4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tà
3.3.2 Dịch vụ kế toán
Các Dịch vụ kế toán mà VDAC đang cung cấp rất đa dạng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà các dịch vụ kế toán VDAC cung cấp có thể bao gồm như sau:
- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp.
- Rà soát, phân tích, cải tổ bộ máy kế toán – tài chính đã có sẵn. - Rà soát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Hướng dẫn lập chứng từ kế toán… 3.3.3 Dịch vụ thuế
Với sự am hiểu sâu sắc các quy định về thuế, thực tiễn lâu năm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thuế, giải trình với các cơ quan thuế cũng như cam kết cung cấp các Dịch vụ thuế mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp, VDAC hiện đang cung cấp những Dịch vụ thuế, bao gồm:
- Tư vấn các ưu đãi và miễn giảm về thuế áp dụng cho doanh nghiệp. - Tư vấn một cấu trúc về tài chính hợp lý để có lợi về thuế.
- Tư vấn hệ thống tiền lương tối ưu để tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp và có lợi cho người lao động…
3.3.4 Các dịch vụ tư vấn khác
- Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp - Quản trị rủi ro
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp 3.3.5 Dịch vụ đào tạo
Hoạt động đào tạo của VDAC bao gồm:
- Đào tạo, hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế. - Tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các luật thuế tại Việt Nam, đặc biệt là các luật thuế mới.
- Đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp đối với mọi loại hình doanh nghiệp…
3.3.6 Dịch vụ liên quan đến phần mềm kế toán
- Tư vấn giải pháp sử dụng phần mềm kế toán. - Cung cấp phần mềm kế toán.
- Đào tạo sử dụng phần mềm kế toán
3.4 Tổ chức bộ máy và quản lý của công ty
3.4.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Công Ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt
3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng thành viên: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Ban giám đốc: thực hiện các chiến lược kinh doanh mà hội đồng thành viên đề ra, điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng, giải quyết công việc hằng ngày của công ty.
- Phòng hành chính: tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, gửi thư cho khách hàng, làm thủ quỹ cho công ty, in ấn báo cáo cho công ty.
- Phòng kế toán: tập hợp dữ liệu hàng ngày xuất hóa đơn, làm sổ sách cho công ty. - Phòng kiểm toán: tiếp nhận hợp đồng kiểm toán từ phòng kinh doanh và tiến hành đi kiểm toán tại doanh nghiệp, và thực hiện các dịch vụ khác.
- Phòng kinh doanh: tìm kiếm khách hàng cho công ty, tư vấn cho khách hàng về giá cả dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
3.5 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1 Phân tích KQHĐKD của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt giaI đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Biến động Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 4.783,38 5.314,87 5.999,96 531,49 11,11 685,09 12,89 Chi phí 4.070,28 4.404,04 4.804,81 333,76 8,20 400,77 9,10 Lợi nhuận 713,10 910,83 1.195,15 197,73 27,73 284,32 31,22
Nguồn: Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh VDAC 2014 – 2016
Nhận xét: Qua kết quả kinh doanh của VDAC trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể
hiện trong bảng 3.1 ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn 2014 – 2016 là tương đối khả quan với những mức biến động tăng của cả doanh thu và lợi nhuận
Tuy giá trị biến động không cao nhưng trong giai đoạn này, doanh thu của đơn vị tăng ổn định qua các năm. Cụ thể so với năm 2014, doanh thu thực hiện của đơn vị trong năm 2015 tăng 531,49 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 11,11%. Đến năm 2016, doanh thu của đơn vị lại tăng thêm 685,09 triệu đồng với tỷ tăng 12,89% so với năm 2015. Việc doanh
thu của đơn vị không ngừng tăng phần nào là do trong giai đoạn này, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đà ổn định, phát triển và hội nhập, nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước ngày càng cao, để thu hút vốn đầu tư các doanh nghiệp cần phải có một BCTC thể hiện trung thực tình hình tài chính của mình, điều này dẫn đến nhu cầu kiểm toán BCTC được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này hệ thống các văn bản pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện mà đặc biệt là việc ban hành Thông tư 200 của Bộ Tài chính (ngày 22/12/2014) thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC dẫn đến nhu cầu tư vấn về kế toán và luật ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho công ty. Nhờ các yếu tố chủ quan trên, với sự hiệu quả trong hoạt động nên trong giai đoạn này VDAC đã tìm kiếm được rất nhiều KH với hơn 100 hợp đồng kiểm toán và tư vấn mỗi năm chủ yếu là vào mùa kiểm toán. Với nguyên tắc hoạt động tin cậy, hiệu quả, độc lập, khách quan, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng chính vì thế công ty không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình, điều này đã giúp cho VDAC tạo được lòng tin nơi KH góp phần giữ được những KH cũ và thu hút ngày càng nhiều KH mới ký hợp đồng với công ty với những hợp đồng có giá trị lớn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho doanh thu của đơn vị trong năm 2016 tăng cao hơn so với năm 2015.
