TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã đề xuất mô hình nghiên cứu, cách lấy dữ liệu và trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trong chương một.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 2013
Trong giai đoạn này, ngành Ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản. Tuy nhiên chỉ có 25,6% Ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Thị phần tín dụng và huy động của khối NHTM quốc doanh vẫn dẫn đầu, tuy nhiên sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTM cổ phần trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, khối Ngân hàng nước ngoài được gỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nước kể từ đầu 2011.
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm Ngân hàng chính: Các Ngân hàng thương mại nhà nước, các Ngân hàng TMCP và các Ngân hàng thương mại nước ngoài. Cụ thể tính đến cuối năm 2011, có 5 NHTM nhà nước (trong đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV đã được cổ phần hóa. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70%), 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 6 Ngân hàng liên doanh, 5 Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 54 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (Tô Ánh Dương, 2013). Khối Ngân hàng TMQD (là các Ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc đã được cổ phần hoá một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước) chiếm ưu thế về vốn với tổng vốn điều lệ của 4 Ngân hàng lớn là 64.037 tỷ đồng (31/12/2010) dẫn đầu là Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn – Agribank với 21.042 tỷ đồng (nguồn: Thống kê của NHNN). Khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty Nhà nước, tuy nhiên việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3,3% nợ xấu toàn ngành của năm 2011, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh.
Thị phần tín dụng của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005- 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước là BIDV, Agribank, Vietcombank và Vietinbank chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Tính thêm Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
(MHB) thì tổng thị phần tín dụng của nhóm các NHTMQD là 49,3%. Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thời điểm 2005, cụ thể là 74,2%. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ 74,2% xuống 47,7% trong giai đoạn 2005-2010 (nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2005 - 2013).
Khối Ngân hàng TMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối Ngân hàng TMQD. Cụ thể là các Ngân hàng TMCP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các Ngân hàng TMQD, tập trung vào hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối Ngân hàng TMQD, chiếm 37,1% thị phần tín dụng của toàn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ lên tới 151.590 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2005-2013).
Tuy nhiên quy mô của nhóm Ngân hàng này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh. Dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm này là Eximbank với 10.560 tỷ đồng, theo sau đó là ACB với 9.377 tỷ đồng và Sacombank với 9.179 tỷ đồng. Một số Ngân hàng TMCP khác cũng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng bao gồm Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Kỹ thương (TCB), Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Đông Nam Á (SEAB). Hầu hết các Ngân hàng TMCP còn lại đều có vốn điều lệ quanh mức 2.000 – 3.000 tỷ đồng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, nhiều Ngân hàng yếu về thanh khoản bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất trong thời gian vừa qua (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2005-2013). Tăng trưởng tín dụng và huy động ở mức cao trên 20% trong giai đoạn 2005 – 2010, sau đó giảm mạnh xuống còn từ 10 – 19% năm 2011, 2012. Mức tăng trung bình cho tín dụng và huy động trong giai đoạn này lần lượt là 28,43% và 27%, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 53,89% và 47,64% (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2005-2013).
4.1.1 Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn
Trong 5 năm gần đây nhờ có chính sách cởi mở của Chính phủ, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển khá nhanh về số lượng và cả chất lượng, cùng với quá trình hoàn thiện các dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới, nên doanh số và tỷ trọng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể là nguồn thu nhập
chính từ hai dịch vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay liên tục tăng trưởng không ngừng . 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tang tru ? ng tín d?ng