4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tà
5.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tạ
ty TNHH Tư vấn Rồng Việt
- Công ty nên có chính sách chặt chẽ hơn hay bắt buộc về việc KTV thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khách hàng nhỏ hay lớn. Cụ thể: việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nên bao gồm tất cả các bước: phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát, tìm hiểu chu trình và thực hiện lại các thủ tục kiểm soát một cách chặt chẽ. Công ty nên thiết kế bảng câu hỏi cho phù hợp với từng khoản mục, từng lĩnh vực, quy mô, ngành nghề của từng khách hàng khác nhau. Có như vậy quá trình tìm hiểu HTKSNB của đơn vị mới hiệu quả.
- Khi kiểm toán các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, KTV nên xem xét chính sách tín dụng của đơn vị. Chính sách tín dụng ảnh hưởng lớn đến biến động của các khoản phải thu KH. Nên kết hợp giữa xét đoán của KTV và phương pháp chọn mẫu thống kê khi kiểm tra các khoản nợ phải thu. KTV cần tìm hiểu nguyên nhân có nhiều khoản nợ quá hạn là do đâu, có liên quan đến chính sách tín dụng hay không. Từ đó, cơ sở lập dự phòng phải thu khó đòi được đánh giá hợp lý hơn. KTV cần kết hợp thêm các phương pháp chọn mẫu như chọn mẫu 100%, chọn phần tử đặc biệt hoặc kết hợp các phương pháp chọn mẫu.
- Nếu có thể, nên có một bộ phận chuyên nghiên cứu và theo dõi những sự kiện sau khi kết thúc niên độ của KH. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho kết quả của cuộc kiểm toán.
- Do tiết kiệm thời gian, kiểm toán viên thường bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát hoặc thực hiện song song với các công việc khác. Nhưng kiểm toán viên cũng nên chú ý các thử
nghiệm kiểm soát nào nên được thực hiện tại công ty nào hoặc thực hiện song song với các công việc khác nhưng cũng phải chú ý và phải được thực hiện một cách chi tiết và rõ ràng. Mặc dù bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát hay thực hiện song song với các công việc khác thì kiểm toán viên cần được trang bị kiến thức đủ vững vàng để có thể lựa chọn mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm chi tiết hay thực hiện toàn bộ các thử nghiệm chi tiết đề ra trên quy trình kiểm toán mẫu, để tiết kiệm thời gian và công sức của kiểm toán viên mà vẫn đạt được chất lượng kiểm toán cao nhất.
- Trước khi thỏa thuận thời gian phát hành BCKT cần phải cân nhắc với số lượng công việc sắp tới, hạn chế tối đa việc trễ hẹn đối với KH.
- Cần tổ chức, huấn luyện, hướng dẫn cho các thành viên trong công ty cách thức lên BCKT khi đã có sẵn số liệu để KTV có thể giảm nhẹ gánh nặng lên file. Tuy nhiên, cần thực hiện kiểm tra lại để đảm bảo không có sai sót.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Ở Việt Nam, hệ thống ngành kiểm toán còn rất non trẻ, mới được hình thành còn có nhiều khó khăn, song nó cũng kế thừa được những kinh nghiệm của các nước có ngành kiểm toán phát triển. Với một hệ thống chuẩn mực đã được hình thành dựa trên những lý luận chung của kiểm toán quốc tế đó là cơ hội thuận lợi cho ngành kiểm toán Việt Nam tiến tới quá trình hội nhập. Song khi hội nhập đòi hỏi các công ty kiểm toán phải thích ứng với điều kiện mới một môi trường kiểm toán cạnh tranh khốc liệt, với những hãng kiểm toán tên tuổi. Và chỉ có chất lượng tốt thì các công ty kiểm toán Việt Nam mới có thể cạnh tranh thành công.
Qua quá trình thực tập kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt, người viết đã nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH trong kiểm toán BCTC hiện đang áp dụng tại công ty kết hợp các tài liệu lưu giữ tại Công ty và việc vận dụng quy trình kiểm toán thực tế tại các công ty KH. Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu KH, công ty đã xây dựng quy trình kiểm toán khoản mục khá hoàn thiện, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. VDAC cũng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân viên để tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm toán và ngày một nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty. Chính vì thế, công ty đã góp phần đem lại uy tín và niềm tin cậy cho KH cũ và thu hút nhiều KH mới, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực kiểm toán.
Đề tài “Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCT tại
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt” không phải là một đề tài mới. Tuy
nhiên người viết đã mô tả chi tiết quy trình kiểm toán tại khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt qua đó tìm ra sự khác biệt giữa quy trình kiểm toán và thực tế kiểm toán viên áp dụng. Qua đó, người viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt.
Dù cố gắng hoàn thành tốt quá trình thực tập để làm báo cáo thực tập nhưng trong quá trình thực tập và làm bài báo cáo không thể tránh khỏi sai xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những lời phê bình của quý thầy cô và anh chị trong Công ty
TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Viêt. Đó sẽ là những nhận xét quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức cũng như hỗ trợ cho công việc em theo đuổi khi ra trường.
2. Kiến nghị
• Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt
- Tuân thủ nguyên tắc kiểm toán độc lập là: độc lập, trung thực, khách quan, bảo mật
thông tin, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Bố trí nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán, cần tuyển thêm các KTV và trợ lý kiểm toán để đảm bảo công việc hoàn thành tốt phản ánh đúng thực trạng của công ty được kiểm toán để đưa ra ý kiến phù hợp và phát hành báo cáo kiểm toán đúng thời hạn.
