7. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả đời sống nội tâm
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, cảm xúc, những phản ứng tâm lí, những cung bậc phức tạp của tâm hồn khiến cho nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời hiện lên chân thực, bí ẩn.
Để khắc hoạ nhân vật trong tính toàn vẹn của nó thì bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, Sao Mai còn rất chú trọng đến việc miêu tả nội tâm nhân vật. Yếu tố tâm lí thường được nhà văn xem là một đối tượng nghiên cứu trực tiếp của mình. Muốn khai sinh cho một nhân vật phải nắm bắt được tâm lí của nhân vật. Đây cũng chính là một thử thách đối với nhà văn bởi tâm lí của con người không đơn giản, khó nắm bắt. Mỗi người có một tính cách riêng, cách suy nghĩ riêng với những cảm nhận khác nhau về thế giới và con người. Có thể nói thủ pháp
73
được vận dụng thường xuyên nhất trong truyện đấy chính là dùng lời nửa trực tiếp. Cụ thể là trong lời kể chuyện của nhà văn đã bao hàm cả giọng điệu, thái độ, suy nghĩ của nhân vật, kể lại câu chuyện bằng chính giọng điệu kể chuyện: “Có vài lần gặp ngày đẹp trời, khi chưa lấy nhau, Mạnh xuống rủ Thùy đi chơi, Thùy đều cười nhẹ, khéo léo từ chối:
- Để khi khác anh ạ.
Cái “khi khác” ấy chẳng bao giờ có cả. Trong lúc quá yêu Thùy, Mạnh tưởng rằng khi yêu nhau thì người ta đều phải theo ý nhau, nếu từ chối điều gì nghĩa là tình đã giảm; vì vậy nhiều phen Mạnh đã giận Thùy.
Thấy thế Thùy nhăn mặt:
- Vui thú gì mà chơi bời! Mà nào cứ thế mới là yêu nhau?
Nhưng nếu biết tin Mạnh ốm, hoặc có việc cần thiết là Thùy tự tìm lên thăm mạnh ngay.
Trong thâm tâm Thùy, không phải là Thùy ghét những cuộc chơi như thế, không phải là Thùy sợ đi với Mạnh thì không xứng đáng, chính ra Thùy ngại đi đường gặp những người đàn ông quen mặt Thùy, hoặc Thùy đã phải nằm tiếp họ rồi...” [20, tr.163].
Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm biểu hiện cho những người trí thức nghèo, những người dân nghèo khổ, các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đó là Mạnh, Thùy, Oanh, Xiêng, Thúy Mi… đây là những nhân vật mà tác giả truyền tải khát khao và ước vọng của mình về một tương lai tươi sáng hơn.
Với sự miêu tả chi tiết, dòng tâm lí của nhân vật được bộc lộ rõ nét, với nét đặc trưng, tâm lí nhân vật trong từng hoàn cảnh, hiện lên thật sâu sắc, chi tiết và đầy tinh tế: “Mạnh lắc đầu,. Anh vào giường, nằm duỗi dài ra. Nghĩ đến Thùy đi mãi chưa về, Mạnh khó chịu. Ai giục cô ấy mà cô ấy lên nhà Phú Uyên? Như thế thì chúng nó khinh đứt mình đi rồi chứ còn gì. Anh giân hơn cả là ở chỗ Thùy đi Thùy không bảo anh....” [20, tr.192]. Mỗi chi tiết được biểu hiện một cách sinh động, sâu sắc trong diễn biến tâm lí nhân vật Mạnh, tác giả truyền tải
74
thông điệp thông qua tác phẩm của mình bằng nghệ thuật độc thoại nội tâm bằng lời nửa trực tiếp:“Nói xong Mạnh cười đau đớn. Tự nhiên Thùy quay lại nhìn chòng chọc vào mặt chồng. Mạnh vẫn lạnh như tiền. Anh có dáng điệu gan góc và tàn nhẫn. Câu nói vừa rồi, Mạnh nói đủng đỉnh, nhưng Thùy thấy thấm thía lắm. Từ lúc lấy nhau đến giờ, Thùy mới thấy chồng có thái độ vậy. Anh đã dìm thấp giọng xuống để nói bốn tiếng “Một mình thân tôi”. Lúc đó, mắt anh xa vắng, dõi đi tìm buồn nản.
Anh ngồi thờ thẫn; tuy trời nóng, anh cũng hút hết điếu thuốc “mic” này sang điếu “mic” khác. Khói mờ mịt, vuốt ve khuôn mặt dài dại” [20, tr.197]. Cái sĩ diện của người trí thức nhưng lại để vợ con phải tảo tần vật lộn kiếm miếng cơm bên ngoài, mà Mạnh biết rằng để Thùy đi làm cho Phú Uyên khác nào dâng cá vào miệng mèo. Anh day dứt nhưng không có lối thoát. Nỗi khắc khoải của người chồng, người cha, người trí thức nghèo đã đẩy hai người phụ nữ và bốn đứa con vào cảnh côi cút, đói rách...
Có thể nói Sao Mai là nhà văn có khả năng nhập thẳng vào nhân vật của mình, thông qua nội tâm của ông mà kể lại câu chuyện cho nên rất nhiều tác phẩm của mình mà lựa chọn hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, qua nhân vật xưng tôi trong tác phẩm. Độc giả chẳng những lĩnh hội được câu chuyện mà còn thấu hiểu cả những trải nghiệm, suy tư, những cơn sóng tâm hồn của nhân vật kể chuyện. Có thể xem đó là những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật. Hình thức này cũng khiến cho dòng tâm tư nhân vật hiện lên “tươi rói” trên trang sách. Tiêu biểu nhất cho hình thức này là tiểu thuyết “Tiếng gọi rừng xa”. , chỉ dài hơn 100 trang vậy mà số lần nhân vật Xiêng, xưng “tôi” dừng lại tái hiện những tâm tư của mình lên tới 15 lần, mỗi lần một suy nghĩ, một trạng thái cảm xúc khác nhau. Trong dòng suy nghĩ triền miên của nhân vật “tôi” thì nỗi nhớ chính là những lớp sóng tâm trạng miên man, cồn cào và giằng xé trong tâm hồn “tôi”. Mỗi lần nhớ, mỗi lần thương, mỗi lần đau “tôi” thường bộc bạch, mổ xẻ suy nghĩ của chính mình.
75
Như vậy từ việc đặt nhân vật vào trong các tình huống có vấn đề, từ việc miêu tả ngoại hình, mô tả hành động, dựng lên những đoạn đối thoại và đặc biệt là việc khám phá đời sống nội tâm của nhân vật... Sao Mai đã xây dựng lại những hình tượng nhân vật của mình trong tính toàn vẹn nhất trước mắt người đọc. Thật vậy, từ thế giới nhân vật của mình, Sao Mai đã dễ dàng chuyển tải được toàn bộ những ý đồ nghệ thuật sâu xa của mình. Những chiêm nghiệm sâu sắc, đậm tính nhân văn về cuộc đời và thời cuộc luôn thấm đẫm trong các sáng tác của Sao Mai. Tác giả đã mượn lời nhân vật để nói thay mình những suy ngẫm của ông về thời cuộc, về cuộc đời. Những triết lí mà nhà văn tự cho là “triết lí vặt” chứa đầy những nỗi niềm suy tư khiến người đọc phải nhìn sâu hơn vào thế giới nội tâm của bản thân mình, làm cho họ băn khoăn, thao thức, tâm
sự, giãi bày và chia sẻ để trong sạch hơn, công tâm hơn và nhân văn hơn.