Tài trung tâm trong tiểu thuyết của SaoMai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 26 - 30)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.3. tài trung tâm trong tiểu thuyết của SaoMai

Đề tài là khái niệm phạm vi hiện tượng đời sống được miêu tả. Việc nhận thức được đề tài phải gắn liền với việc chỉ ra được bản chất xã hội của hiện tượng. Song không phải lúc nào hiện tượng miêu tả và nội dung trùng khít với nhau trong tác phẩm văn học. Khi đọc tác phẩm của bất kì một nhà văn chân chính nào, chúng ta đều có thể hình dung ra được những con người, cảnh vật, những tâm tư tình cảm cụ thể, tràn đầy sức sống mà tác giả miêu tả trong tác phẩm, ở những phạm vi hiện thực mà nhà văn gắn bó máu thịt, hiểu sâu sắc nhất về nó.

Theo dòng chảy thời gian, dù là thơ hay truyện ngắn đến tiểu thuyết, Sao Mai tập trung chủ yếu viết về người nông dân lao động, người trí thức, người công nhân, những con người bất hạnh... Ở thể loại tiểu thuyết Sao Mai nổi bật với 5 tác phẩm: “Nhìn xuống” (1952); “Thôn Bầu thắc mắc” (1957); “Sông rừng” (1980); “Tiếng gọi rừng xa” (1990); “Sáng tối mặt người” (1998). Ông đã thật sự thành công ở thể loại này và khẳng định được cá tính sáng tạo và bút pháp nghệ thuật của ông. Sao Mai không chọn chủ đề mang tính chất sử thi mà chú trọng tái hiện bức tranh hiện thực những năm trong và sau kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng đổi mới đất nước từ năm 1975 đến nay. Tiểu thuyết của Sao Mai luôn thể hiện sâu sắc tính nhân văn, đi sâu vào miêu tả cuộc sống của người nông dân, công nhân, người trí thức nghèo khổ... Sự mộc mạc chất phác của những con người dân quê nhưng ẩn sâu bên trong họ là một tâm hồn trong sáng luôn có khát khao được hạnh phúc và sống hết mình vì những người yêu thương. Tiểu thuyết của ông luôn xây dựng được một thế giới nhân vật rất đa dạng .Ông luôn tìm cảm hứng ở những vấn đề mang tính thường nhật: cái đói, cái nghèo của con người, cái tôi của người trí thức, tình yêu đôi lứa... cốt truyện có cấu trúc nhiều tầng lớp đã tạo nên cái đặc sắc riêng mang phong cách Sao Mai.

21

Ở tiểu thuyết “Nhìn xuống”, cốt truyện xoay quanh cuộc sống của nhân vật Mạnh. Sao Mai xây dựng nhân vật Mạnh qua từng diễn biến tâm lí, với những mối quan hệ có tác động từng giai đoạn cuộc đời. Mạnh là một trí thức nghèo, sống bằng nghề dạy học và viết sách. Đây là một đề tài không hề mới, nhưng Sao Mai lại biết cách tân trong cách kể cũng như xây dựng cốt truyện. Qua hình ảnh nhân vật Mạnh, tác phẩm đã phản ánh trung thực đời sống của tầng lớp trí thức sau những năm kháng chiến chống Pháp. Thân phận con người thật rẻ rúng, được định đoạt dưới tay những địa chủ phong kiến. Dù họ có tài năng, muốn được sống để cống hiến, họ luôn khao khát được hạnh phúc nhưng những con người thấp cổ bé họng vẫn nhận một kết cục đầy bi kịch. Tiểu thuyết của ông dù chỉ có một hình ảnh trung tâm nổi bật nhưng cũng đủ để người đọc thấy được đề tài về con người, cuộc sống nơi vùng núi trung du những năm Pháp đô hộ. Bởi nhà văn đã xây dựng được nhân vật điển hình, đại diện cho một tầng lớp nhân dân trong xã hội lúc đó.

Ở tiểu thuyết “Mắt chim le” là bi kịch do những người cùng đội sản xuất tranh giành nhau một cái ao nuôi cá. Bé trai vị thành niên bị một thanh niên đánh đến tâm thần, câu chuyện nặng nề bức bối về sự lộng hành của một số cán bộ cơ sở và những bất cập trong hệ thống hành chính, hành pháp và chấp pháp cứ vòng vo. Hướng người đọc vào mê cung, tưởng muốn điên lên theo. Chúng ta cũng muốn bỏ cuộc chạy thoát thân trong lúc tìm chân lí y như loài chim le kia nhác thấy người.

