Các biện pháp giải quyết xung đột trong kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh la mi​ (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.2.3 Các biện pháp giải quyết xung đột trong kênh phân phối

Những xung đột trong kênh phân phối không hẳn sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực. Rõ ràng xung đột có thể gây ra những trở ngại cho việc vận hành có hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng cũng có một số xung đột tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động của kênh, thúc đẩy cải tiến kênh phân phối để phù hợp hơn với môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy giải quyết xung đột không phải là loại bỏ mà là quản lý tốt hơn xung đột đó.

Giải pháp quan trọng nhất để quản lý xung đột là các thành viên của kênh phân phối phải thỏa thuận được với nhau về mục tiêu cơ bản mà họ cùng theo đuổi. Mục tiêu đó có thể là tồn tại, gia tăng thị phần nâng cao chất lượng sản phẩm hay thỏa mãn khách hàng. Điều này thực sự cấp bách khi kênh phân phối phải đương đầu với sự đe dọa từ bên ngoài, những kênh phân phối khác đang cạnh tranh hiệu quả hơn, sự thay đổi bất lợi từ pháp luật hay như cầu của khách hàng ngày càng thay đổi và phức tạp hơn.

Cách giải quyết xung đột thứ hai là tiến hành việc trao đổi người giữa hai hay nhiều cấp của kênh phân phối, tức là người của một cấp này có thể làm việc ở một cấp khác để có thể hiểu và thông cảm với quan điểm của nhau hơn trong công việc hợp tác.

Khi xung đột đã trở nên nghiêm trọng, các thành viên của kênh phân phối có thể phải sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hòa giải hay thậm chí là trọng tài phân xử.

Cuối cùng, để toàn bộ kênh phân phối hoạt động tốt thì bộ máy điều hành phải phân chia lực lượng hợp lý trong kênh, có quyền phân công nhiệm vụ và giải quyết xung đột.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh la mi​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)