Tổchức quảnlý bộ máy tại Trungtâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên bắc ninh (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Tổchức quảnlý bộ máy tại Trungtâm

(Nguồn: Trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh)

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh

Giám đốc Trưởng Phòng Tư vấn - GTVL Trưởng Phòng Đào Tạo Trưởng Phòng Hành chính - Quản trị Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên… Chuyên viên Chuyên viên Chuyên

Viên… Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên… Phó giám đốc

*Chức năng, nhiệm vụ:

- Giám đốc Trung tâm:Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ tỉnh Đoàn về việc chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của Trung tâm, là người quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm, là chủ tài khoản của đơn vị, trực tiếp phụ trách phòng Hành chính Quản trị.

Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, Giám đốc Trung tâm quyết định:

+ Các chương trình kế hoạch, phương hướng hoạt động, kèm theo các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có kết quả các chương trình kế hoạch đề ra.

+ Những vấn đề có liên quan đều nhiều lĩnh vực công tác, đòi hỏi có sự phối hợp với các tổ chức và các cơ quan hữu quan.

- Phó giám đốc trung tâm:Giúp Giám đốc chỉ đạo một số lĩnh vực công tác được phân công. Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về việc mà mình phụ trách.

+ Giúp Giám đốc nắm tình hình chung hàng ngày, kết quả công việc đã giải quyết, những vấn đề còn tồn tại và đề xuất hướng giải quyết. Đôn đốc xây dựng và thực hiện chương trình công tác của các bộ phận trong Trung tâm.

- Thay mặt Giám đốc điều hành công việc tại Trung tâm trong trường hợp được ủy quyền khi Giám đốc đi vắng.

Theo dõi, chỉ đạo công tác Đào tạo, tư vấn hướng nghiệp giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, dự báo thông tin thị trường.

- Phòng tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. Tham mưu cho Ban giám đốc các mảng công việc sau:

- Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; tư vấn nghề nghiệp việc làm cho thanh niên và người lao động; tư vấn tuyển sinh.

- Cung cấp thông tin việc làm và Thông tin thị trường lao động; Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu nguồn lao động quốc gia, cơ sở dữ liệu trung tâm xây đã xây dựng theo quy định để phục vụ công tác tư vấn hướng nghiệp và giới thiệc việc làm.

Tư vấn nghề nghiệpgắn với giới thiệu việc làm cho thanh niên và người lao động trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng và triển khai các các mô hình tưvấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, việc làm, học nghề cho thanh niên, học sinh và người lao động;

- Xây dựng và triển khaicác hoạt động truyền thông, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho đối tượng học sinh lớp 9 hệ THCS và học sinh THPT;

- Phối hợp với ngành GD&ĐT tổ chức tư vấn hướng nghiệp phân luồng học sinh cho đối tượng học sinh lớp 9 hệ THCS và lớp 12 hệ THPT;

- Tư vấn Bộ đội xuất ngũ hàng năm, đoàn viên thanh niên trên địa bàn dân cư và các nhóm đối tượng khác.

- Liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh vào các đợt tuyển sinh hàng năm và tư vấn tuyển sinh du học, xuất khẩu lao động.

- Phối hợp với các cấp bộ Đoàn trên địa bàn các tỉnhtổ chức các điểm tư vấn nghề nghiệp, việc làm, học nghề cho thanh niên;

*Phòng đào tạo:

-Tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo, mở rộng quy mô, loại hình, ngành nghề đào tạo hàng năm trình giám đốc phê duyệt.

- Quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, phương thức đào tạo, kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện và kiểm tra theo dõi tiến độ thực hiện chương trình đào tạo. Tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết về đào tạo và bồi dưỡng của Trung tâm.

- Xây dựng lịch giảng dạy, phân công giao viên, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho công tác đào tạo.

- Thực hiện công tác chiêu sinh, tổ chức các lớp dạy nghề tại Trung tâm, các lớp dạy nghề tại cơ cơ, các lớp đào ngắn hạn và các lớp liên kết với các cơ sở đào tạo khác;

- Thực hiện việc quản lý học viên trong thời gian lên lớp, quản lý tốt các trang thiết bị dạy nghề được giao;

* Phòng hành chính - quản trị.

+ Phối hợp với các phòng thực hiện quản lý cán bộ; quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ; chủ trì tổ chức, theo dõi thủ tục tiếp nhận, gia hạn và chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Tổ chức soạn thảo các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực quản trị nhân sự. + Trình Ban Giám đốc các văn bản liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng nhân sự.

+ Tham mưu cho Giám đốc việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,

+ Là đơn vị đầu mối giúp Ban giám đốc quản lý, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.

+ Tiếp nhận, phân loại văn bản của các đơn vị trong và ngoài Trung tâm gửi, trình Ban trình ban giám đốc

- Bảo quản, sử dụng con dấu của nhà cơ quan theo quy định của Pháp luật; - Tổ chức lưu trữ, bảo quản, lưu giữ tài liệu hiện hành;

- Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu cho cán bộ, viên chức đi làm việc - Chịu trách nhiệm về việc khánh tiết. Phối hợp với bộ phận đảm bảo mọi điều kiện cho các sự kiện lớn của Trung tâm.

- Là đầu mối tiếp nhận nội dung và thông báo tới các bộ phận để chuẩn bị cơ sở vật chất cho các hoạt động của Trung tâm.

Bảng 3.1: Số lượng, năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh

TT Họ và tên Tuổi Chức vụ Năm kinh nghiệm Trình độ Đại học Thạc sỹ 1 Cao Nhật Lệ 35 Giám đốc 6 x

2 Dương Ngọc Duyến 38 Phó giám đốc 3 x 3 Nguyễn Đình Mến 29 Trưởng phòng tư vấn,

GTVL

4

x

4 Nguyễn Thị Huyền Minh 31 Trưởng phòng đào tạo 3 x 5 Nguyễn Song Ánh 29 Trưởng phòng HC- QT 3 x

6 Hồ Văn Tú 36 Chuyên viên 3 x

7 Dương Văn Phương 31 Chuyên viên 3 x

8 Nguyễn Thị Nga 25 Chuyên viên 2 x

9 Nguyễn Văn Hiển 30 Chuyên viên 3 x

10 Nguyễn Văn Đồng 30 Chuyên viên 3 x

11 Phan Văn Nghiệp 27 Cán bộ 3 x

12 Nguyễn Thu Thảo 25 Cán bộ 2 x

13 Hà Việt Nhật 25 Cán bộ 1 x

14 Nguyễn Thị Mừng 33 Chuyên viên 3 x 15 Nguyễn Văn Dân 36 Chuyên viên 2 x 16 Nguyễn Văn Tuấn 35 Chuyên viên 2 x

17 Nguyễn Văn Tiến 28 Cán bộ 2 x

18 Dương Thị Đặng 25 Cán bộ 2 x

19 Nguyễn Xuân Cường 28 Cán bộ 2 x

Hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm có hệ thống theo ngành dọc của tổ chức Đoàn từ Tỉnh đoàn đến các cơ sở đoàn trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo đó ở cấp tỉnh có Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh, trung tâm có các phòng chuyên môn như; Phòng tư vấn hướng nghiệp giới thiệu việc làm; Phòng đào tạo;phòng hành chính - quản trị.

Ở cấp huyện 8/8huyện thị thành phố có" Điểm tư vấn nghề và giới thiệu việc làm" do đồng chí phó bí thư đoàn cấp huyện phụ trách.

Ở cấp xã 126/126 xã, phường, thị trấn có “Điểm tư vấn nghề và giới thiệu việc làm” do đồng chí Bí thư Đoàn cấp xã phụ trách.

(Nguồn: Trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh)

Sơ đồ 3.2: Hệ thống ngành dọc của Trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm

- Hoạt động tư vấn:

+ Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng.

Trung tâm DVVL thanh niên tỉnh Bắc Ninh

8 điểm tư vấn nghề và giới thiệu việc làm cấp huyện trên địa tỉnh

Điểm tư vấn nghề và giới thiệu việc

làm cấp xã

Điểm tư vấn nghề và giới thiệu việc làm cấp xã…… Điểm tư vấn nghề

và giới thiệu việc làm cấp xã

+ Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng, về kỹ năng thi tuyển, về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước.

+ Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm.

+ Tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.

- Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:

+ Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động.

+ Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

- Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động việc làm.

- Thực hiện các chương trình dự án về việc làm.

- Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật [11].

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ do Ban thường vụ Tỉnh Đoàn phân công và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Thực trạng lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh

Mặc dù với số lao động khá dồi dào với nhiều đặc điểm khác nhau nhưng trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể với sự cố gắng của người lao động nên số lao động được có việc làm ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm đi. Thực trạng này được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Số lượng lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm

2017

So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số người Số (%) Số người Số (%)

1. Tổng số lao động trong độ tuổi 828.520 840.418 852.800 +11.898 101,4 +12.382 101,5 2. LĐ tham gia hoạt động kinh tế: 605.840 639.357 671.200 +33.517 105,5 +31.843 105 - Chia theo khu vực:

+ Thành thị 214.040 222.331 228.880 +8.291 103,9 +6.549 102,9 + Nông thôn 391.800 417.026 442.320 +10.226 102,9 +25.924 106 - Chia theo ngành: :+ Công nghiệp - XD 188.840 200.154 214.120 +11.314 106 +13.966 106,9 + Nông nghiệp 194.920 179.157 153.400 -15.763 91,9 -25.757 85,6 + Thương mại - DV 222.120 260.046 303.720 +37.926 117 +43.674 116,7

3. Tổng số lao động đã được giải quyết

việc làm. 97.011 109.466 124.012 +12.455 112,8

+14.546 113,2 Trong đó: + Số LĐ được giải quyết việc

làm trong nước: 93.971 106.151 120.172 +12.180 112,9

+14.021 113,2

+ Số LĐ đi xuất khẩu lao động 3.040 3.315 3.840 +275 109 +525 115,8

4. Số lao động chưa có việc làm 27.660 21.142

Qua bảng 3.2, so sánh giữa năm 2016 với năm 2015 ta thấy số lao động trong độ tuổităng thêm 11.898 người (tăng 1.4%) nhưng số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế đã tăng 33.517 người (tăng 5.5%). Trong đó khu vực thành thị tăng 8.291 người (tăng 3,9%), khu vực nông thôn tăng 10.226 người (tăng 2,9%), Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 11.314 người (tăng 6%), lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng 37.926 người (tăng 17%), lĩnh vực nông nghiệp giảm 15.763 người (giảm 8,1%) điều này rất phù hợp với chủ trương phát triển của tỉnh là tăng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đặc biệt là thương mại - dịch vụ, giảm số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động được giải quyết việc làm tăng 12.455 người (tăng12.8%) trong đó việc làm trong nước tăng 12.180 người (tăng 12,9%), việc làm ngoài nước tăng 275 người (tăng 109%).

So sánh giữa năm 2017 với năm 2016 ta thấy số lao động trong độ tuổităng thêm 12.382 người (tăng 1.5%) nhưng số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế đã tăng 31.843 người (tăng5%). Trong đó khu vực thành thị tăng 6.549 người (tăng 2,9%), khu vực nông thôn tăng 25.924 người (tăng 6%), Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng người (tăng 6%), lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng 13.966 người (tăng 6,9%), lĩnh vực nông nghiệp giảm 25.757 người (giảm 14,4%) giảm mạnh hơn năm 2016. Số lao động được giải quyết việc làm tăng 14.546 người (tăng13,28%) trong đó việc làm trong nước tăng 14.021 người (tăng 13,2%), việc làm ngoài nước tăng 525 người (tăng 15,8%).

