Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết SaoMai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 65 - 71)

7. Đóng góp của luận văn

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết SaoMai

Cốt truyện là sự sáng tạo của nhà văn. Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là một chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận... Tất cả những yếu đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự nhất định – gọi là nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Nói cách khác, nghệ thuật xây dựng cốt truyện là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch”(9, tr.88).

Như vậy, chúng ta có thể hiểu cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm nghệ thuật. Cốt truyện là đường dây liên kết các yếu tố khác để làm nên chỉnh thể một tác phẩm dựa trên sự sáng tạo riêng biệt của từng tác giả. Trong tác phẩm văn chương. Cốt truyện được coi là xương sống của tác phẩm. Nếu tác phẩm không có cốt truyện hay, hấp dẫn thì sẽ được coi là không thành công. Cốt truyện trong quan niệm truyền thống được hiểu là tiến trình của các sự kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian hay tính chất nhân quả. Có nghĩa là sự kiện nào xảy ra trước thì nó xuất hiện trước, sự kiện nào xảy ra sau thì xuất hiện sau. Hay nói cách khác, các sự kiện được sắp xếp theo quán tính thời gian. Còn tính nhân quả chính là quan niệm bất cứ một sự vật, hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân của nó và cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác. Một đặc điểm trong văn học truyền thống là tính chất kể truyện. Khi tiếp nhận một tác phẩm cái người đọc quan tâm là có thể kể được,

60

do đó họ chỉ chú ý tới cốt truyện mà ít ai quan tâm đến cách viết của nhà văn. Điều này đã quy định phương thức sáng tạo của văn học tự sự truyền thống. Các nhà văn luôn chú ý tìm tòi, sáng tạo những cốt truyện sao cho thật độc đáo, thật li kì và kịch tính. Họ đưa nhân vật của mình qua nhiều biến cố, thăng trầm, thử thách để rồi từ đó làm sáng lên tư tưởng của tác phẩm.

Theo quan niệm phổ biến: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm văn học là cách tổ chức, bố trí trật tự của các yếu tố nội dung trong tác phẩm. Có hai kiểu xây dựng cốt truyện trong tác phẩm văn xuôi: Xây dựng cốt truyện cổ điển theo thời gian tuyến tính và xây dựng cốt truyện với những dấu hiệu hiện đại. Đặc trưng của kiểu cốt truyện cổ điển là cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm văn học hiện đại có trong tác phẩm theo trình tự trước sau của quy luật thời gian. Tất cả các sự kiện đều diễn biến dưới sự chi phối tuyệt đối của bởi quy luật tuyến tính của thời gian. Sự kiện nào diễn ra trước sẽ được trình bày trước, sự kiện nào diễn ra sau thì trình bày sau.

Trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, Sao Mai xây dựng cốt truyện theo trình tự thời gian,câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Ở đây, tác phẩm được chia thành nhiều chương, hồi theo sự phân bố về mặt hành động và sự kiện của cốt truyện. Mỗi chương, mỗi hồi thường gắn liền với một giai đoạn nào đó của cốt truyện và nhiều khi khá trọn vẹn.

Bảng 1. Cốt truyện trong tiểu thuyết “Nhìn xuống

Trình tự các sự kiện Thời gian sự kiện Ý nghĩa của sự kiện Thùy bị ốm Buổi sáng mùa hè Đánh dấu giai đoạn khó khăn

của cuộc sống gia đình Mạnh Mạnh gặp Oanh ở

nhà Phú Uyên

Nửa tháng sau khi Thùy ốm

Bắt đầu hình thành những mối quan hệ mới

Mạnh hồi tưởng về quá khứ

Một đêm hè lành lạnh Mạnh thấy mình trở thành người vô dụng, bạc bẽo

61

Mạnh về quê thăm gia đình

Sau 4 năm Mạnh lên thành phố

Tình yêu thủy chung của Bưởi làm anh day dứt với tình nghĩa của Thùy

Oanh ở nhà chồng 14 ngày sau khi cưới Kết quả của một cuộc sống vương giả, con người không ý thức được giá trị của bản thân dẫn đến lầm đường lạc lối Oanh bồng con đến nhà Thùy và bị Phú Uyên đến bắt về Một tháng sau khi bỏ nhà chồng đi

Phú Uyên ném lại viên kim cương và bắt đứa bé đi

Bảng 2. Cốt truyện trong tiểu thuyết “Tiếng gọi rừng xa

Trình tự các sự kiện Thời gian sự kiện Ý nghĩa của sự kiện Xiêng gặp ông Đẫy

tại phòng làm việc ở rừng Đình Phong

Khi Xiêng được bổ nhiệm làm thủ trưởng

Thể hiện quan điểm làm việc của Xiêng, một thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm Xiêng gặp Thúy Mi ở

tiệm may

Khi xiêng đi công tác trên huyện về.

