7. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Xây dựng nhân vật qua khắc họa ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo... Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.
Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt... của nhân vật.
Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính
67
cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại...Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật với tính cá thể hóa cao độ.
Trong số những cây bút có nhiều tìm tòi về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Sao Mai rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Chỉ bằng vài nét bút thoáng qua có tính chất chấm phá nhưng Sao Mai đã tái hiện, dựng lên chân dung các nhân vật một cách rất rõ nét trước mắt người đọc. Để từ chân dung đó, người đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật. Đọc Nhìn xuống, ta dễ dàng bắt gặp cái khuôn mặt “lạnh trơ, bình thản” của Phú Uyên, khuôn mặt “teo héo, sạm đen” củaThùy. Thấy được cả khuôn mặt “trầm lặng mà sâu sắc” của Mạnh, khuôn mặt “nhăn nhúm, nám đen, bủng beo” của Bưởi , hay “nét mặt âu yếm” của nhân vật Thúy Mi trong “Tiếng gọi rừng xa”.
Thật vậy, khuôn mặt là điểm nhận biết đầu tiên khi người ta tiếp xúc với nhau, là nơi bộc lộ mọi trạng thái cảm xúc vì vậy nó là một phần để người ta nắm bắt tâm lí của nhau. Nắm bắt được điều đó Sao Mai đã thể hiện sự thành công đặc biệt của mình khi phác hoạ hình ảnh dễ gợi này.
Khi phác hoạ ngoại hình của nhân vật, tuyệt nhiên Sao Mai đã không để đặc điểm nhân vật trùng lẫn với nhau. Không miêu tả toàn vẹn khuôn mặt của nhân vật, nhà văn chỉ tập trung khắc họa một số chi tiết nghệ thuật đắt giá để từ đó lột tả được bản chất của nhân vật.
Trong “Tiếng gọi rừng xa” Xiêng là một thanh niên trẻ tuổi: Cao ráo, thanh mảnh miệng nhỏ mắt sâu, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng ôm ốm, ở Xiêng ta không thấy nét phong trần, bụi bặm mà là con người có tính cách trầm lặng, điềm đạm sâu sắc và chính cái tính cách này đã làm nên con người hết sức tình nghĩa.
68
Bên cạnh những nhân vật trẻ tuổi đó, còn có những nhân vật già hơn nhưng dù tuổi tác như thế nào thì nét mặt, ngoại hình của họ vẫn không thoát được cái khuôn của sự khắc khổ. Bưởi trong “Nhìn xuống” được miêu tả: “Bưởi không đẹp; nhưng cũng không xấu. Mắt Bưởi tròn, to. Mũi hơi tẹt. Lông mày Bưởi nhạt thưa, không tỉa giổ. Chỉ cái miệng mỗi khi cười là có duyên nhất. ở khuôn mặt ấy tỏ ra một vẻ chất phác, hồn hậu. Bưởi có những nét thô sơ, mộc mạc của người thôn quê, nhưng là người dân quê thông minh” [20, tr.266]. Chỉ qua phác họa tả vài chi tiết là đã góp phần giúp người đọc thấy Bưởi là một người phụ nữ có cuộc sống lận đận, chịu nhiều mất mát. Khi mà chồng bỏ đi, một thân một mình vật lộn với bệnh tật mà trong lòng lúc nào cũng khắc khoải nỗi nhớ chồng. Một con người như thế tránh sao được những xác xơ, vùi dập của cuộc đời.
Nhìn vào thế giới nhân vật của Sao Mai, ta dễ dàng thấy đặc trưng riêng của từng nhân vật. Hay khi miêu tả vẻ đẹp của Oanh:“...Tóc Oanh ngắn uốn cong, mặt thiếu nữ bình thản, không buồn cũng không vui; vô tội và êm ả như nét mặt một đứa trẻ đang ngủ.
Da Oanh trắng xanh. Oanh đẹp. Một vẻ đẹp tây phương, thoáng nhìn bị quyến rũ ngay, khiến người ta phải ngây ngất đứng ngắm; song, không thấy có cái duyên dáng ấp ủ thầm kín bên trong.” [20, tr.133], chỉ đọc đến đây thôi đã đủ điều kiện để người đọc hình dung Oanh là một tiểu thư đài các. Lời văn mô tả ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết của Sao Mai có tác dụng khắc họa chân dung nhân vật, khiến cho thần thái của nhân vật hiện lên rõ ràng qua từng câu chữ.
Miêu tả khuôn mặt, Sao Mai đặc biệt chú ý đến việc miêu tả hình ảnh “đôi mắt”, người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Ở tiểu thuyết Nhìn xuống,
Bưởi với “cái nhìn khắc khoải” trong một đôi mắt “rân rấn” nước. Chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ ấy nhưng cái “cửa sổ tâm hồn” ấy đã hé mở cho ta thấy nhiều điều về một con người. Đôi mắt ấy đã tự nó đã nói lên được cái khao khát mong ngóng hạnh phúc của một người đàn bà giàu lòng yêu thương
69
Ngoài những nét chấm phá rất điển hình để miêu tả một khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật, Sao Mai còn miêu tả ngoại hình gắn với sự biến đổi theo năm tháng. Nhan sắc của Thùy không thể chống lại quy luật tàn phai của thời gian. Thời con gái bà đẹp, trải qua bao vất vả cơ cực để cống hiến cũng đã đến lúc: “Mặt nhăn nhúm nám đen, cái cổ cao ngày trước giờ gần như đổ gục vì cái gánh tâm tư mà cuộc đời chồng chất’’[20, tr.127], sự thay đổi đó làm cho Mạnh ngẩn người ra, lòng đau đớn, đó không phải là nhan sắc mà ông nhớ thương chờ đợi.
Như vậy miêu tả ngoại hình Sao Mai đã không sao chụp máy móc chân dung các nhân vật mà chỉ phác họa tái hiện lại bằng một vài nét thoáng qua có tính chất chấm phá. Song những nét chấm phá ấy lại có ý nghĩa lớn, nó đạt tới giá trị tạo hình nhằm tái hiện một cách sinh động tính cách nhân vật cũng như đã góp phần nêu bật được quan niệm của nhà văn về con người thế giới.