tỉnh Hà Nam
Kim Bảng là một trong năm huyện của tỉnh Hà Nam. Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, phía bắc giáp huyện Ứng Hóa, thành phố Hà Nội; phía nam giáp huyện Thanh Liêm; phía đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý; phía tây giáp huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Kim Bảng là một huyên huyện vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng nhưng lại tiếp giáp với dải đá trầm tích ở phía tây nên địa hình Kim Bảng rất đa dạng có cả đồng bằng và đồi núi.
Toàn huyện có 7 xã miền núi (Thanh Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Tân Sơn, Tượng Lĩnh, Khả Phong và Ba Sao). Diện tích đất nông nghiệp là 11.860 ha chiếm 59,8% diện tích tự nhiên của huyện.
Theo sự chỉ đạo chung của tỉnh Hà Nam, huyện Kim Bảng đã chuyển đổi các HTX theo Luật HTX năm 2012. Tính đến đầu năm 2018, toàn huyện có 19 HTX trong đó có 18 HTX có quy mô xã và 01 HTX có quy mô liên thôn. Tổng số hộ xã viên các HTX NN trên địa bàn huyện là 30.820 xã viên, bình quân 1 HTX có 1.622 hộ xã viên chiếm 87,27% trong tổng số hộ và chiếm 90,91% số hộ nông thôn.
Thời điểm tính đến đầu năm 2018 thì 19 HTX trên địa bàn huyện Kim Bảng có tổng tài sản là 44,7 tỷ đồng, trong đó tài sản cố điịnh là 30,14 tỷ đồng chiếm 67,42%, tài sản lưu động là 14,56 tỷ đồng chiếm 32,58%; bình quân 1 HTX là 2,35 tỷ đồng. Tổng tài sản của các HTX có xu hướng tăng dần, tốc độ phát triển bình quân của tổng tài sản là 115,33%/năm.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy về cơ bản các HTX NN của huyện Kim Bảng đã tích cực vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Số các HTX phi nông nghiệp thì nguồn vốn của loại hình này đã được hình thành từ tài sản của cá nhân hợp tác với nhau tạo thành thế mạnh để hoạt động vì vậy bộ máy quản lý gọn nhẹ, Chủ nhiệm HTX chủ động giải quyết, xử lý thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh nên hoạt động kinh doanh hiệu quả… Ngoài ra, các HTX NN của huyện Kim Bảng đã làm tốt các khâu dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất như: thủy lợi, bảo vệ nội đồng, bảo vệ thực vật, khuyến nông và cung ứng vật tư nông nghiệp. Một số HTX NN làm ăn có lãi mạnh dạn mở thêm các dịch vụ mới đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã viên cũng như hộ nông dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN huyện Kim Bảng vẫn tồn tại những hạn chế như:
- Chất lượng và hiệu quả hoạt động dịch vụ ở một số HTX NN chưa cao , chưa mang tính hoạch toán, xác định đơn giá và ký hợp đồng tới hộ hoặc nhóm hộ chủ yếu lấy thu bù chi, chưa có lãi.
- Các HTX NN ở Kim Bảng hiện vẫn thiếu vốn hoạt động và khó khăn trong việc huy động vốn cho quá trình hoạt động.
- Công tác quy hoạch vùng, tổ chức sản xuất và dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra cho sản xuất còn yếu, mới chỉ thực hiện được ở HTX NN có quy mô lớn. Vì vậy, chưa thực sự khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa.
- Sự gắn kết giữa các HTX NN với nhau và với các đơn vị sự nghiệp của huyện Kim Bảng chưa thực sự có hiệu quả.