế để đứng vững trên thị trường và ngày một phát triển đòi hỏi các công ty kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán của mình Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán là hoàn thiện quy trình kiểm toán, trong đó doanh thu và nợ phải thu là khoản mục khá nhạy cảm với những gian lận và ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Công ty Gs-Audit đúng theo mẫu mực kiểm toán Việt Nam.

Với hơn 2 tháng thực tập tại công ty, qua những buổi tiếp xúc thực tế em đã học được nhiều kinh nghiệm và đúc kết được việc vận dụng kiến thức thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để viết bài khóa luận này với hy vọng đem lại cho người đọc có cái nhìn rõ hơn về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu tại công ty.

Tuy nhiên với thời gian và tầm nhìn còn hạn chế bài viết có thể mắc phải những sai xót. Vì vậy, em rất mong nhận được nhận ý kiến đóng góp từ Quý thầy cô và các anh chị trong công ty để em có thể hoàn thiện tốt hơn bài khóa luận này cũng như tăng thêm vốn kiến thức đã học.

Em mong rằng những ý kiến được nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn cho quy trình kiểm toán của công ty mình.

Và cuối cùng em xin chân thành tới thầy cô trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, cô TS. Dương Thị Mai Hà Trâm, cùng toàn thể các anh chị trong công ty Gs-Audit đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.

Tp. HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2017 Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình bộ môn kiểm toán, khoa Kế toán- Tài chinh- Ngân hàng- Trường Đai học Công nghệ thành phố HCM.

- Hệ thống văn bản về chế độ kiểm toán hiện hành- NXB Thống Kê 2008 - Các trang web:

Web của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam: www.vacpa.org.vn

Web của bộ tài chính Việt Nam: www.mof.gov.vn

Web của hội kế toán: www.vaa-hcmc.org.vn. Web kiểm toán: www.kiemtoan.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin đại nam​ (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)