- Định kỳ đánh giá năng lực KTV, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngoài khoảng thời gian mùa kiểm toán.
- Nâng cao hiệu quả trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên • Về phía đơn vị được kiểm toán
- Cần phải thông báo thời gian kiểm toán trước để KTV sắp xếp lịch để tránh bị trùng, cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ file cứng và file mềm phục vụ cho kiểm toán tránh trường hợp không chuẩn bị đầy đủ và cuộc kiểm toán bị kéo dài gây mất thời gian cho KTV.
- Hỗ trợ KTV thực hiện công việc kiểm kê trước cuộc kiểm toán.
- BCTC phản ánh đầy đủ, đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Trong quá trình kiểm toán, đơn vị được kiểm toán nên trao đổi trực tiếp với KTV những vấn đề vướng mắc trong công tác kế toán của đơn vị để KTV có thể đưa ra biện pháp cải thiện. Đơn vị KH cũng cần phối hợp với KTV và các trợ lý kiểm toán trong việc giải thích các vấn đề phát sinh theo yêu cầu kiểm toán.
- Giải trình đầy đủ, trung thực và cung cấp Thư giải trình/Bản giải trình bằng văn bản theo đề nghị của KTV để làm cơ sỡ cho KTV đưa ra ý kiến kiểm toán
- Cho phép KTV tiếp cận với các phòng, ban, bộ phận liên quan để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán.
• Đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA
- Đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam, VACPA cần tiếp tục hoàn thiện nội dung các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, đẩy mạnh công
tác đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng hành nghề của KTV. - Thực hiện việc giao lưu, trao đổi thường xuyên giữa các KTV của các Công ty kiểm toán với VACPA để nắm bắt tình hình kiểm toán của các công ty và kịp thời đề ra những giải pháp khắc phục những yếu kém, tiếp nhận và bổ sung ý kiến tích cực.
• Đối với cơ quan Nhà nước
- Hiện nay ở nước ta các văn bản pháp luật, pháp lý về ngành kiểm toán nước ta còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho các KTV khi hành nghề. Do đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có những biện pháp hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý về kiểm toán.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cần thường xuyên mở những cuộc hội thảo, những lớp tập huấn để kiểm toán viên có thể cập nhật kiến thức một cách dễ dàng và thường xuyên nhằm nâng cao năng lực kiểm toán và phát triển kịp thời với sự phát triển của quốc tế.
- Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực kiểm toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty kiểm toán.
- Nhà nước nên chỉ rõ đối tượng nào cần thiết phải kiểm toán và yêu cầu các bên có liên quan với đơn vị được kiểm toán phải có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán của Công ty kiểm toán. Như trường hợp gửi thư xác nhận thì các đơn vị được yêu cầu xác nhận nợ nên có trách nhiệm phản hồi để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán và để KTV đưa ra ý kiến thích hợp hơn
PHỤ LỤC
***
PHỤ LỤC 1: THƯ XÁC NHẬN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH ABC
Ngày 19 tháng 03 năm 2017
Kính gửi: Viettel Hà Nội – Chi nhánh Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Địa chỉ: Số 1, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Fax: ………..
V/v: Yêu cầu xác nhận sốdư
Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới.
Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận.
Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán)
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC)
(Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư)
Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151
Fax: (+84 8) 62 871 152
Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016:
1.515.000.000 đồng
2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 1.515.000.000 đồng
3/ Ý kiến khác: ……….
Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ)
Ngày 19 tháng 03 năm 2017
Kính gửi: Công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại và Dịch Vụ Quang Anh
Địa chỉ: Số 62, phố Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Fax: ………..
V/v: Yêu cầu xác nhận sốdư
Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới.
Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận.
Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán)
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC)
(Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư)
Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151
Fax: (+84 8) 62 871 152
Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016:
123.750.000 đồng
2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 30.500.000 đồng
3/ Ý kiến khác: ……….
Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ)
Ngày 19 tháng 03 năm 2017
Kính gửi: Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư Công Nghệ Anh Em
Địa chỉ: Số 20, tổ 10 (cũ: Tổ 13, Thôn Trung), Khu Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Fax: ………..
V/v: Yêu cầu xác nhận sốdư
Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới.
Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận.
Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán)
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC)
(Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư)
Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151
Fax: (+84 8) 62 871 152
Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016:
1.253.357.600 đồng
2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 202.460.000 đồng
3/ Ý kiến khác: ……….
Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ)
Ngày 19 tháng 03 năm 2017
Kính gửi: Chi nhánh Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư Anh Em
Địa chỉ: 393/1A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Fax: ………..
V/v: Yêu cầu xác nhận sốdư
Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới.
Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận.
Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán)
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC)
(Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư)
Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151
Fax: (+84 8) 62 871 152
Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016:
1.691.396.300 đồng
2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 636.212.000 đồng
3/ Ý kiến khác: ……….
Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ)
Ngày 19 tháng 03 năm 2017
Kính gửi: Chi nhánh Công ty TNHH Giải Pháp Số Toàn Cầu
Địa chỉ: 23 Lý Thường Kiệt, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Fax: ………..
V/v: Yêu cầu xác nhận sốdư
Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế