2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.2. Tình hình sửdụng đất trong nước
1.3.2.1. Quá trình hình thành, phát triển quyền sử dụng đất ở Việt Nam
Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Luật Đất đai đã thể chế hoá đường lối, chính sách của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Hiến pháp 1980 (Điều 19 và 20) khẳng định đất đai thuộc sở SHTN về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả Sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội.
vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lí đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước ba gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền qui định về mục đích sử dụng đất; quyền sử lí các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh BĐS; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê BĐS…). Quyền thu hồi đất thuộc SHTN để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… bản chất quyền SHTN về đất đai ở Mỹ tương đương với quyền sử dụng đất ở Việt Nam [13].
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau) đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lí chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia [15].
Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Luật Đất đai đã thể chế hoá đường lối, chính sách của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Hiến pháp 1980 (Điều 19 và 20) khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Luật Đất đai được ban hành đúng vào thời kỳ đất nước ta bước đầu bước vào giai đoạn đổi mới về kinh tế, đặc biệt thời kỳ này có nhiều chính sách mở cửa. Nội dung về quyền sử dụng đất của Luật Đất đai 1987 là: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với mọi loại đất, người được giao đất chỉ được hưởng những kết quả đầu tư trên đất. Họ không có quyền chuyển quyền sử dụng đất đai dưới mọi hình thức khác nhau. Điều 5 của Luật đất đai 1987 quy định: “Nghiêm cấm mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông
nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai” [11].
Sau 4 năm thi hành Luật Đất đai năm 1987 cho thấy thực tế đã nảy sinh những bất cập, đó là người sử dụng đất thực sự không có quyền đối với mảnh đất mình được giao, kể cả quyền thừa kế, chuyển nhượng, họ chỉ được chuyển quyền sử dụng đất trong các trường hợp: khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá thể thoả thuận đổi đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất; khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn tiếp tục sử dụng đất đó. Luật chỉ cho phép được thừa kế nhà ở hoặc mua nhà ở đồng thời được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở [14].
Ngoài những lý do bất cập về mặt pháp luật nêu trên, trong thời gian này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư không chỉ đối với đầu tư trong nước mà cả đối với nước ngoài. Đặc biệt, Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết số 05- NQ/HNTW ngày 10/06/1993 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn” đã khẳng định cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
Hiến pháp 1992 còn quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Do đó, Quốc hội đã đưa việc sửa đổi Luật Đất đai vào chương trình xây dựng pháp luật năm 1993. Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993 về cơ bản kế thừa Luật Đất đai 1987 và bổ sung một số nội dung mới như một số quyền của người sử dụng đất. Cụ thể Luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất [16].
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, qua thực tế cuộc sống với tác động của cơ chế kinh tế thị trường làm cho quan hệ đất đai càng trở nên phức tạp, nhiều vấn đề lịch sử còn chưa được xử lý thì các vấn đề mới lại nảy sinh mà Luật Đất đai 1993 chưa có quy định. Vì vậy, năm 1998 Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung. Luật bổ sung thêm một số
quyền của người sử dụng đất như quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê cũng được thực hiện các quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, cho thuê lại quyền sử dụng đất [8], [9].
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cải cách hành chính và để đồng bộ với một số Luật mà Quốc hội mới thông qua trong thời gian qua như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì Luật Đất đai cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2000 Luật Đất đai lại được đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung. Ngày 29/06/2001 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai [9].
Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về quyền sử dụng đất như sau:
- Việc quyết định cho người đang sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất ở, đất chuyên dùng sang mục đích khác; người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm hoặc người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cũng được bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất sau 3 năm thực hiện Luật Đất đai sửa đổi 2001 đã cho thấy còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém. Vì vậy, việc tiếp tục sửa đổi Luật Đất đai 1993 (Luật sửa đổi bổ sung 1998, 2001) là cần thiết và tất yếu nhằm mục đích tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất, bảo đảm tính ổn định của pháp luật, đồng thời, thế chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đất đai trong thời kỳ mới.
Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
Về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân: Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật Đất đai năm 1993 đồng thời bổ sung quyền tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê; không quy định các điều kiện hạn chế khi thực hiện quyền chuyển nhượng và bổ sung quyền thừa kế quyền sử dụng đất đất nông nghiệp trồng cây hàng năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và tích tụ đất đai theo định hướng của Nhà nước.
Qua các quy định của Luật Đất đai qua từng thời kỳ cho thấy, Luật đang dần dần đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống hơn và chấp nhận những thực tế của cuộc sống đòi hỏi; mở rộng dần quyền của người sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân [1], [2].
1.3.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các địa phương đã tiến hành tổ chức giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt để đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và các địa phương [1].
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 như sau: - Nhóm đất nông nghiệp: 26.791.580 ha, chiếm 80,87% diện tích tự nhiên, vượt 0,91% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 4.049.110 ha, chiếm 12,22% diện tích tự nhiên, đạt 91,03% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Nhóm đất chưa sử dụng: 2.288.000 ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên, đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.
Hình 1.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước
Bảng 1. 1: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của cả nước STT Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Năm 2010 NQ Quốc hội duyệt đến năm 2015 Năm 2015 I NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP 26.226,40 26.550,00 26.791,58 100,91 1 Đất trồng lúa 4.120,18 3.951,00 4.030,75 98,02
- Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
(2 vụ trở lên) 3.297,49 3.258,00 3.275,38 99,47 2 Đất rừng phòng hộ1 5.795,47 5.826,00 5.648,99 3 Đất rừng đặc dụng 2.139,20 2.220,00 2.210,25 99,56 4 Đất rừng sản xuất 7.431,80 7.917,00 7.840,91 99,04 5 Đất làm muối 17,86 14,78 16,70 88,50 6 Đất nuôi trồng thủy sản 689,83 749,99 749,11 99,88
II NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 3.705,07 4.448,13 4.049,11 91,03
1 Đất khu công nghiệp 71,99 130,00 103,32 79,48 2 Đất phát triển hạ tầng 1.181,42 1.430,13 1.338,32 93,58
Trong đó:
STT Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Năm 2010 NQ Quốc hội duyệt đến năm 2015 Năm 2015
- Đất cơ sở văn hóa 15,36 17,39 19,62 112,82
- Đất cơ sở y tế 5,78 7,51 8,20 109,19
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 41,22 65,10 50,34 77,33
- Đất cơ sở thể dục thể thao 16,28 27,44 21,45 78,17
3 Đất có di tích, danh thắng 17,32 24,00 26,53 110,54 4
Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại) 7,87 16,00 12,26 76,63 5 Đất ở tại đô thị 133,75 179,00 173,80 97,09 III NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1 Đất chưa sử dụng còn lại 3.163,88 2.097,23 2.288,00 91,66 2 Diện tích đưa vào sử dụng 1.066,65 875,88 82,11
(Nguồn Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia) 1.3.2.3. Tình hình sử dụng đất tại tỉnh Thái Nguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 353.171,60 ha gồm có: Diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là rất lớn với diện tích 29.3378,12 ha chiếm 83,7% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 109.277,74 ha chiếm 30,94% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 179.813,30 ha chiếm 50,91% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 4.186,66 ha chiếm 1,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp khác là 100,42 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha chiếm 12,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất ở 12.985,17 ha chiếm 3,68% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chuyên dùng là 19.684.69 ha chiếm 5,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 101,76 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 814,98 ha chiếm 0,23% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích
đất sông suối mặt nước chuyên dùng 9.794,50 ha chiếm 2,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp khác 48,32 ha chiếm 0,01% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng 16.364,06 ha chiếm 4,63% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất đất bằng chưa sử dụng 1.444,66 ha chiếm 0,41% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đồi núi chưa sử dụng 4.688,22 chiếm 0,33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích núi đá không có rừng cây 10.231,18 chiếm 2,90% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Như vậy, tiềm năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tương đối lớn. Trong thời gian tới Tỉnh cần quy hoạch đưa phần diện tích này vào sử dụng, tránh để lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này.
Qua kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính Phủ cho thấy toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.635 tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất (không tính các đơn vị quân đội và công an trên địa bàn) với diện tích 3.569,53ha. Trong đó, có 140 tổ chức vi phạm pháp luật đất đai chiếm 8,09% so với tổng số tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích vi phạm 117,22 ha chiếm 3,07% diện tích được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Phân theo loại hình tổ chức thì có 349 tổ chức