Sự gia tăng của doanh thu dẫn đến chi phí hoạt động của đơn vị cũng tăng theo. Từ năm 2014 – 2015, chi phí của đơn vị tăng thêm 333,76 triệu đồng tương đương tỷ lệ 8,20%. Con số này lại tiếp tục tăng trong năm 2016 với mức tăng 400,77 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,10% so với năm 2015. Tuy chi phí của đơn vị có xu hướng tăng nhưng điều này cũng là hợp lý khi các dịch vụ mà công ty cung cấp ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Sự hiệu quả trong công tác quản lý đã khiến chi phí của công ty tuy tăng nhưng biến động là không đáng kể và tương đối ổn định. Chi phí phát sinh của công ty chủ yếu là chi phí văn phòng phẩm, chi phí tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tăng ca, chi phí từ tiền xăng dầu cho xe, tiền taxi phục vụ cho nhóm kiểm toán đi công tác. Đối với những hợp đồng ngoại tỉnh chi phí còn bao gồm thêm công tác phí…
Công tác quản lý tốt về chi phí cùng với sự hiệu quả trong việc kinh doanh đã khiến cho công ty thu về được nhiều lợi nhuận. Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2015, lợi nhuận của VDAC tăng 197,73 triệu đồng tương đương tăng 27%. Và lại tiếp tục tăng thêm 284,32 triệu đồng trong năm 2016 với mức tăng 31,22% so với năm 2015.
3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty
• Thuận lợi
- Hệ thống các văn bản pháp luật, chuẩn mực ngày càng được hoàn thiện. Môi trường làm việc thuận lợi, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.
- Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, năng nổ nhiệt tình trong công việc.
- Nhu cầu của thị trường cũng như sự quan tâm của xã hội đối với lĩnh vực kiểm toán ngày càng cao đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập như hiện nay.
- Công tác quản lý hiệu quả, số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng đa dạng và nâng cao tạo được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng.
- Có mối quan hệ sâu rộng với các tổ chức kinh tế, tài chính. • Khó khăn
- Sự phát triển của ngành kiểm toán dẫn đến việc ra đời của nhiều công ty kiểm toán độc lập, đặc biệt là các công ty kiểm toán có quy mô lớn, công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài (Big Four) đã gây ra sức ép rất lớn từ môi trường cạnh tranh.
- Hệ thống văn bản pháp luật vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.
- Khi bước vào mùa kiểm toán khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm thì khó khăn chính đối với công ty là thỏa thuận, sắp xếp về thời gian, lịch trình làm việc và thời hạn hoàn tất để phát hành BCKT khá gấp rút. Vì vậy, công việc tiến hành phải giản lược một số thủ tục để có thể hoàn thành đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời giảm bớt một phần chi phí kiểm toán.
- Số lượng nhân viên còn ít chưa đáp ứng kịp nhu cầu của KH.
- Cơ cấu nhân sự thay đổi liên tục qua các năm dẫn đến khó khăn trong việc đào tạo nhân sự mới.
• Định hướng phát triển
- Tầm nhìn dài hạn của VDAC là trở thành một trong những công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
- Sứ mạng của VDAC là cung cấp cho KH những dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng và giá trị gia tăng cao nhất với chi phí hợp lý.
3.7 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu áp dụng tại khách hàng
3.7.1 Chuẩn bị kiểm toán
• Tìm hiểu sơ bộ khách hàng
Đối với KH mới: Việc tìm hiểu HTKSNB được KTV chú trọng hơn đặc biệt là trong thực hiện các TNKS. Có thể trong giai đoạn này KTV sẽ thực hiện nhiều hơn các TNKS để đảm bảo rằng HTKSNB của KH hoạt động có hiệu quả.
Đối với KH cũ (VDAC đã thực hiện kiểm toán ít nhất một năm): Với phương châm thu hút KH mới và duy trì mối quan hệ tốt đẹp vơi KH cũ, sẽ để cho các KTV kiểm niên độ trước tiếp tục kiểm niên độ sau, VDAC luôn tôn trọng và đặt đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên môn lên hàng đầu.
Gửi thư báo giá đối với KH, VDAC sẽ dựa vào doanh thu, quy mô hoạt động của KH mà đưa báo giá phù hợp.
