Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết SaoMai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 81)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết SaoMai

3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được dùng trong các tác phẩm văn chương, là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ.

L.Tônxtôi đã gọi nhà văn là “nghệ sĩ ngôn từ”, và M. Gorki thì cho rằng: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong sáng tác văn học, yếu tố ngôn ngữ chiếm vị trí hàng đầu, “là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [13, tr.215]. Mỗi nhà văn bao giờ cũng là tấm gương về sự hiểu biết sâu sắc và cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Bằng sự am hiểu tường tận về ngôn ngữ, Sao Mai đã biến ngôn ngữ trở thành một phương tiện quan trọng nhằm thực hiện những tham vọng cách tân nghệ thuật. Khảo sát tiểu thuyết Sao Mai, chúng tôi thấy nổi bật các yếu tố ngôn ngữ chính sau:

76

3.3.1.1. Ngôn ngữ tự nhiên, đậm chất đời thường

Để đưa tác phẩm gần gũi với bạn đọc Sao Mai đã sử dụng tần số cao tiếng nói của đời sống hàng ngày giúp người đọc tiếp cận gần nhất với cuộc sống thông qua nội dung mang tính hiện thực, với sự dung nạp nhiều khẩu ngữ, đó là sự xuất hiện của những lời nói bỗ bã, suồng sã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Sao Mai dùng những từ ngữ mộc mạc chứ không phải là sự trau chuốt mượt mà. Bởi vậy, nó mang đậm hơi thở của đời sống: “Thằng Sáu nhe răng nhìn Mạnh, cười hì hì.

Que kem để lâu, đã mòn vẹt cả góc cạnh đầu đuôi đi rồi. Nước đường chảy xuống bàn tong tong” [20, tr. 223].

Trên xe, cả Hóp vẫn cười nói bô bô. Mạnh thấy tính nết người anh vợ mình dạo này đổi khác nhiều. Trước kia Hóp lì sì, bần thần cả ngày; hàng tháng chẳng dám tiêu món gì” [20, tr. 227].

Từ quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đến ngôn từ trong tiểu thuyết của ông. Sao Mai quan niệm “văn chương là một trò chơi” và theo đó, tiểu thuyết là một trò chơi văn bản. Nhà văn sáng tạo ra tiểu thuyết nhưng thông qua ngôn từ, người đọc sẽ thực hiện vai trò đồng sáng tạo. Nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm phá vỡ tính thuần khiết của ngôn ngữ văn chương truyền thống, mở đường cho sự “ùa vào” của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Sự lai tạp được xây dựng trên cơ sở kết hợp Tiếng Việt với những yếu tố ngôn ngữ khác ở nhiều cấp độ: khi thì sử dụng từ gốc Anh Ý, khi thì sử dụng theo cách phiên âm sang Tiếng Việt… Cách đặt tên, dùng từ, đặt câu trong tiểu thuyết của Sao Mai đều xuất hiện hiện tượng này: “Ông giáo ạ, nói ra thì bảo rằng đa ngôn... khỏi rên thầy, chứ cái ông “phi me: infimier: y tá” mắt ita-lich với cái cô “Phi mè” móng tay nhọn như “díp” ấy, hai người y như là cùng đổ một khuôn thôi...” [20, tr.189].

Trong “Tiếng gọi rừng xa” Sao Mai sử dụng tiếng Mường: Pạn Ngang tức là ngáng trở, hay Cắm dược tức là bà con dân tộc đánh dấu rồi xí phần trước sau

77

đất “Còn sao à? Sao giăng đến tối trên giời đầy ông ạ. Kiểm tra “cắm dược” làm việc với xã có năm nào các ông làm đến nơi đến chốn cho đâu” [27, tr.396].

Tiểu thuyết của Sao Mai được đúc kết, chắt lọc từ cuộc sống hàng ngày, nhân vật của ông dù ở địa vị xã hội nào thì cũng không bị mất đi cái dư vị của cuộc sống đời thường. Điều đó được thể hiện trong chính lời nói hàng ngày, nó tạo nên sự gần gũi và sự đa thanh giữa các nhân vật trong tác phẩm: “- Mày đọc xem, có đúng anh mày được mua tới hai mươi con không? Thấy chưa, tao không có thèm nói khoác nhá!

Chàng nọ lắc đầu cười, vẻ ngượng nghịu; Sơn nắm đùi bóp vai nó:

- To con khiếp nhỉ? Đi theo anh nhé! Cơm nuôi, tiền tháng lại cung cấp “người êu” đàng hoàng nữa. Sướng thì hợp đồng luôn.

Cậu trai vẫn cười ruồi: - Em chả làm.” [27, tr.418].

Cùng với tiểu thuyết của Sao Mai, trong lĩnh vực ngôn từ, Tô Hoài luôn chú ý tới cái mới, cái đẹp. Nhưng ông cũng nhấn mạnh: “người viết văn không thể ngồi bóp óc nghĩ cách trau dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút” (Tô Hoài, chữ và câu văn). Việc sử dụng các từ láy góp phần thể hiện sinh động hình ảnh một vùng quê sau nạn đói: “Dai dẳng, ngác ngoải, thoi thóp, rồi nạn đói cũng qua. Buổi chiều không còn rào rạt gió rải đồng mùa hạ. Mây trắng lờ đờ từng mảng vần vụ trong nắng nhạt...” [32, tr.142].

Bằng sự thông minh và sắc sảo, Sao Mai đã biến ngôn ngữ thay vì là một chất liệu sáng tạo trở thành một thủ pháp góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua sự tỉnh lược ngữ dụng trong tiểu thuyết, cụ thể là thủ pháp giản lược đối thoại, gia tăng độc thoại. Đối thoại là hành động nói chuyện giữa hai hay nhiều người. Nó cần

78

có người phát ngôn, người nhận phát ngôn và sự luân chuyển thành phần lời giữa hai đối tượng. Khác với đối thoại, Sao Mai đã sử dụng tối đa các hình thức tỉnh lược, giản lược đối thoại và bù lấp nó bằng sự gia tăng độc thoại trong tiểu thuyết của mình. Trong tiểu thuyết của ông, cụm từ “im lặng”, “lắc đầu”, “gật đầu”, xuất hiện với tần số lớn, báo hiệu cho thủ pháp tỉnh lược/ giản lược ngữ dụng: “Xiêng gặp Mi. Anh thấy Mi không như mọi bận. Chẳng hẳn là giận dỗi nhưng Mi đáp lời Xiêng nhát gừng, và cô hay nhìn đi nơi khác. Vẻ lạnh kia chạm vào anh, đẩy anh ra xa.

Anh chủ tịch thôi nói chuyện với ông Đẫy, đi lại chỗ Mi và Xiêng. Anh hỏi Mi: - Ông Đẫy là chú cô à? – Mi “vâng” một tiếng nhỏ.

- Ông chú cô là người tốt đấy. Xóm mình có nhiều người như thế không? Mi đáp:

- Chưa tốt nhiều đâu, chủ tịch ạ. Huyện cứ quan tâm đặc biệt vào mới càng lắm người tốt chứ” [27, tr.491- 492].

Tóm lại, bằng cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ, Sao Mai hiện diện không chỉ với tư cách là một nhà tiểu thuyết mà còn là một nhà ngôn ngữ học. Dưới ngòi bút của ông, những thế mạnh của ngôn từ được khai thác triệt để. Nó không chỉ là một chất liệu nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là những phương tiện nghệ thuật có giá trị biểu đạt lớn: tham gia xây dựng hình tượng nghệ thuật, kiến tạo nhịp điệu, tạo tính đa âm, nhiều giọng cho tiểu thuyết. Với những thành công đó, ông đã phần nào khẳng định được cá tính sáng tạo, phong cách cũng như tài năng nghệ thuật của mình.

3.3.1.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ

“Chất thơ” trước tiên hiểu theo nghĩa rộng phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn hoặc “chất thơ” cũng

79

có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa... Thuật ngữ “Chất thơ” nghiêng về tính nội dung, cảm xúc. Chất thơ hướng con người tới cái đẹp, an ủi và nuôi dưỡng niềm tin vào cái đẹp làm cho tâm hồn con người tránh được sự khô cằn, chai sạn, sự nghèo tưởng tượng.

Chất thơ trong những trang tiểu thuyết của Sao Mai, gợi cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng ,man mác thấm vào lòng người. Và chúng ta có thể bắt gặp chất thơ tỏa ra từ những trang văn miêu tả bức tranh thiên nhiên trong những đêm trăng thơ mộng: “Trăng non le lói, ánh trong xanh một cách sạch sẽ như mới được nước mưa dội qua. Màu trời bàng bạc, thanh nhẹ gợi cho ta những cảm giác hồn hậu, những ý nghĩ mơ mộng huyền ảo, hoặc khơi ra một tình thương mênh mông, dễ khoan dung và tha thứ” [27, tr.206].

Sao Mai đã thành công khi miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên để diễn tả tâm trạng của nhân vật, nó tạo nên sự lãng mạn trong chất thơ của ngòi bút: “Gió toàn hơi cỏ. Trời xuống màu rồi. Tít đằng xa toàn núi. Chỏm nhọn, chỏm tù uốn, lượn. Xiêng rùng mình, thấy gai lạnh khắp người. Thì ra mùa thu đã về. Sao nhanh thế? Sang thu nhất là khi đông đến, vợ anh ở dưới xuôi chắc nhịp tim lại không đều, lại nghẹn. Anh khẽ thở dài...

Con sông sau lưng, bò mền như sợi song. Dưới ấy phía bên bờ lở có thác đá chênh vênh nên ít người qua lại. Miền thượng cần khaong khu nuôi dưỡng để giữ những rừng già, nơi có thác chảy xiết, có nguồn nước vô tận, có biết bao héc ta toàn gỗ táu, sồi, dổi, sến, vạng...

Chiều núi sẫm mà chiều trời lại trong sáng. Những lấm tấm sao rắc khắp nền tím lục, nổi sáng lên dần” [27, tr.415-416]. Sống giữa không gian xanh ngút ngàn của khu rừng, Xiêng như cảm nhận được từng hơi thở của đất trời, sự giao hòa của thiên nhiên. Cảm quan hiện thực đời thường khiến Sao Mai cảm nhận thiên nhiên trong mọi trạng thái tồn tại tự nhiên của nó. Bức tranh thiên nhiên ấy đã đem lại một cảm giác nồng nàn say đắm cho con người.

80

Chất thơ xuất phát từ lời, hình ảnh thơ mang hình ảnh chủ quan của thi sĩ và bản thân chất thơ có sức gọi, sức lan tỏa rất lớn tạo nên những rung động tâm hồn, những xúc cảm thẩm mĩ từ phía người tiếp nhận. Sao Mai tái hiện cuộc sống bằng cái nhìn khách quan. Bằng con mắt tinh nhạy và ngòi bút sắc sảo ông đã khắc họa hình ảnh một khu phố với đầy đủ sắc thái của cuộc sống: “Bên phía đường tay phải, xe hơi mỗi phút một tới chỗ đông: nối đuôi nhau hàng trăm thước như những con chuột cống, con bọ hung đen xì.

Cành sấu từng khoảng sáng vàng bệch, phần nhiều còn tối om, lá buông rũ, hoa loáng thoáng rắc xuống đường phố như những mái tóc ngắn bỏ xõa, đứng chịu đang âm thầm nhỏ xuống từng hàng nước mắt trắng ngà.

Mạnh đi ngược lên phía Bờ Hồ; nhà Ta Verne Royale xanh đỏ lòe loẹt: màu tương phản nhau một cách bệnh tật như muốn tìm một kỹ thuật trang trí khác lạ, cuồng loạn cũng không sao, miễn là tránh được cái công thức xưa cũ đã lên men người ta vốn vẫn chán chường.

Đằng kia, một tiệm uống thụt sâu vào phía trong, chạy dài như một quan tài khổng lồ, có cái không khí của những quán ăn môn đồ phái “Paul Sartre”.

Tường tiệm uống này sơn màu máu loãng, những bức màu máu đọng, máu tươi có điểm rải rắc những nét chấm phá đen trắng hình kỷ hà học.

Một cô gái ngoại quốc tóc ngắn để mọc một cách tự nhiên, mắt sâu thẳm xếch lên, ít lòng trắng, long lanh như mắt rắn.” [20, tr.153], chỉ trong một doạn văn ngắn mà từng hình ảnh, âm thanh, màu sắc ở khu phố hiện len thật sinh động, cụ thể.

Có khi lại là khung cảnh bình dị trong một khu chùa cũng khiến ta thấy lòng nhẹ nhàng, ấm áp: “Khu chùa biệt lập một nơi, lại có tiếng trẻ tập đọc ê a kéo dài, lời nhanh lời chậm bỏ nhau, đuổi nhau một cách ngây ngô khiến Mạnh đôi phút tưởng như anh không phải ở Hà Nội nữa; anh đương gõ nhịp thước ở một trường làng nào có mái ngói đỏ tươi, có cây bàng xanh thẫm ngoài sân đất,

81

có giếng khơi ươm lá xanh non với mép bờ viền cỏ tóc tiên ở trước mặt trường”

[20, tr. 222].

Chất thơ còn thể hiện ở vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn gắn với các nhân vật. Với năng lực quan sát rất tinh vi và sắc sảo trong cuộc sống đời thường, Sao Mai đã thể hiện chất thơ khi miêu tả về thiên nhiên để thể hiện tâm trạng của nhân vật: “Mưa bóng mây lại rồ lên vài phút. Mạnh nằm nghe tiếng mưa rơi trong đêm hè lành lạnh, hồn anh tê lặng đi, ngậm ngùi với những kỉ niệm buồn thương trong những ngày xưa cũ xa xôi.

Tiếng giọt gianh vẫn tí tách rơi đều. Từng giọt, từng giọt rả rích nhịp nhang theo nhau chầm chậm rót xuống chiếc thùng sắt tây. Âm thanh mệt mỏi, buông thả như bước chân không định của một người hết mực chán đời.

Tiếng ếch nhái mừng nước: ì ọp to nhỏ đằng xa. Liên tiếp và dai dẳng như không bao giờ mỏi miệng. Tiếng động trong đêm về sáng bấy giờ nổi lên nhiều, nhưng vì đều đặn và bình thường quá, Mạnh nghe thấy cả mà vẫn tưởng như không có gì.

Tiếng giun dế ri rỉ từ các chân tường, góc sân loang ra mơ hồ, thấm vào đầy không khí. Mạnh có cảm tưởng rằng đấy không phải là tiến gun dế nữa mà chính là tiếng thở của vạn vật hòa lại.

Nước gianh vẫn từng giọt, từng giọt tí tách rơi đều như lần đếm bước đi nhẹ hờ thầm lặng của thời gian” [20, tr.207].

Bởi sử dụng cái nhìn lãng mạn nên người cầm bút trào dâng một tâm trạng, một ham muốn ngợi ca vẻ đẹp về con người đem lại một giá trị thẩm mĩ mới: “Khi đi qua một buồng khá rộng, Mạnh đưa mắt nhìn ngang. Một người con gái đang ngồi ngay ngắn trước đàn. Tóc Oanh cắt ngắn uốn cong. Mặt thiếu nữ bình thản, không buồn và cũng không vui; vô tội và êm ả như nét mặt một đứa trẻ đang ngủ.

82

Da Oanh trắng xanh. Oanh đẹp. Một vẻ đẹp Tây phương, thoáng nhìn bị quyến rũ ngay, khiến người ta phải ngây ngất đứng ngắm; song, không thấy có ai duyên dáng ấp ủ thầm kín bên trong.

Quần áo Oanh dính bó sát lấy thân. Những đường cong cân đối ở thân thể Oanh nổi bật trên khung cửa sổ lớn trông xuống vườn. Nắng chiếu vào người Oanh người con gái trong mát, ngọt dịu như nặn bằng thạch trắng” [20, tr.133].

Người đọc thông qua sự gợi dẫn của hình ảnh, ngôn từ mà có những liên tưởng phiêu diêu trong cảm xúc, đồng thời bắt gặp những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa của tình người và chất người ủ kín bên trong một số nhân vật tốt đẹp. Rõ ràng không diễn giải tường tận chất muối mặn của cuộc đời ra sao, không diễn thuyết tình người cao đẹp ra sao, cảnh vật nên thơ cũng không do thi sĩ sắp đặt mời gọi bạn đọc thưởng ngoạn mà chủ yếu là sự tương hợp giữa hình ảnh thơ và điệu hồn cảm nhận của người thưởng thức.

3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật

Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả. Giọng điệu của nhà văn là điểm cốt lõi để phân biệt địa hạt văn chương của nhà văn này với nhà văn khác. Nó không chỉ là cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ vùng miền địa phương mà qua giọng điệu nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của chính mình đối với các nhân vật.

Sự phong phú trong giọng điệu xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, từ sự lựa chọn thể loại, lời văn nghệ thuật và các motif, hình tượng… Trong tiểu thuyết của Sao Mai có ba giọng chính: giọng điệu trữ tình, giọng điệu hài hước, châm biếm và giọng điệu suy tư chiêm nghiệm. Sự đa dạng trong giọng điệu biểu hiện những cách nhìn, cách cảm, cách đánh giá đời sống… trong nhiều hoàn cảnh, nhiều thời điểm khác nhau của nhà văn.

Sự phong phú giọng điệu trong tiểu thuyết của Sao Mai không chỉ bắt nguồn từ cảm hứng chủ đạo mà còn có mối liên quan với sự di động điểm nhìn trần thuật - yếu tố có tác động lớn đến giọng điệu của nhà văn.

83

3.3.2.1. Giọng điệu trữ tình

Trên những trang viết của mình, Sao Mai thường trải những cảm xúc trữ tình của ông về con người, đất nước quê hương. Giọng văn của Tiếng gọi rừng xa đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng theo ánh lửa chập chờn trong lời kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)