Để thu thập số liệu sơ cấp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX NN tại huyện Hoài Đức, học viên sử dụng cách tính mẫu và phương phương điều tra chọn mẫu như sau:
- Mẫu điều tra là cán bộ, người lao động đang làm việc tại 39 HTX NN hiện tại trên địa bàn huyện Hoài Đức. Cụ thể: với số cán bộ quản lý HTX là 248 người, số lao động thường xuyên tại các HTX NN của huyện là 370 người. Như vậy, tổng số cán bộ và người lao động làm việc trong các HTX NN trên địa bàn huyện là 618 người (Nguồn: Báo cáo số 507/BC-UBND ngày 06/12/2018 của UBND huyện Hoài Đức), xác suất điều tra chọn mẫu là 10% trong công thức Slovin sẽ thu được như sau:
N Áp dụng công thức Slovin: n =
1 + N(e)2 Trong đó:
n: là mẫu điều tra; N: Quy mô mẫu;
e: Xác xuất điều tra chọn mẫu
Mẫu điều tra là 100 người gồm cán bộ và thành viên HTX trong 10 HTX được chọn ngẫu nhiên từ 39 HTX NN hiện có trên địa bàn huyện để điều tra.
Đơn vị điều tra: HTX Ngự Câu, HTX Dương Liễu; HTX Minh Khai, HTX Tiền Lệ, HTX Lại Dụ, HTX Cát Ngòi, HTX Đoàn Kết, HTX Đồng Nhân, HTX La Phù, HTX Vân Canh.
Bảng 2.1: Tổng hợp phiếu điều tra 10 hợp tác xã trên địa bàn huyện Hoài Đức
Đơn vị Số phiếu phát ra Số phiếu thu về
HTX Ngự Câu 12 10 HTX Dương Liễu 11 10 HTX Minh Khai 12 10 HTX Tiền Lệ 12 10 HTX Lại Dụ 12 10 HTX Cát Ngòi 12 10 HTX Đoàn Kết 12 10 HTX Đồng Nhân 12 10 HTX La Phù 12 10 HTX Vân Canh 12 10
Nguồn: Tổng hợp từ nguồn khảo sát của học viên
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý thông tin
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thực trạng tình hình hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức; hệ thống hoá bằng các bảng biểu thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh tại các HTX NN của huyện Hoài Đức để có những nhận xét, đánh giá về hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức trong thời gian qua, có hướng khắc
phục những hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực cụ thể nhằm nâng cao hoạt động của các HTX NN của huyện Hoài Đức trong thời gian tới.
2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Các chỉ tiêu được đưa vào nghiên cứu trong luận văn bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, mức độ đáp ứng nhu cầu của xã viên hay hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN,… theo các năm 2016, 2017, 2018; tình hình quản lý hoạt động của các HTX NN của huyện Hoài Đức và một số chỉ tiêu so sánh khác,... so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả trong hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức để tìm ra giải pháp tối ưu.
2.3.3. Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp động của hợp tác xã nông nghiệp
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố tác động đến hoạt động của các HTX NN; đặc biệt là qua việc tiến hành chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu, số liệu thông tin thu thập được thành các bảng thống kê, đồ thị thống kê thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp đã nêu trong mục 2.2.
Trong luận văn, từng khâu: hiệu quả hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh,... được phân tích trong mối quan hệ liên kết trong toàn quy trình quản lý hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức, để từ đó có cơ sở để nhận ra các điểm mạnh, điểm còn hạn chế trong công tác nâng cao hoạt động của các HTX NN tại huyện Hoài Đức.
2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Qua việc sử dụng các chỉ số trong báo cáo thống kê của các cơ quan quản lý thuộc huyện Hoài Đức để phân tích, đánh giá mức độ tăng, giảm số lượng
HTX NN của huyện hay tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi HTX NN có phù hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương qua các năm, tổng hợp chỉ tiêu về các hoạt động của HTX NN trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến năm 2018; đánh giá những chỉ tiêu đạt được, những chỉ tiêu chưa đạt được và nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp trong hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN tại huyện trong thời gian tới, nhằm phát triển mọi mặt các hoạt động của HTX NN theo mục tiêu và định hướng của huyện đã đề ra.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC THỜI GIAN QUA
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Hoài Đức là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, giáp với trung tâm của thủ đô Hà Nội. Từ 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã: Đông Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sát nhập vào Hà Nội.
Hoài Đức có diện tích đất tự nhiên là 8.245 ha (trong đó vùng đồng bằng là 5.820 ha, vùng bãi là 2.425 ha); là huyện đất chật người đông với dân số là 183.484 người, mật độ dân số xấp xỉ 2.200 người/km2
.
Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc: thị trấn Trạm Trôi (ở phía bắc) và 19 xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở), có 54 làng, 132 khu dân cư.
Với vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng. - Phía Tây giáp huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp quận Hà Đông. - Phía Đông giáp huyện Từ Liêm.
Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 442 và nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đô thị. Đây là điều kiện
thuận lợi tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, hòa nhập tốt với nền kinh tế của thành phố Hà Nội và khu vực.
Hoài Đức có dạng địa hình đồng bằng, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam và chia thành 2 vùng là vùng bãi và đồng bằng.
- Vùng bãi nằm ở ngoài đê sông Đáy gồm một phần diện tích của 9 xã và toàn bộ diện tích của xã Vân Côn. Cao so với mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9 m, có xu hướng dốc từ đê vào sông, cao nhất tại Dương Liễu và Minh Khai với độ cao khoảng 8,5-9m, thấp nhất là ven kênh tiêu T5 và T6. Những vùng trũng thường xen kẽ lẫn vùng cao nên thường gây úng, hạn cục bộ.
Vùng đồng bằng gồm một phần diện tích của 9 xã vùng bãi và toàn bộ diện tích của 10 xã và 01 thị trấn. Độ cao trình so với mặt ruộng trung bình từ 4,0 – 8,0 m, địa hình tương đối phức tạp, vùng trũng xen kẽ vùng cao nên mặc dù hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nhiều nhưng những năm mưa lớn do tiêu không chủ động thường gây ra úng ngập mất mùa, tập trung ở một số xã như Di Trạch, Lại Yên, Kim Chung, Đức Giang,…
3.1.1.2. Khí hậu, đất đai
Hoài Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,46oC. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Bức xạ tổng cộng hàng nă của khu vực là 125,7 Kcal/cm2. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500-9.000 oC. Lượng mưa trung bình năm 1.600-1.700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650 mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%.
Có hai hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông.
Phần lớn đất đai của huyện là đất phù sa có chất lượng (độ phì nhiêu mầu mỡ) khá tốt, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cáo và độ dốc hợp lý, làm cơ sở nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Thành phố Hà Nội là thị trường tiêu thu các loại nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp tiêu dùng khác, Hoài Đức là địa bàn mở rộng của thủ đô Hà Nội về mạng lưới giao thông của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị trên địa bàn huyện. Có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chất lượng cao của Hà Nội như về giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ,…
Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hóa chất tràn lan và công nghệ lạc hậu.
3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế
Thành tựu to lớn của nhân dân Hoài Đức trong hơn 30 năm đổi mới là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khai phá ngày càng có hiệu quả thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc với những bước đi thích hợp, trong đó đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Hoài Đức đã tạo nên những thành quả rất to lớn trên mặt trận xây dựng và phát triển một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đã từ lâu Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú (nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh keoh, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung,…). Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm cạnh
khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi nối liền Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, các tỉnh lộ 70, 72, 79; đặc biệt trong thời gian tới tuyến đường vành đai 4 của thủ đô Hà Nội và tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài sẽ đi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, La Phù) sẽ biến Hoài Đức thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Trong những năm gần đây, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,2%/năm. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua không chỉ đem lại mức thu nhập ổn định cho người lao động mà còn góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển khá đồng bộ. Khai thác triệt để vị trí giao thông thuận lợi là giáp với Hà Nội – thị trường tiêu thụ lớn nhất miền Bắc – đầu mối giao thông buôn bán với cá tỉnh, thành trong cả nước. Những năm qua, thương mại – dịch vụ đã có mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội. Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau, quả, cá sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến (miến, mì,…) cho thành phố Hà Nội.
Trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.
- Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải
quyết việc làm đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung.
- Về thương mại – dịch vụ, với mục tiêu đưa thương mại – dịch vụ thành thế mạnh của huyện, Hoài Đức chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu thông hàng hóa và các tổ chức thương mại – dịch vụ, xây dựng các chợ nông thôn, xây dựng các trung tâm buôn bán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, kết hợp hình thức xanh – sạch ven sông Đáy để thu hút khách du lịch và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân trong huyện.
- Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng: vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vùng rau sạch ở Vân Côn,…
Để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, tiến tới xây dựng khu đô thị văn minh, hiện đại. Trong thời gian tới, Hoài Đức sẽ triển khai dự án đường vành đai số 4 của Hà Nội đi qua 6 xã trong huyện, trong tương lai không xa khi dự án này hoàn thành, Hoài Đức sẽ trở thành một khu đô thị mới của thủ đô.
3.1.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
+ Dân số: Tính đến đầu năm 2018, dân số của huyện là 190.612 người phân bố không đều, nhiều xã có mật độ dân số rất cao như Cát Quế (3.434 người/km2), Đức Giang (3.044 người/km2
), Dương Liễu (2.811 người/km2),… Trong giai đoạn 2015-2018 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khá thấp khoảng 1,56%/năm. Dân số đô thị của huyện có mức tăng khá cao đạt 5,25%/năm. Tuy nhiên do quy mô dân số đô thị quá nhỏ nên đến năm 2018, tỷ lệ
đô thị hóa của huyện đạt thấp chỉ khoảng 2,6% (so với mức bình quân của cả