2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý thị xã Phổ Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3. Vị trí giáp ranh của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thị xã Phổ Yên
Với vị trí như trên, thị xã Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, lại gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh và của Hà Nội, nên huyện hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên, cũng sẽ nảy sinh những khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của cả nước.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình, địa mạo thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.
Chế độ mưa: Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của thị xã.
Thuỷ văn Chế độ thuỷ văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. - Mùa lũ: Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5-2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện. Thời gian duy trì lũ cấp 3 trung bình 7 ngày đối với sông Công và 25-34 ngày đối với sông Cầu, báo động cấp 2 ở mức 11 ngày đối với sông Công và 30-55 ngày đối với sông Cầu.
- Mùa cạn: Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thị xã.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chính sau:
+ Đất phù sa được bồi (Pb). + Đất phù sa không được bồi (P).
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp). + Đất phù sa ngòi suối (Py).
+ Đất bạc màu (B).
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs). + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl). + Đất dốc tụ (D).
Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chuyển hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao.
- Tài nguyên nước
Hệ thống sông Cầu: Chiều dài sông qua huyện khoảng 17,5 km.Đây là con sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, diện tích lưu vực 3.480 km2 , lượng
nước đến bình quân 2,28 tỷ m 2 /năm. Hệ thống sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện như Đồng Tiến, Tiên Phong, Tân Hương, Đông Cao, Tân Phú và Thuận Thành. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung, thị xã Phổ Yên nói riêng.
- Tài nguyên rừng
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây huyện. Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30 ha), Thành Công (1.109,32 ha).