Đánh dấu sự khởi đầu trong mối quan hệ mới của Xiêng và Mi

Thúy Mi vào làm việc ở khu nông trường Đình Phong

Sau buổi gặp Xiêng ở tiệm may

Đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ của Mi và Xiêng

Xiêng đến ở trọ căn nhà đầu rừng của ông Vổn

Khi Xiêng phải sang bên kia họp

Để được ở gần Thúy Mi

Xiêng về Hà Nội Ngày mai trong lời kể của Xiêng

Bàn về câu chuyện trồng giống lúa nương

Thúy Mi gặp bé Li con của Xiêng

Khi Xiêng vào rừng công tác

Thể hiện tình yêu của Mi với Xiêng bằng cả sự chân thành dù

62

biết Xiêng đã có con. Mi vẫn chăm sóc như con ruột của mình Xiêng xin lấy Thúy

Mi và chuẩn bị thủ tục để đi xa

Khi Xiêng chuẩn bị đi du học

Kết quả của tình yêu được xây dựng bằng niềm tin và sự chân thành.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi khuynh hướng hay mỗi thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện với tiểu thuyết nói riêng và thể loại tự sự nói chung có những cách hiểu khác nhau. Nếu trong cách nhìn truyền thống, sự có mặt của cốt truyện tự sự là một tất yếu, thì trong văn học hiện đại, cái làm nên sức mạnh chính là ở chỗ người cầm bút được tự do sáng tạo, không có hình mẫu. Với sự sáng tạo trong đổi mới tư duy nghệ thuật, cốt truyện trong văn học có sự thay đổi một cách rõ nét. Nhà văn có ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ của mình, nên mạnh dạn vượt qua khuôn khổ của truyền thống để vươn tới chân trời sáng tạo nghệ thuật. Nếu trước kia cốt truyện là tiến trình của các sự kiện thì văn học hiện đại, cốt truyện lại là hành trình của nhân vật chính di chuyển qua các sự kiện khác nhau. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính thì văn học hiện đại lại trở thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính. Thay vì triển khai các sự kiện theo phân đoạn mô hình cũ, tiểu thuyết hiện đại bám vào cuộc phiêu lưu của nhân vật. Các thành phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút không còn là thiết chế nghiêm ngặt đối với sự vận hành và sáng trong tiểu thuyết Sao Mai. Điều này đã làm cho tiểu thuyết Sao Mai trở nên mới mẻ và phong phú hơn. Ông chú ý hơn trong việc xây dựng bức tranh tâm lí của nhân vật hơn là hành động. Do đó, sự kiện trong cốt truyện thường là rất ít. Ông thường đi sâu vào tầng bậc tâm trạng của nhân vật với những suy tư, trăn trở, những dằn vặt, day dứt... để khám phá con người thời đại.

Tiểu thuyết “Nhìn xuống” là dòng hồi ức về quá khứ của nhân vật Mạnh và cuộc sống hiện tại tạo nên cốt truyện của tác phẩm: Mạnh là người trí thức nghèo,

63

bỏ lại vợ con ở quê lên thành phố kiếm sống. Lên thành phố Mạnh lại bị tình yêu của Thùy một cô đào hát làm say đắm. Chạy trốn tất cả Mạnh lấy Thùy, cái gánh nặng gia đình lại đè lên vai người trí thức nghèo. Mạnh không dám đối mặt với hiện thực, đối mặt với đời sống cơm áo gạo tiền. Day dứt khi nghĩ về quá khứ, về gia đình, về cuộc sống thực tại mà không thể tìm lối thoát cho chính mình.

Trong tiểu thuyết “Tiếng gọi rừng xa”, cốt truyện được xây dựng theo dòng tâm trạng của nhân vật Xiêng và Thúy Mi: Là những con người trẻ tuổi với nhiệt huyết thanh xuân đi xây dựng vùng kinh tế mới, Xiêng và Thúy Mi gặp nhau nơi nông trường đầy nắng gió, khó khăn gian khổ. Tình yêu nảy sinh gieo mầm cho sự sống bằng sự chân thành, thủy chung, son sắt. Như vậy, sự kiện không còn được coi là yếu tố độc tôn để cấu thành cốt truyện nữa mà còn nhiều yếu tố khác như: kí ức, tâm trạng... Sao Mai đặc biệt chú trọng đến sự kiện tâm hồn để xây dựng cốt truyện của mình. Điều này làm cho biên độ của cốt truyện được mở rộng, tạo nên sự phong phú trong phương thức sáng tạo cốt truyện. Người kể không còn là người biết tuốt nữa, hay nói cách khác là trong tác phẩm có sự dịch chuyển luân phiên, đa dạng điểm nhìn nghệ thuật, ngôi kể. Tuy nhiên yếu tố cốt truyện trong tiểu thuyết không hề biến mất mà còn có sự co giãn theo cấu trúc của từng tác phẩm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy có sự vận động cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Nếu như trong tiểu thuyết Nhìn xuống là cốt truyện lịch sử -sự kiện, còn đơn giản đơn tuyến, đời sống nội tâm của nhân vật được khai thác nhưng chưa được sâu sắc, thuyết phục thì Tiếng gọi rừng xa là cốt truyện lịch sử -tâm trạng. Nó góp phần để Sao Mai đào sâu hơn vào một thế giới đầy bí ẩn, phức tạp là đời sống tâm hồn của con người. Ở Tiếng gọi rừng xa cốt truyện mang tính hiện đại nên giàu sức thuyết phục hơn.

Tình huống như “cái chìa khoá vận hành cốt truyện”. Tình huống trở thành một thứ “thuốc nổ” của truyện, thúc đẩy sự ra đời của nhiều sự kiện, biến cố quan trọng khác nhau. Chừng nào nhà văn chưa lựa chọn, sáng tạo được tình huống truyện, thì chừng đó anh ta chưa thể xác lập được một mô hình cốt truyện

64

hoàn chỉnh tương ứng và gắn bó hữu cơ với từng kiểu loại nhân vật. Nhà văn tìm được tình huống không khác gì việc tạo dựng “thế đứng” cho truyện. Tình huống truyện được tiêu điểm hoá và xác định về mặt giá trị đối với toàn bộ sự vận động của cốt truyện. Tình huống tuyệt nhiên không phải là một phương diện của cốt truyện. Tình huống tạo ra giới hạn cho sự vận động, phát triển của tất cả các biến cố, sự kiện, hành động trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết “Nhìn xuống” nhà văn đặt nhân vật Mạnh vào tình huống của một trí thức nghèo. Nhân vật Xiêng và Thúy Mi trong “Tiếng gọi rừng xa” được đặt trong bối cảnh: tuổi trẻ đi xây dựng vùng kinh tế mới.

Tuy nhiên, tiểu thuyết của Sao Mai lại có kết thúc khá độc đáo, tiểu thuyết của ông có kết thúc bỏ ngỏ: Ở Nhìn xuống sau tất cả mọi biến cố Mạnh đã bỏ đi để lại mọi chuyện không được giải quyết, còn trong Tiếng gọi rừng xa khi tình yêu của Xiêng và Thúy Mi đã chín muồi, thì Xiêng lại quyết định đi học , để lại Thúy Mi với sự hi vọng về một ngày được cùng Xiêng sống và làm việc. Nó không hoàn toàn là kết thúc mở như các tiểu thuyết hay truyện ngắn đương đại nhưng cũng không đi theo khuôn mẫu của lối kết thúc cổ tích. Nhiều nhà văn luôn hướng đến một kết cục trọn vẹn cho những nhân vật của họ. Ở đó, truyện thường kết thúc khi mọi việc đã hoàn tất, mọi mâu thuẫn đã được giải quyết, mọi mong chờ đã được đáp ứng. Sao Mai lại chọn một cách kết thúc khác - tạo ra những khoảng trống ở cuối truyện. Trải qua nhiều biến cố, Thúy Mi đã nhận được bài học về lòng kiên nhẫn và cũng tìm được tình yêu đích thực của đời mình trong “Tiếng gọi rừng xa”. Mạnh thấy được giá trị thực của đời sống cơm áo gạo tiền, cái giá trị về trách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình trong “Nhìn xuống”. Mỗi tiểu thuyết, người đọc lại bắt gặp một câu chuyện, một con người với những số phận và tính cách, phẩm chất khác nhau…Và hầu như qua mỗi câu chuyện, đều xuất phát từ cảm hứng ngợi ca, sự trân trọng, cảm phục

65

những con người có vẻ đẹp tâm hồn cao cả. Điều đó chứng tỏ cách nhìn đời, nhìn người luôn thấm đẫm chất nhân văn của Sao Mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết sao mai (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)