Qua các Trung tâm dịch vụ GTVL trên địa bàn tỉnh, năm 2016 so với năm 2015 số lao động đăng ký dịch vụ GTVL tăng 1.817 người (tăng 6,7); số lao động có việc làm sau khi đăng ký tăng 747 người (tăng 9,3%); tỷ lệ người được giới thiệu việc làm so với đăng ky tăng từ 28,9% năm 2015 lên 31,8% năm 2016 [1].

Năm 2017 so với năm 2016 số lao động đăng ký dịch vụ GTVL tăng 1.858 người (tăng 6,5); số lao động có việc làm sau khi đăng ký tăng 995 người (tăng 11,3%); tỷ lệ người được giới thiệu việc làm so với đăng ky tăng từ 31,8% năm 2016 lên 34,4% năm 2017, điều đó cho thấy hoạt động giới thiệu việc làm của các trung tâm DVVL trên địa bàn tỉnh ngày càng được làm tốt hơn, tỷ lệ người được giới thiệu việc làm năm sau luôn cao hơn năm trước, từ đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 4,35% năm 2015, năm 2016 là 3,65%, năm 2017 còn 3,15%. Thực trạng này được phản ánh qua bảng3.3.

Bảng 3.3: Lao động có việc làm sau khi sử dụng dịch vụ GTVL ở các Trung tâm trên địa bàn tỉnh Chtiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số người % Số người % 1.Tổng số lao động đăng ký DVGTVL

qua các trung tâm 26.807 28.624 30.482

+ 1.817 106,7 + 1.858 106,5 Trong đó:

- Trung tâm DVVL Sở lao động TBXH 17.197 16.071 17.305 -1.126 93,5 +1.234 107,7 - Trung tâm DVVL BQL KCN 6.850 8.565 8.846 +1.715 125 +281 103,3 - Trung tâm DVVL thanh niên tỉnh 2.760 3.988 4.331 + 1.228 144,5 +343 108,6

2. Số lao động có việc làm sau khi đăng

ký sử dụng DVGTVL 8.046 8.793 9.788

+747 109,3 +995 111,3 Trong đó:

- Trung tâm DVVL Sở lao động TBXH 6.353 6.644 7.185 +291 104,6 +541 108,1

- Trung tâm DVVL BQL KCN 1.358 1.562 1.705 +204 115 +143 109,1

- Trung tâm DVVL thanh niên tỉnh 335 587 898 +252 175% +311 153

3. Tỷ lệ % người được GTVL so với số

người đăng ký DVGTVL 28,9 31,8 34,4

Trong đó

- Trung tâm DVVL Sở lao động TBXH 36,9 41,3 41,5 - Trung tâm DVVL BQL KCN 19,8 18,2 19,3 - Trung tâm DVVL thanh niên tỉnh 12,1 14,7 20,7

4. Tỷ lệ thất nghiệp % 4,35 3,62 3,15

3.2.1.Thực trạng hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm DVVL thanh niên tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm vừa qua mặc dù thị trường lao động có nhiều biến động nhưng Trung tâm DVVLThanh niên Bắc Ninh đã nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường lao động để triển khai các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm với nhiều hình thức khác nhau như phát hành tài liệu, tờ rơi, trang thông tin quảng cáo, trang web, hội chợ việc làm, sàn (phiên) giao dịch việc làm… với nhiều hình thức đa dạng phong phú nên kết quả hoạt động giới thiệu việc làm từng bước được nâng lên. Thực trạng đó được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Người % Người % 1. Số người được tư vấn việc làm Người 4.478 7.589 10.327 +3.111 169.5 2.738 136 Trong đó:

- Số người đăng ký DV GTVL tại trung tâm Người 2.760 3.988 4.331 +1.228 144,5 +343 108,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)