Tiểu thuyết “Sáng tối mặt người” là bức tranh hiện thực xã hội, dài về thời gian, rộng về không gian. Qua tiểu thuyết này, ta thấy Sao Mai đã đi suốt cùng thời gian trong nửa cuối thế kỷ XX với đủ cay đắng, ngọt bùi, buồn vui, sướng khổ. Có nỗi gian truân của cuộc mưu sinh, có tình yêu của con người lãng mạn. Thậm chí hiện lên cả cái bóng vật vờ của các con say, con nghiện.

Tiểu thuyết “Tiếng gọi rừng xa” là cuộc sống của chàng kĩ sư Xiêng trên đất nông trường đầy nắng gió, chỉ có cây cối và tình yêu mãnh liệt với Thúy Mi. Sao Mai đã cho người đọc thấy được sức trẻ sau những năm đổi mới đất nước,

22

với nhiệt huyết và tình yêu họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Từ chỗ quan sát và khám phá trong đời sống hàng ngày những lẽ đời, những triết lí nhân sinh, Sao Mai đã dần đi vào việc tìm kiếm lẽ đời trong số phận cá nhân và các vấn đề cuộc sống xã hội.

Có thể nói, đề tài trong tiểu thuyết của Sao Mai có sự kế thừa những đề tài truyền thống của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhưng bằng hình thức nghệ thuật mới mẻ, tác phẩm của Sao Mai vẫn có sức hấp dẫn riêng. Dù đề tài không mới nhưng khi đọc tác phẩm của ông người đọc vẫn tìm được một cách khai thác, khám phá mới. Cái độc đáo trong tiểu thuyết của ông là tài năng khai thác đời sống, tâm lí ở một khía cạnh hoàn toàn mới, là sự phản ánh trung thực và dũng cảm bức tranh hiện thực xã hội mang tính lịch sử.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, chúng tôi tập trung giới thiệu tiểu thuyết Sao Mai trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Qua đó, chúng ta có thể thấy Sao Mai có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Mặc dù, ông chưa phải là gương mặt thật xuất sắc nhưng là gương mặt không thể thiếu khi muốn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trải qua chặng đường dài sáng tạo, ở thời kì lịch sử nào, ông cũng có những đóng góp đáng kể với những nét đặc sắc riêng. Sao Mai đã khẳng định được ưu thế vượt trội của mình trong khả năng bao quát bức tranh hiện thực đời sống xã hội.

Hơn 65 năm theo đuổi nghiệp văn, Sao Mai không mệt mỏi, ông viết về người nông dân, người công nhân, người trí thức… Viết cho đối tượng nào ông cũng hòa nhập, đồng cảm, nung nấu, ấp ủ biến nó thành tác phẩm để ca ngợi cái hay Chân-Thiện-Mĩ cuộc đời, phỉ báng sự đê tiện, thấp hèn. Xa thành phố, xa bè bạn nhưng ông vẫn viết, viết say mê quên cả mình đang ở cái tuổi xưa nay hiếm. Chúng ta có thể khẳng định việc Sao Mai có quan điểm sáng tác nghiêm túc, đam mê và đầy trách nhiệm với xã hội, quê hương, đất nước. Đặc biệt từng

23

chặng đường sáng tác của Sao Mai gần như trùng khít với từng chặng đường cách mạng trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Có thể nói cuộc đời, sự nghiệp văn chương của nhà văn Sao Mai dù trải qua nhiều năm tháng khó khăn, ở nhiều cương vị công tác khác nhau, Sao Mai vẫn vươn lên, vừa xây dựng kinh tế gia đình vừa sáng tác văn học. Hơn ba mươi đầu sách , đủ các thể loại văn học, từ các tiểu thuyết, truyện ngắn, đến ký sự báo chí, ký sự văn học.... tất cả đều ngồn ngộn sức sống, đầy hơi thở của từng giai đoạn cách mạng, từng sự đổi thay trên con đường đi tới ấm no hạnh phúc của dân tộc, của đất nước.

24

CHƢƠNG 2

HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT SAO MAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)