Khi KH đồng ý với mức giá đã đưa VDAC sẽ soạn thảo hợp đồng kiểm toán phù hợp với lợi ích của KH, các đối tượng sử dụng BCTC và công ty kiểm toán; thư hẹn kiểm toán và danh mục các tài liệu cần cung cấp; phân công nhóm kiểm toán đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng được soát xét một cách cẩn thận; thu thập và trao đổi với Ban giám đốc về các vấn đề quan trọng.
Khi hợp đồng được ký kết, Công ty sẽ phân công cụ thể từng nhóm KTV đối với từng hợp đồng, thường từ 3 đến 5 thành viên, trường hợp công ty KH lớn và phức tạp sẽ có thêm sự phân công. Sau đó, KTV chính (nhóm trưởng nhóm kiểm toán) có trách nhiệm phân công công việc cho từng trợ lý kiểm toán và tổ chức thực hiện kiểm toán. Mọi vấn đề quan trọng phải trình báo cho Ban giám đốc để được theo dõi và chỉ đạo kịp thời.
• Lập kế hoạch kiểm toán
- KTV chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán theo mẫu công ty và được soát xét bởi thành viên Ban giám đốc. Đối với KH quan trọng, phải bổ sung thêm các thông tin vào công việc và chương trình mẫu để phù hợp với tình hình cụ thể từng KH.
- Lập kế hoạch chiến lược: thường chỉ lập khi phục vụ kiểm toán cho các công ty KH có quy mô lớn, tính chất công việc phức tạp, địa bàn rộng và BCTC nhiều năm.
- Lập kế hoạch tổng thể: được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách tiến hành công việc kiểm toán. Việc lập kế hoạch tổng thể bao gồm nhiều
công việc khác nhau, những vấn đề chủ yếu KTV cần xem xét và trình bày trong kế hoạch tổng thể tại công ty gồm: hiểu biết về tình hình hoạt động của KH, tìm hiểu về chính sách kế toán, chu trình kinh doanh quan trọng, phân tích sơ bộ BCTC, đánh giá chung về HTKSNB và trao đổi vấn đề gian lận với Ban giám đốc, xác định mức trọng yếu kế hoạch và đánh giá rủi ro kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV yêu cầu KH cung cấp những thông tin sau:
- Giấy phép thành lập công ty. - BCTC năm kiểm toán.
- Các quyết toán thuế hằng năm, đặc biệt là các quyết toán trước năm kiểm toán. - Các loại sổ kế toán có theo đúng quy định. Việc lưu trữ chứng từ, cập nhật văn bản có đầy đủ và hệ thống.
• Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán
- Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạc kiểm toán, Công ty sẽ tìm hiểu HTKSNB bằng bảng câu hỏi, từ đó KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát chung cho toàn bộ BCTC.
- Đánh giá sơ bộ BCTC của công ty, từ đó KTV đưa ra ý kiến về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên các khoản mục đã phân tích. Dựa vào những thông tin đã thu thập và kinh nghiệm kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu.
• Xác lập mức trọng yếu
- Công ty đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA cập nhật năm 2013 và áp dụng từ 01/01/2014. Đồng thời dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV để lựa chọn những chỉ tiêu và đưa ra mức trọng yếu phù hợp.
- Mức trọng yếu được xác định là mức nhỏ nhất của các lựa chọn sau, hoặc bình quân của các mức lựa chọn:
[5% - 10%] x Lợi nhuận trước thuế [0.5% - 3%] x Doanh thu
[1% - 5%] x Vốn chủ sở hữu [1% - 2%] x Tổng tài sản
- Việc lựa chọn tỉ lệ dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dựa vào đặc thù loại hình DN, KTV sẽ xác lập mức trọng yếu khác nhau dựa vào đánh giá ban đầu về RRTT.
3.7.2 Thực hiện kiểm toán
- Trước khi kiểm toán thực tế, KTV sẽ trao đổi với bộ phận kế toán yêu cầu cung cấp các tài liệu kế toán, sổ sách và chứng từ có liên quan đến khoản mục Nợ phải thu KH.
- Chương trình kiểm toán được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Chương trình kiểm toán mẫu
STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Các thủ tục chung
1 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Vinh D342
2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
Vinh D310
II. Kiểm tra phân tích
1 So sánh số dư phải thu KH năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.
Vinh D343
2 So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước, với chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có)
Vinh D343
III. Kiểm tra chi tiết
1 Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền trước theo từng đối tượng KH,dối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo đối tượng, BCĐPS, BCTC).
Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến