Giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 88 - 103)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật

Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả. Giọng điệu của nhà văn là điểm cốt lõi để phân biệt địa hạt văn chương của nhà văn này với nhà văn khác. Nó không chỉ là cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ vùng miền địa phương mà qua giọng điệu nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của chính mình đối với các nhân vật.

Sự phong phú trong giọng điệu xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, từ sự lựa chọn thể loại, lời văn nghệ thuật và các motif, hình tượng… Trong tiểu thuyết của Sao Mai có ba giọng chính: giọng điệu trữ tình, giọng điệu hài hước, châm biếm và giọng điệu suy tư chiêm nghiệm. Sự đa dạng trong giọng điệu biểu hiện những cách nhìn, cách cảm, cách đánh giá đời sống… trong nhiều hoàn cảnh, nhiều thời điểm khác nhau của nhà văn.

Sự phong phú giọng điệu trong tiểu thuyết của Sao Mai không chỉ bắt nguồn từ cảm hứng chủ đạo mà còn có mối liên quan với sự di động điểm nhìn trần thuật - yếu tố có tác động lớn đến giọng điệu của nhà văn.

83

3.3.2.1. Giọng điệu trữ tình

Trên những trang viết của mình, Sao Mai thường trải những cảm xúc trữ tình của ông về con người, đất nước quê hương. Giọng văn của Tiếng gọi rừng xa đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng theo ánh lửa chập chờn trong lời kể trang nghiêm xúc động về quá khứ đau thương của Xiêng, khi tha thiết tuôn chảy theo dòng hồi tường về người thân, theo dòng suy tưởng về tình yêu của Mi... Có thể nói, lời văn trong Tiếng gọi rừng xa giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, óng mượt như ngôn ngữ của một bài thơ, chính vì vậy đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Cảm hứng chủ đạo tạo nên giọng điệu trữ tình trong sáng tác của Sao Mai là cảm hứng hoài niệm và cảm hứng thương cảm, thể hiện cái tôi nội cảm của con người ưu tư, cô đơn, ưa lần về với quá khứ. Đó là nguồn cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của ông. Trong “Nhìn xuống”, “Tiếng gọi rừng xa” chất tự sự làm nên tính chân thực và sống động của những câu chuyện, những sự việc, những nhận xét và những cảm xúc của nhà văn.

Về phương thức trần thuật, ở“Nhìn xuống”, Sao Mai kể chuyện như giãi bày, tâm tình tâm trạng, cảm xúc của mình với người bên cạnh. Nhân vật chính trong truyện vì vậy không còn là nhân vật tự sự mà là nhân vật trữ tình với đời sống nội tâm được trình bày một cách tự nhiên. Kết cấu của tác phẩm là kiểu kết cấu tâm lí theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình mà hầu như chính là người kể chuyện: “Chưa bao giờ anh thấy bị rối ruột như lúc này, Bà cụ biết tức là Bưởi biết. Mà Bưởi biết thì... Bưởi sẽ không sống được nữa. Đối với Bưởi, anh sẽ không xứng đáng là người nữa. Đối với mẹ đẻ anh, với ông bà nhạc anh, anh cũng không còn lòng nào nhìn mặt những người ấy nữa? Và ngay với Thùy thì câu chuyện sẽ làm sao?Còn bao nhiêu là cái rắc rối đang chờ anh” [20, tr.257].

Giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ của chất trữ tình dường như thấm trong từng câu chữ, cất lên từ những lời tâm sự. Thường là những nỗi niềm tự bộc bạch, người kể như kể về chính cuộc đời mình: “Rồi Mạnh hôn con lâu. Tóc Bưởi phơ phất

84

quấn vào tóc Mạnh. Người vợ lặng lẽ nhìn chồng, hơi thở không đều. Mạnh âm thầm hỏi sẽ con:

- Con có thương mẹ, thương bố con không? Con đừng quấy mẹ, khổ mẹ nhé! Đấy, mẹ đang ốm đấy! Mẹ chết thì lấy ai nuôi con? Đứa trẻ gật đầu. Người chồng cầm lấy tay vợ.

Mạnh vuốt ve bàn tay gầy nhỏ ươn ướt mồ hôi. Anh nói rời rạc, lời xa xôi vương dài:

- Anh đã làm khổ mình!...” [20, tr.272]

Sao Mai là con người tình cảm. Qua “Tiếng gọi rừng xa”, nhà văn khẳng định sở trường, bộc lộ cái tôi trữ tình nồng nàn trong những suy tưởng, chiêm nghiệm, hồi tưởng của một người từng trải: “Đã lâu, hình như từ khi có vợ con, Xiêng không còn những nôn nao trộn lẫn với sự khấp khởi, ngóng trông một cảm xúc êm dịu gì còn mơ hồ chưa tới, như lúc này, lúc anh nhìn Mi.

Mi hỏi xiêng, xem ý cô ta thích nói chuyện với Xiêng. - Anh lên chuyến này có ở chơi được lâu không? Xiêng cười lấp lửng:

Ở chơi à?rừng thì có gì vui.

Vui chớ!Công tác rừng em chả thấy mệt nhọc đâu. Nhiều người bảo anh lên hạt phó rồi à?

Xiêng gật đầu: - Phó rồi!

- Thế ai làm chân... xử tòa ngày trước? - Người ngoài sở về.

- Thế đấy!” [27, tr.424]

Trong tiểu thuyết của Sao Mai, từ nhan đề đến lời đề tặng hay những lời giới thiệu, đều mở rộng biên độ cảm xúc. Có thể nói, nhà văn đã phát tín hiệu tình cảm ngay từ đầu tác phẩm, rồi từ đó, đưa dẫn người đọc theo những cảm xúc của mình.

85

Khơi nguồn cho mỗi tiểu thuyết của Sao Mai là nỗi khắc khoải tương tư, là mối hoài cảm vốn dồn nén, tích tụ, chất chứa sâu trong ông. Do vậy, tiểu thuyết của nhà văn là tiếng lòng trào dâng của người sầu xứ luôn một lòng đi về, nhớ thương với những gì xa cách, hờ hững với những cái gần gũi và cũng là những ưu tư, trăn trở của người luôn quan tâm về xã hội, con người. Bối cảnh khơi gợi nỗi sầu thương, nhớ tiếc, suy tư là các cảnh huống của hiện thực đời sống. Giọng điệu giàu sắc thái biểu cảm theo mạch cảm xúc nhiều cung bậc của nhà văn: khi chân thành, da diết, lúc thổn thức, xót xa…

3.3.2.2. Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm

Những suy tư, chiêm nghiệm về thế sự, nhân sinh của Sao Mai được tạo nên từ nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng thương cảm và cảm hứng phê phán.

Trân trọng và nâng niu những giá trị văn hoá của dân tộc, Sao Mai đã từng nêu những nhận định mang tính triết lí về các vấn đề liên quan đến văn hóa, đời sống...

Hoà đời sống của riêng mình vào đời sống chung của xã hội, Sao Mai vỡ lẽ ra nhiều điều. Từ hoàn cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, từ những cảnh đời, từ sự thay đổi, biến chất của nhiều người, từ những mất mát trong cuộc đời và từ nỗi cô đơn đáng sợ của riêng mình, Sao Mai đã không ngừng suy tư, chiêm nghiệm về thế thái nhân tình. Nhà văn đã có những lí giải và đánh giá của riêng ông về những tình thế đời sống vốn mang tính kịch căng thẳng ấy. Đó cũng là cái cách nhà văn khẳng định sự trải nghiệm của cá nhân, khẳng định quan điểm, thái độ sống của ông. Giọng triết luận cho thấy sự xuất hiện rất rõ con người Sao Mai, nhất là qua ngôn ngữ trữ tình ngoại đề, qua sự hoà quyện giữa giọng điệu người kể chuyện và giọng của nhân vật trong truyện.: “Nhưng Mạnh là người đàn ông nhìn đời bằng một con mắt nghiệt ngã. Anh muốn tìm cái tuyệt đối, trong khi sự gì cũng chỉ có tương đối mà thôi.

Một triệu cái tương đối kết lại, góp vào cũng không thỏa mãn được ý niệm thiết tha đi tìm cái tuyệt đối của Mạnh.

86

Cho nên Mạnh vẫn bất bình, không phải sự bất mãn về dục vọng tầm thường – mà là nỗi bất bình có nguyên cớ sâu xa, muốn dùng một chất hóa học nào để có thể biến mùi hôi thối của nước cống, của rác rưởi thành được những mùi hương trong lành thơm mátvà vô hại” [20, tr.117]

Cảm hứng thương cảm và phê phán của nhà văn xuất phát từ cách nhìn, cách nghĩ của ông về cái nghèo, “bệnh sĩ diện”của người trí thức, về sự tồn sinh của kiếp người, về đạo đức - nhân sinh. Đồng thời, nó cũng xuất phát từ trái tim yêu thương, biết đồng cảm và biết sẻ chia của nhà văn. Không phân tích, phát biểu về những điều quy mô, Sao Mai suy tư, chiêm nghiệm, nhận định về những điều bình thường diễn ra trong thực tế, gắn với hiện thực cuộc sống, số phận con người: “Chỉ còn bùn! Một thế giới bùn sặc sụa hôi thối, nếu dây bám vào người thì dù có đem dội rửa bằng nước hoa cũng khó lòng mà tẩy xóa nổi mùi vị tanh bẩn dai dẳng kia đi...” [20, tr.125].

Để các nhân vật nói về hiện thực là cách nhà văn nhấn mạnh tính chất khách quan trong sự nghĩ suy, đánh giá. Cái cách triết lí một cách vô lí của người chồng trong “Nhìn xuống” khi đành chấp nhận để vợ mình đi làm thuê cho Phú Uyên nghe thấy dửng dưng, lạnh lùng nhưng ẩn sâu trong đó là thái độ tố cáo gián tiếp xã hội phong kiến. Ngay cả với những nhân vật thấp cổ bé họng, chịu nhiều vất vả như Thùy, Sao Mai cũng để cho nhân vật Thùy nói lên tiếng lòng của mình: “Thùy thấy chính Thùy mới là kẻ đã hy sinh nhiều cho Mạnh chứ không phải chỉ riêng Mạnh làm được điều ấy đâu. Cử chỉ Thùy, Thùy đã không nói ra, chẳng phàn nàn thì chớ, sao Mạnh lại không biết thế cho, Mạnh còn có ý oán trách thầm lặng? Nếu lường trước được cơ sự thế này thì đừng ăn ở với nhau có phải...” [27, tr.198].

Những triết luận về đạo đức, nhân sinh của Sao Mai cũng chính là những suy tư, khắc khoải của nhà văn về sự đổi thay, tha hoá nhân cách con người trong thời loạn lạc. Oanh dù biết Xâm là chú ruột, nhưng vẫn đem lòng yêu Xâm và có hành động thông dâm với Xâm. Nhưng Sao Mai vẫn để cho Oanh có một cái nhìn trân trọng trong tình yêu, Sao Mai đã khá thành công khi đặt mình vào

87

nhân vật để khắc họa thành công nhân vật của mình. Qua đó, ta có thể thấy được ngòi bút sắc xảo của ông đã mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về cuộc sống: “Mạnh gật gù cũng mỉn cười, thấy vậy Oanh cãi:

- Nhưng mấy khi có trường hợp ấy. Nếu có gặp phải thì người ta vẫn có thể xa nhau mà tâm hồn vẫn gần gũi nhau chứ. Tôi tưởng thế mới sâu xa, thế mới không thể phai nhạt được. Ông nghĩ mà xem, còn gì đẹp bằng mối tình lý tưởng ấy; còn gì quý bằng hai tấm lòng biết hy sinh cho nhau như vậy nữa” [20, tr.284].

Thái độ phê phán, bất bình trước chiến tranh phi nghĩa, trước thế sự nhiễu nhương, trước sự lung lay phẩm chất đạo đức càng có ý nghĩa khi từ hiện thực, nhà văn không thôi nghĩ ngợi, tiếc nuối quá khứ và hi vọng về tương lai: “Xử lý cần xét nhiều mặt, Duyệt vẫn nghĩ như thế. Lúc bắt hàng trái phép, anh phân loại đối xử. Hàng con phe chuyên nghiệp đánh quả lớn, quả bé, bao giờ cũng khác với hàng người lương thiện mua về dùng. Chuyện này Duyệt và quân của anh tinh lắm. Bao năm trong nghề, đối đầu với dòng thác gỗ, củi, bương, chà lá... linh tinh đủ loại đêm ngày tuôn ào ạt qua huyện của rừng này, kinh nghiệm anh em dư rồi. Không cần nhiều lời, chỉ liếc mắt qua đoán giờ xe đi, nghe tiếng máy, tiếng còi nhận ra biển số...” [27, tr.438].

Những vốn sống, kinh nghiệm sống đã mang đến cho tiểu thuyết Sao Mai giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư. Ngòi bút của ông đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới từ hiện thực cuộc sống. Con người trong sáng tác của ông được soi rọi từ nhiều bình diện, từ con người tình cảm đến con người lí trí. Vì vậy giọng chiêm nghiệm suy tư là một nốt trầm, nhấn mạnh đến những suy nghĩ trăn trở nghiêm túc về thế sự, nhân sinh.

3.3.2.3. Giọng điệu hài hước, châm biếm

Trong sáng tác của Sao Mai thể hiện cảm hứng châm biếm, hài hước và thái độ dí dỏm, bỗ bã, suồng sã, mỉa mai của nhà văn. Một mặt, nó bắt nguồn từ tính bướng bỉnh, hay châm chọc, ưa dí dỏm, mặt khác, nó cũng bắt nguồn từ sự nhạy cảm, phản ứng nhanh trước lối sống giả tạo, trước thói đạo đức giả, trước những

88

hèn kém của con người: “Anh thấy tự khinh mình, băn khoăn không hiểu tại sao lại có thể lấy hai vợ như thế được. Mà sự ấy đã là một sự thật hiển nhiên rồi!

Trong khi người ta nghèo đến cùng cực như vậy, người ta vẫn có thể mang vợ nọ con kia ư?

Mạnh đã để cho bốn nhân mạng khổ vì Mạnh rồi, bây giờ lại kéo thêm ba nhân mạng nữa vào vũng lầy này ư?

Hạnh phúc?!...

Với Bưởi, Mạnh đã nói câu ấy, và rồi đến Thùy, anh cũng lại thì thào bên tai người đàn bà cái câu trên - một câu chỉ có giá trị trong âm thanh mà thôi...” [20, tr.125].

Có khi Sao Mai lại sử dụng giọng suồng sã khi miêu tả cuộc sống của nhân vật, đó là giọng trêu đùa thường thấy trong cuộc sống: “Vào đến nhà, anh ngồi nhìn Thùy đắm đuối, Thùy hơi ngượng, hỏi lảng sang một câu đột ngột:

- Nhớ! Để em đi làm, nhớ! Cho anh đỡ khổ! Mạnh cười không thành tiếng, lắc đầu từ từ: - Chị! Mặc tôi cô ạ!

Tự nhiên trong óc anh nảy ra những ý nghĩ vui vui, thanh thoát. Một niềm tin chưa có duyên cớ đã đến với anh” [20, tr.128].

Theo Pospelov,“thiên hướng khám phá chất hài trong đời sống và tái tạo nó trong tác phẩm, không chỉ là do những đặc điểm tài năng bẩm sinh của nhiều nhà văn mà còn do những đặc điểm thế giới quan làm cho họ tập trung chú ý vào sự không phù hợp giữa kì vọng và khả năng thực tế của những con người thuộc một giai tầng xã hội nhất định” [34, tr.171].

Sao Mai là người có vốn sống phong phú, là người nhạy cảm trong quan sát, trong cảm nhận về nhiều lĩnh vực của đời sống và đặc biệt là về tính cách, về lối sống của con người. Do vậy, tất nhiên ông có phản ứng nhanh nhạy trước những gì bất thường, những gì vô lí: “Hóp dúi nước hoa vào tay Mạnh, mời người em rể:

89

Mạnh chiều Hóp, cầm lấy. Mùi nước hoa thơm lừng. Người phu xe xích lô cũng cười, tấm tắc góp lời:

- Dễ ngửi tợn! Các cậu làm cháu không đạp được nữa! Cả Hóp ngoái cổ lại, nhăn nhở cười bảo người đạp xe: - Chũng đấy chứ, nhẩy! Đằng ý có làm thì làm vài...

Mạnh cũng vui lây. Nhưng đến đầu phố Gia Long thì xe bỗng nổ lốp. Cả Hóp làu nhàu:

- Đồ xăm lốp chết dẫm! Cứ như mìn muỗi... muỗi ấy thôi!” [20, tr.229-230] Ở Sao Mai, cảm hứng hài hước tạo nên cách nói mộc mạc, tếu táo, bỗ bã với việc tận dụng sự phong phú của hệ thống khẩu ngữ, cảm hứng châm biếm tạo nên cách nói giễu nhại, mỉa mai với nhiều hình thức thể hiện mới mẻ, lạ lẫm: “Ông Mến gàn ông Sính, nhưng xưa nay ông chỉ là “người giữa” và ông Sính đã gài ông sang kiểm lâm là có “quy hoạch” cơ cấu cấp huyện của riêng ông rồi.

Trên chỉ đạo ra sao, Ngô Sính làm thật đúng, ban bệ đầy đủ, thông tư chỉ thị tung đi kịp thời.

Cho nên ông Mến vẫn cứ ung dung ngồi buồn tay nhổ râu hờ. Xảy ra sự gì đã có chủ tịch Sính. Cần túm, người ta chỉ nắm đầu anh có tóc thôi chứ” [27, tr.499].

M. B. Khrap chenKo cho rằng: “Cảm hứng châm biếm là sự phủ định, nhạo báng căm phẫn, mạnh mẽ và gay gắt nhất đối với những phương diện nhất định của đời sống xã hội” [16, tr.170]. Cảm hứng châm biếm của Sao Mai là sự nhạo báng, giễu nhại về thực trạng nhân sinh với sự tồn tại, hoành hành của cái xấu, cái ác mà qua đó, ta thấy được thái độ không khoan nhượng nhưng rất ung dung và hiểu được tấm lòng đầy trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc đời. Lối sống cơ hội, lường gạt và thái độ tàn nhẫn, hèn nhát của nhân vật Phú Uyên trong “Nhìn xuống” được xây dựng bởi những yếu tố bất ngờ mang chất hài hước, mỉa mai. Đó trăn trở trước những giá trị đạo đức, nhân phẩm của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 88 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)