Hệthống giải pháp nhằm nâng cao độ tincậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên bắc ninh (Trang 101 - 103)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Hệthống giải pháp nhằm nâng cao độ tincậy

Nâng cao niềm tin của người lao động và nhà tuyển dụng với Trung tâm là nâng cao giá trị, thương hiệu, hiệu quả công việc của Trung tâm DVVLthanh niên Bắc Ninh nói riêng và các trung tâm DVVL trên địa bàn tỉnh nói chung bằng hành động, việc làm cụ thể; cải thiện khả năng khai thác thông tin nghề nghiệp, việc làm và xử lý với thông tin có được; nâng cao khả năng làm việc chuyên nghiệp hơn bằng các nghiệp vụ lưu trữ thông tin, hồ sơ,

tư vấn thông tin cũng như sử dụng hiệu quả khi có nhu cầu; giảm thiểu tranh chấp khiếu nại từ hai phía doanh nghiệp và người lao động. Muốn làm được điều này trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh nói riêng và các trung tâm DVVl trên địa bàn tỉnh nói chung cần:

- Khai thác và cung cấp thông tin khách hàng chi tiết và rõ ràng: Trung tâm DVVL thanh niên Bắc Ninh cần khai thác triệt để mọi thông tin từ nhà tuyển dụng như yêu cầu chi tiết công việc, số năm kinh nghiệm, lương thưởng, chế độ đãi ngộ, khả năng thăng tiến... Trung tâm DVVL cần đánh giá tính trung thực của thông tin từ nhà tuyển dụng nhằm cung cấp rõ ràng chi tiết những thông tin này cho người lao động. Cũng như trung tâm DVVL cần đánh giá, kiểm tra khả năng người lao động phù hợp với công việc được tuyển dụng và cung cấp cho nhà tuyển dụng. Khả năng cung cấp thông tin chính xác của người lao động đến doanh nghiệp và ngược lại sẽ nâng cao độ tin cậy từ người lao động, doanh nghiệp, đồng thời giảm bớt chi phí và thời gian của họ. Cung cấp thông tin cho người lao động không chỉ cung cấp thông tin việc làm tuyển dụng mà còn cung cấp những thông tin hội thảo hướng nghiệp,ngày hội việc làm hay những lớp học nâng cao khả năng phỏng vấn xin việc... góp phần tự tin và có hướng đi đúng đắn cho người lao động, nâng cao niềm tin, uy tín của trung tâm đối với người lao động và doanh nghiệp tuyển dụng

- Kiểm tra và theo dõi các thông tin sau khi thực hiện giao dịch: Bảng thông tin điều tra đánh giá sau tuyển dụng ghi nhận những thông tin từ nhà tuyển dụng và nhận phản hồi từ người lao động về tính xác thực của nhà tuyển dụng. Trung tâm sẽ có cái nhìn và đánh giá chính xác về nhà tuyển dụng, nhận định tính trung thực nhằm nâng cao khả năng khai thác thông tin và cung cấp thông tin của họ. Khi có được những thông tin chính xác, trung tâm có thể cung cấp cho người lao động những thông tin cụ thể và chi tiết hơn. Niềm tin của người lao động và trách nhiệm của trung tâm sẽ được cải

thiện cao hơn nếu trung tâm thường xuyên lắng nghe và khảo sát ghi nhận những ý kiến của người lao động. Cắt bỏ những doanh nghiệp không trung thực trong tuyển dụng cũng là một cách giảm thiểu rủi ro cho người lao động.

- Thực hiện công tác lưu trữ máy tính hóa, số hóa và chi tiết hóa trong công việc lưu trữ hồ sơ và thông tin: Hồ sơ thông tin của người lao động nên được lưu trữ trên hệ thống máy tính bằng phần mềm quản lý online. Các thông tin của khách hàng cần chi tiết, cụ thể ngày giờ, mục tiêu nhu cầu tìm việc, áp dụng chính sách người nộp trước và có nhu cầu trước sẽ được ưu tiên trước, tránh tình trạng lẫn lộn trong cách thức tư vấn tìm việc. Khi thực hiện số hóa lưu trữ hồ sơ thì nhân viên quản lý sẽ dễ dàng quản lý thông tin và áp dụng chính sách nộp trước ưu tiên trước sẽ cụ thể hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể linh động.

- Ngoài ra, Trung tâm cần xây dựng các hòm thư góp ý, đường dây nóng, tổ chức các chương trình gặp gỡ khách hàng, hội thảo chuyên đề, các buổi huấn luyện, các buổi giao lưu gặp gỡ giữa doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động nhằm có được tiếng nói chung từ hai phía và kịp thời chấn chỉnh để tạo niềm tin cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên bắc ninh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)