Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Để xác định tác động của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng tại Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005-2013. Đối với các biến kinh tế vĩ mô, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ website www.worldbank.org vàhttp://www.vnba.org.vn/ . Mẫu nghiên cứu bao gồm 40 Ngân hàng với 280 quan sát.
Xác định các vấn đề nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Thiết lập mô hình nghiên cứu.
Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata
Nhận xét và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Thống kê mô tả Hồi quy tính tuyến các
3.3 Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1 Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu.
Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả, mỗi biến được mô tả qua các nội dung như tên biến, số mẫu, số trung bình, độ lệch chuẩn, độ lệch skew, độ tù kurtosis, giá trị cực tiểu và giá trị cực đại.
3.3.2 Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập.
Việc khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan để tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan cao. Nếu hệ số tương quan nhỏ hơn 0.5 thì không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến hoặc ngược lại.
3.3.3 Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng.
Sau khi thực hiện thống kê mô tả dữ liệu, để có thể đánh giá sơ bộ về dữ liệu cũng như chiều hướng tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc, bộ dữ liệu sẽ được sử dụng để chạy hồi quy với 2 mô hình cơ bản:
• Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effects - FE): Phát triển thêm từ Pooling OLS có đưa thêm sự khác nhau về các công ty và có xem xét tương quan giữa phần dư của mô hình vả các biến độc lập.
• Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effects - RE): Cũng giống như mô hình FE về sự khác nhau giữa các doanh nghiệp nhưng không có mối quan hệ nào giữa phần dư và các biến độc lập của mô hình.
3.3.4 Kiểm định Hausman
Để xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp giữa Fixed Effects (FE) và Random Effects (RE), tác giả sử dụng kiểm định Hausman. Đây là kiểm định giúp lựa chọn nên sử dụng mô hình FE hay mô hình RE. Kiểm định Hausman còn để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa biến độc lập và phần dư hay không. Kiểm định Hausman là kiểm định giả thuyết.
H0: phần dư và biến độc lập không tương quan H1: phần dư và biến độc lập có tương quan
Nếu giá trị (Prob>chi2) < 0.05 thì ta bác bỏ giả thuyết H0, khi đó phần dư và biến độc lập có tương quan, do đó lựa chọn mô hình FE sẽ giải thích tốt hơn. Ngược
lại, nếu giá trị (Prob>chi2) > 0.05 thì ta chấp nhận giả thuyết H0, phần dư và biến độc lập không tương quan, mô hình RE nên được sử dụng trong trường hợp này.
3.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao: Khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 thì vấn đề đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng.
VIF (variance inflation factor) là chỉ tiêu được dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF > 10 thì sẽ xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.
Nếu phát hiện mô hình bị hiện tượng đa cộng tuyến, có thể khắc phục bằng cách thu thập thêm dữ liệu hoặc lấy thêm mẫu mới; bỏ bớt biến độc lập; sử dụng sai phân cấp một.
Ngoài ra nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald để kiểm định phương sai sai số thay đổi; kiểm định Wooldrdge để kiểm định tự tương quan. Từ ba kiểm định trên, nếu việc sử dụng một trong hai mô hình FE và RE không phù hợp, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình FGLS (mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả).
3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên những phương pháp luận đã trình bày trong chương hai và kế thừa phương pháp nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trước đây, đặc biệt là kế thừa mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Syafri (2012) và tác giả Husni Ali Khrawish (2011), đề tài xây dựng mô hình kinh tế lượng để tìm hiểu ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam. Nghiên cứu sẽ xây dựng hai mô hình kinh tế lượng để xem xét ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống.
Trong mô hình thứ nhất, biến phụ thuộc là khả năng sinh lời của Ngân hàng (được đo lường bằng suất sinh lời của tài sản ROA và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE). Mô hình thứ hai có biến phụ thuộc là rủi ro của Ngân hàng (được đo lường bằng độ lệch chuẩn của suất sinh lợi trên tài sản SDROA và độ lệch chuẩn của suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SDROE) và các biến độc lập trong hai mô hình là:thu nhập ngoài lãi, quy mô Ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ trong tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập CIR và tăng trưởng kinh tế GDP.
