Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2017​ (Trang 44 - 45)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Phổ Yên

Yên - tỉnh Thái Nguyên

* Lợi thế

- Là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, gần các khu công nghiệp, đô thị lớn của Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên có thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội như: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài 29 nước để phát triển công nghiệp và đô thị, thuận lợi giao lưu trao đổi buôn bán hàng hoá với các thị trường lớn, tiếp nhận nhanh khoa học công nghệ, thông tin từ thủ đô Hà Nội.

- Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú vừa mang tính chất vùng đồi núi bán sơn địa, vừa mang tính chất vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho các khu đô thị, công nghiệp phát triển trong tương lai.

- Nền kinh tế của thị xã có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đã và

đang hình thành các khu công nghiệp lớn với các ngành nghề đa dạng, phong phú.

- Phổ Yên là thị xã có nhiều tiềm năng du kịch như khu Suối Lạnh, Vân Thượng và Nước Hai. Lợi thế này cần được đầu tư khai thác trong tương lai.

* Những hạn chế

- Với vị trí giáp thủ đô Hà Nội và thành phố Thái Nguyên, một mặt có lợi thế như đã nêu trên nhưng mặt khác cũng chịu những thách thức. Đó là các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Phổ Yên phải có sức cạnh tranh cao trong các thị trường vốn rất khó tính. Vì vậy, tại Phổ Yên cần phát huy các sản phẩm truyền thống đặc thù mà nơi khác không có để tận dụng lợi thế cạnh tranh.

- Địa hình, khí hậu một mặt thích hợp cho một nền sản xuất đa canh, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và suất đầu tư thường rất cao. Các xã vùng đồi núi nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất.

- Nền kinh tế của thị xã có bước phát triển khả quan nhưng cần quan tâm đến chất lượng phát triển, những tồn tại thường nảy sinh như mất cân đối giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác hết tiềm năng, lao động dư thừa nhưng thiếu lao động có trình độ cao, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh. Đây là một hạn chế cần khắc phục từng bước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2017​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)