Quan niệm nghệ thuật về hiện thực xã hội trong sáng tác của SaoMai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 32)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực xã hội trong sáng tác của SaoMai

Một nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc thú vị, có khả năng đánh thức trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường của người đọc. Mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám phá mới.

Với quan niệm nhìn thẳng vào hiện thực, không né tránh và phản ánh nó theo cái nhìn riêng của mình, Sao Mai đã đưa vào tiểu thuyết của mình một hiện thực cuộc sống đầy gai góc. Trong quá trình xây dựng nhân vật, không gian gói gọn ở một khu phố, làng quê mà có biết bao điều đáng sợ xảy ra. Bức tranh hiện thực ngột ngạt của quyền lực, cái đói, cái nghèo, sự đồi bại… có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Và đối diện với hiện thực ấy, con người có lúc không phân biệt thực hư. Chuyện thật tưởng bịa và chuyện bịa lại khiến người ta tin là có thật. Và cuối cùng, cái cốt yếu là những điều ấy đều có thể là sự thật.

27

Với cách nhìn mới, quan niệm mới, hiện thực không còn bó hẹp ở thực tế đời sống xã hội, các nhà văn có được cái nhìn toàn diện và mới mẻ hơn về hiện thực Sao Mai tâm đắc với ý nghĩ rằng cái mà tiểu thuyết quan tâm không phải là thế giới này thế nào mà thế giới nó tạo ra sẽ ra sao. Tiểu thuyết Sao Mai đôi khi biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực. Hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất quán với quan niệm của Sao Mai. Viết những cái xấu, cái ác để hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Trong tác phẩm của mình, Sao Mai viết nhiều về cái ác, cái xấu lúc nào cũng đau đáu, riết róng mà kín đáo phê phán cái ác, liêm sỉ và vô lương.

Ở tiểu thuyết “Nhìn xuống” Sao Mai đã có một thái độ phê phán trước một phạm vi của đời sống xã hội. Đi tìm nhân vật là cái ác ngự trị trong bản thân mỗi con người sự băng hoại đạo đức, nhân tính của con người.Với Sao Mai, cái nhìn hiện thực trong quan niệm của ông không phải là cái nhìn xuôi chiều, dễ dãi và lạc quan. Ông nhìn thẳng vào sự thật trần trụi với tất cả những gì nó có. Với Sao Mai hiện thực cuộc sống giống như phương tiện trong tay nhà văn và anh ta có thể sử dụng nhiều lần cho các công việc khác nhau, với những cách thức khác nhau giúp anh ta thực hiện được ý đồ của mình. Điều quan trọng là ở hiệu quả của công việc chứ không phải ở cách thức anh ta sử dụng phương tiện. Không chỉ dừng lại ở việc nhìn thẳng không né tránh sự thật, Sao Mai còn nhìn thấy một hiện thực luôn tiềm ẩn những nguy cơ làm biến dạng, tha hóa tất cả.

Trước tình hình xã hội đa dạng, phức tạp, bề bộn những khó khăn, Sao Mai luôn thể hiện được khao khát của mình trước hiện thực xã hội, luôn phản ánh xã hội một cách sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa nhất. Mỗi chi tiết đều thể hiện sự giằng xé trong cách sáng tạo nhân vật, để phản ánh xã hội hiện thực. Tác phẩm đã thể hiện sự khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ, nó biến con người trở thành những người bị tha hóa do xã hội đưa đẩy, biến người trí thức phải chịu cảnh nặng nề về cơm áo gạo tiền trong xã hội. Trong “Nhìn xuống”, Nhân vật Mạnh hiện lên là người tri thức, một nhà văn nhưng vì cái đói, cái nghèo bám

28

riết đã làm tan biến bao ước mơ, khát vọng, lí tưởng hoài bão của Mạnh, khiến anh dằn vặt chính bản thân mình là người vô tích sự, không làm được gì cho vợ con gia đình. Áp lực cơm áo gạo tiền đẩy nhà văn Mạnh rơi vào tấn bi kịch chà đạp lên nghệ thuật chân chính, đã biến những người làm nghệ thuật chân chính, phải phá vỡ quy tắc mà mình đã đề ra. Với tình hình xã hội khó khăn, con người đang bị bủa vây bởi cái đói, chính tấm bi kịch của nhân vật Mạnh là dụng ý để tác giả phản ánh những vấn đề của thời đại, của xã hội thực dân phong kiến thời bấy giờ. Ở đây ta như gặp lại bi kịch của Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao nhưng với một hình thức nghệ thuật mới.

Chọn không gian hẹp chỉ trong một khu phố nhưng Sao Mai đủ sức tái hiện được bức tranh của cả xã hội ở quá khứ lẫn hiện tại. Sự đói nghèo dường như bao trùm lên tất cả, chi phối tất cả. Sao Mai đã đặt ra được những điều cần thiết mà xã hội cần xem xét lại, đó là sự xuống cấp về nhân phẩm, sự tha hóa về tính cách của con người. Tuy nhiên, tác giả không mất hết niềm tin ở con người, ông sẵn sàng gửi gắm niềm tin ấy ở ngay những thân phận hèn mọn như Thùy vợ Mạnh hay nhân vật đại diện cho đức tin như cha Giang - Vị linh mục trong tiểu thuyết “Nhìn xuống”. Bằng tất cả tình cảm và sự điêu luyện trong lối viết, Sao Mai đã tạo ra một hiện thực nhập nhằng như chính cuộc sống đã được phản ánh. Để từ bỏ cái xấu không phải là việc dễ dàng, song con người không bao giờ bị mất đi niềm hi vọng. Cái thiện như một ánh sáng ngày càng mạnh mẽ trong đêm đen của sự đói nghèo. Thế nhưng, cuối cùng cái thiện vẫn tồn tại, nó thoát ra khỏi bóng tối dẫu bao lần bị chà đạp, xô đẩy tưởng chừng không đứng vững được. Bóng tối của cuộc đời và bóng tối của chính mỗi con người bị đẩy lùi. Đấy là niềm tin, niềm hi vọng của tác giả vào cuộc đời, vào con người. Nó giữ cho người đọc đứng lại được bên bờ vực thẳm của bóng tối và cái ác. Nó khiến cho ta thấy cần phải sống như thế nào để loại bỏ được bóng tối ra khỏi cuộc đời. Đấy chính là giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại. Trong các tiểu thuyết của mình, Sao Mai đã cố gắng tạo ra một thế giới hiện thực “không đáng tin cậy”. Vì

29

thế, theo lời mở đầu của người dẫn chuyện thì câu chuyện đã xảy ra, và người đọc có quyền tin hay không về tính chân thực của câu chuyện được kể. Chính cái nhìn ấy làm “lạ hóa” hiện thực cuộc sống. Điều đó khiến người đọc tưởng tác giả hoàn toàn hư cấu, tưởng rằng giữa tác phẩm và hiện thực không hề có sợi dây liên hệ nào. Để rồi sau đó độc giả mới nhận ra rằng hiện thực qua tác phẩm đã được phủ lên lớp sương mờ. Thông qua lớp sương mờ ảo ấy, người đọc khám phá hiện thực. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết của nhà văn này. Trong “Nhìn xuống”, ngay từ lời tựa, tác giả đã khẳng định đây là một câu chuyện có thật và điều quan trọng là người đọc “sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin được hay không?”. Chính vì thế mà người đọc có thể liên tưởng, chiêm nghiệm song không hề đối chiếu những điều được nhà văn kể với hiện thực ngoài đời để đòi hỏi nó phải như thật. Tất cả các câu chuyện đều được kể bởi nhân vật Mạnh. Nhưng trong suốt tác phẩm, người đọc không hề hoài nghi chuyện có thật hay không mà đọng lại trong mỗi người sau khi đọc tiểu thuyết này là một hiện thực trần trụi nhiều bi kịch. Nó cho thấy những mặt “khuất lấp” xấu xa, thấy cái ác còn ngự trị trong mỗi con người. Như vậy, hiện thực không chỉ là cái “cầm nắm” được, miêu tả được mà hiện thực còn là những ám ảnh chập chờn, là niềm tin, tín ngưỡng… xuất hiện trong đời sống tinh thần, tâm linh của con người. Như vậy, thông qua các tác phẩm của mình, nhà văn đã cho thấy sự tự giải phóng mình khỏi quan niệm đơn giản, nhất thành bất biến về hiện thực, để bằng trí tưởng tượng trình bày một quan niệm riêng về hiện thực.Chẳng hạn trong tiểu thuyết “Tiếng gọi rừng xa” phản ánh hiện thực xây dựng vùng kinh tế mới trong những năm tháng xây dựng đất nước của nhân dân ta. Hiện thực đời sống nông trường là một sự thật trần trụi với những nắng, gió, sự cô đơn nơi hoang vắng… thế nhưng “Tiếng gọi rừng xa” đã sáng tạo nên một hiện thực như được “nhúng” vào bể lọc của lí tưởng, trở thành hiện thực cao cả, một hiện thực bay bổng trên đôi cánh của những đam mê lãng mạn. Hiện thực ấy là thế giới của tình yêu và đức tin mà không một khó khăn, gian khổ nào có thể tàn phá nổi.

30

2.2. Hình ảnh con ngƣời trong tiểu thuyết Sao Mai

2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học

Mácxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học”. Có thể nói, con người là tinh hoa của cuộc sống luôn được văn học hướng đến khám phá và thể hiện. Trong bức tranh đa sắc màu của cuộc sống và văn chương, con người chính là trung tâm của sự phản ánh và thể hiện. Viết về con người, mỗi nhà văn có một quan niệm nghệ thuật khác nhau. Thế giới nhân vật trong tác phẩm chính là sự thể hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là những nhân vật mang tính quan niệm. Bao giờ, một nhân vật là “con đẻ” của nhà văn cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn ấy. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phương diện thi pháp của tác phẩm.

Trong “Dẫn luận thi pháp học”, Trần Đình Sử cho rằng “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [38, tr.58]. Là một phương diện quan trọng của thi pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người không chỉ bộc lộ nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm mà còn phản ánh chiều sâu cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người, về cuộc đời. Do đó, nó là một trong những yếu tố cơ bản, then chốt của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối các phương diện nghệ thuật khác của thi pháp và góp phần tạo nên tính độc đáo trong cách thể hiện của tác phẩm. Vì vậy, thông qua quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, ta có thể hình dung đầy đủ tư tưởng nghệ thuật cũng như dấu ấn sáng tạo của nhà văn.

Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy con người là đối tượng trung tâm để phản ánh. Văn học nghệ thuật càng phát triển thì việc đề cập tới con người và tất cả những gì liên quan đến con người càng được chú trọng. Theo lịch sử phát triển, ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, con người lại có những cách quan niệm khác nhau về chính mình và đồng loại. Văn học cũng vậy, trải

31

qua thời gian, quan niệm về con người có nhiều thay đổi. Mỗi nhà văn là một thế giới riêng, luôn tiếp nhận những ảnh hưởng khác nhau của cuộc sống và do đó, quan niệm nghệ thuật nói chung và quan niệm nghệ thuật về con người nói riêng của họ là rất đa dạng và phong phú. Nhà văn nhào nặn tác phẩm từ quan niệm nghệ thuật về con người. Toàn bộ sáng tác của nhà văn bộc lộ quan niệm đó. Quan niệm này sẽ chi phối toàn bộ công việc sáng tạo của nhà văn. Và muốn tiếp cận tác phẩm, chúng ta không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Ở nước ta, từ sau đổi mới, nền văn học được cởi trói, các nhà văn đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm riêng của mình về con người. Cách nhìn nhận và quan niệm về con người cũng có những chuyển biến đáng kể. Nếu như trước đó, các nhà văn nhìn con người ở phương diện đạo đức, lí tưởng vì cộng đồng, thì giờ đây họ nhìn nhận con người ở tất cả những góc khuất, chiều sâu trong tâm hồn. Vì khi chiến tranh qua đi, con người trở về với cuộc sống đời thường với tất cả những phức tạp vốn có của nó. Chính lúc đó, con người sẽ bộc lộ bản chất thật nhất của mình. Con người với đầy đủ các phẩm chất và thuộc tính, bản năng và ý thức, thấp hèn và cao thượng, phần con và phần người… Từ con người tập thể sang con người đời thường với tất cả tính chất mâu thuẫn phức tạp. Một quan niệm mới về con người được hình thành, đấy là “con người cá nhân, con người chịu trách nhiệm trước mọi quyết định của chính bản thân mình” Con người ấy không còn “nguyên phiến sử thi” - chữ dùng của Trần Đình Sử - mà hiện lên với nhiều mâu thuẫn. Những mặt trái của đời sống được phơi bày cụ thể, sự tha hóa về nhân cách, những số phận bi kịch, những tâm trạng lo âu khắc khoải được đặc tả. Con người được hình dung và thể hiện ở nhiều mặt : Không chỉ có ý chí, tư tưởng, tình cảm mà còn được khắc họa ở các phương diện bản năng vô thức, tâm linh, nghịch lí… Và có thể nói, trong tất cả các loại hình văn học thì tiểu thuyết có khả năng tiếp cận số phận mỗi con người hơn cả. Với đặc trưng thi pháp của mình, tiểu thuyết có thể đi vào mọi ngóc ngách của của số phận, lí giải các tình huống tâm lí và chỉ ra sự tất yếu trong hàng loạt

32

những sự kiện tưởng như ngẫu nhiên xảy ra trong mỗi cuộc đời con người. Chính vì vậy, nhiều nhà văn đã tìm đến thể loại này để tái hiện và thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Sự phức tạp, phong phú trong đời sống con người đòi hỏi văn học phải nhìn nhận con người một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Chính điều đó đã thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn.

2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Sao Mai

Sao Mai đã từng bôn ba, vật lộn với những khó khăn của cuộc sống. Chính cuộc sống ấy đã đem lại cho nhà văn nhiều trải nghiệm và là vốn sống, vốn văn hóa quý giá cho sự nghiệp sáng tác. Lấy hiện thực về con người làm trung tâm phản ánh, đặc biệt là đời sống tinh thần đầy phong phú, phức tạp của con người. Là một trong những nhà văn sau thời kì đổi mới, qua tác phẩm của mình, Sao Mai đã bộc lộ rất rõ quan niệm nghệ thuật riêng về con người. Ông khám phá con người ở những phần khuất tối, đi sâu tìm hiểu những dục vọng thấp hèn có khả năng cầm tù con người. Cái mới của nhà văn là ông cho rằng “bản thân con người không thể loại bỏ được tội ác ra khỏi đời sống”. Và cái ác trong quan niệm của ông bao gồm cả sự tối tăm, thù hận, ngu dốt… Trong các sáng tác về nông thôn, nhân vật của ông hầu hết đều là những con người hoặc là bần nông đói khổ, hoặc là tha hóa, biến chất. Trong quan niệm của ông, con người trong xã hội hiện đại đã tự phơi bày sự thấp hèn, bản tính phi nhân, thú dữ của mình. Ông cho rằng có một tí thánh thần, một tí súc vật, một tí người, một tí quỷ, một tí sâu bọ… mỗi thứ một tí trong con người. Những nhân vật như Mạnh, Thùy, Bưởi, Phú Uyên, Oanh, cha Giang… đều là những con người không đơn nhất mà phức tạp vô cùng. Chính sự phức tạp ấy đã tạo nên những con người rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)