• Mô hình 2:
Hình 3.2: Mô hình ước lượng
Y= ßo + ß1NON+ ß2SIZE + ß3NIM + ß4LTA + ß5ETA + ß6CIR +ß7GDP +εi
Trong đó:
β0 : hệ số chặn.
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 : là tham số chưa biết của mô hình.
ε : sai số của mô hình
3.5 Mô tả biến trong mô hình.
• Biến phụ thuộc:
Y1: Khả năng sinh lời của Ngân hàng được đo lường bằng 2 chỉ số là ROA và ROE
ROA: Lợi nhuận ròng (LNST)/Tổng tài sản bình quân ROE: Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân
Y2: Rủi ro của Ngân hàng được đo lường bằng SDROA (Độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên tổng tài sản) và SDROE (Độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)
• Biến độc lập
NON (Non interest income) – Thu nhập phi truyền thống (hay thu nhập ngoài lãi): Theo Elsas (2010), đa dạng hóa thu nhập làm tăng khả năng sinh lời nhờ biên lợi nhuận cao từ những hoạt động ngoài lãi. Từ đó giảm áp lực cho các Ngân hàng trong việc dự phòng rủi ro tín dụng và kiểm soát nợ xấu.
Khả năng sinh lợi
(ROA, ROE)/ Rủi
ro Tăng trưởng kinh tế GDP
Quy mô Ngân hàng SIZE
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
Dư nợ cho vay trên tổng tài sản LTA
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ETA
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập CIR
Thu nhập ngoài lãi/ Thu nhập phi truyền thống
Giả thiết 1: Tồn tại tương quan thuận giữa thu nhập ngoài lãi với khả năng sinh lời và tương quan nghịch với rủi ro của Ngân hàng.
SIZE – Quy mô Ngân hàng: được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Bunda và Desquilbet (2008) cho thấy rằng quy mô của một Ngân hàng đã có một tác động tích cực về rủi ro . Theo Shen et al. (2009) thì quy mô của Ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định chính của rủi ro Ngân hàng (một nhân tố nội sinh của lợi nhuận Ngân hàng) và kết quả cho thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa kích thước của Ngân hàng và rủi ro. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng đường chi phí trung bình của Ngân hàng có dạng hình chữ U, nghĩa là khả năng sinh lời lúc đầu sẽ tăng cùng quy mô, nhưng sau đó sẽ giảm (Athanasoglou, 2008). Tuy nhiên quy mô lớn cũng mang lại tính kinh tế nhờ phạm vi do việc cung cấp chung các dịch vụ liên quan.
Giả thiết H2: Tồn tại tương quan thuận giữa quy mô của Ngân hàng với khả năng sinh lời và tương quan nghịch với rủi ro của Ngân hàng.
NIM – Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: Theo Trịnh Hồng Hạnh (2015)-Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng cho rằng NIM là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà Ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ này cho nhà đầu cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì Ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả. Đồng thời nghiên cứu cũng kì vọng tỷ lệ NIM tương quan thuận với rủi ro.
Giả thiết H3: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM có tương quan thuận với khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng.
LTA – Dư nợ cho vay trên tổng tài sản: Tỷ lệ này dùng để đánh giá tác động của cấu trúc tài sản đến khả năng sinh lời của Ngân hàng. Nghiên cứu kỳ vọng rằng khả năng sinh lời của Ngân hàng kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn hơn khác. Mặc dù chi phí nắm giữ các khoản cho vay tăng, khả năng sinh lời vẫn tăng khi tỷ lệ cho vay trên tài sản tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ cho vay cao, sẽ làm cho lượng tiền dự trữ của Ngân hàng giảm.
Vì vậy khi khách hàng có nhu cầu rút vốn sẽ làm cho lượng tiền của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc chi trả.
Giả thiết H4:Xảy ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với rủi ro và khả năng sinh lời của Ngân hàng.
ETA – Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản: Tỷ lệ này dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn. Theo Quyết Định 457 và theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng, vốn tự có được định nghĩa bao gồm “giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước” và vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động Ngân hàng, bao gồm vốn cấp 1(vốn điều lệ và các quỹ dự trữ) và vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổ chức tín dụng.
ETA = (Vốn cấp 1 + vốn cấp 2) / Tổng tài sản
Nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với rủi ro của Ngân hàng và khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Giả thiết H5: Tồn tại tương quan nghịch giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với rủi ro của Ngân hàng và khả năng sinh lời của Ngân hàng.
CIR - Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập: Tỷ lệ này dùng đểđánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Theo Dietrich và Wanzenried (2011) tỷ lệ chi phí hoạt động có tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời. Ngoài ra, đối với rủi ro của Ngân hàng, khi chi phí hoạt động tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng thêm tài sản để đưa vào kinh doanh nhằm bù đắp chi phí hoạt động. Như vậy đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ tăng.
Giả thiết H6: Xảy ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập với khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng.
GDP – Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng hàng năm của GDP thực được dùng để tìm tương quan giữa tình hình kinh tế và khả năng sinh lời. Tình hình kinh tế không tốt có thể làm giảm chất lượng danh mục khoản cho vay, tăng dự phòng rủi ro tín dụng và giảm khả năng sinh lời của Ngân hàng. Ngược lại tình hình kinh tế tăng trưởng sẽ cải thiện khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Giả thiết 7: Tồn tại tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế với khả năng sinh lời và tương quan nghịch với rủi ro của Ngân hàng.
Biến Cách đo lường Nguồn dữ liệu Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc1
Y1 (Khả năng sinh lời của Ngân hàng)
Đo lường bằng suất sinh lời của tài sản bình quân ROA và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân ROE
Biến độc lập
SIZE Tổng tài sản Báo cáo tài chính +
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Báo cáo tài chính +
LTA Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản Báo cáo tài chính +
ETA Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Báo cáo tài chính -
CIR Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập Báo cáo tài chính +
GDP World Bank +
NON Thu nhập ngoài lãi Báo cáo tài chính +
Biến phụ thuộc 2
Y2 (Rủi ro của Ngân hàng)
Đo lường bằng độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên tài sản SDROA và độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu SDROE
Biến độc lập
SIZE Tổng tài sản Báo cáo tài chính -
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Báo cáo tài chính +
LTA Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản Báo cáo tài chính +
ETA Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Báo cáo tài chính -
CIR Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập Báo cáo tài chính +
GDP World Bank -
NON Thu nhập ngoài lãi Báo cáo tài chính -
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 3.3: Tóm tắt các biến của mô hình
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã đề xuất mô hình nghiên cứu, cách lấy dữ liệu và trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trong chương một.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 2013
Trong giai đoạn này, ngành Ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản. Tuy nhiên chỉ có 25,6% Ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Thị phần tín dụng và huy động của khối NHTM quốc doanh vẫn dẫn đầu, tuy nhiên sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTM cổ phần trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, khối Ngân hàng nước ngoài được gỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nước kể từ đầu 2011.
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm Ngân hàng chính: Các Ngân hàng thương mại nhà nước, các Ngân hàng TMCP và các Ngân hàng thương mại nước ngoài. Cụ thể tính đến cuối năm 2011, có 5 NHTM nhà nước (trong đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV đã được cổ phần hóa. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70%), 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 6 Ngân hàng liên doanh, 5 Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 54 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (Tô Ánh Dương, 2013). Khối Ngân hàng TMQD (là các Ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc đã được cổ phần hoá một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước) chiếm ưu thế về vốn với tổng vốn điều lệ của 4 Ngân hàng lớn là 64.037 tỷ đồng (31/12/2010) dẫn đầu là Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn – Agribank với 21.042 tỷ đồng (nguồn: Thống kê của NHNN). Khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty Nhà nước, tuy nhiên việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3,3% nợ xấu toàn ngành của năm 2011, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh.
Thị phần tín dụng của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005- 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước là BIDV, Agribank, Vietcombank và Vietinbank chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Tính thêm Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
(MHB) thì tổng thị phần tín dụng của nhóm các NHTMQD là 49,3%. Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thời điểm 2005, cụ thể là 74,2%. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ 74,2% xuống 47,7% trong giai đoạn 2005-2010 (nguồn: Báo cáo