Động viên khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh la mi​ (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.4 Động viên khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối

Việc động viên các trung gian phân phối phải được chú trọng thường xuyên. Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp phải luôn nghĩ rằng mình không chỉ bán hàng thông qua các trung gian mà còn bán hàng cho các trung gian nữa. Vì vậy, ngoài các điều khoản mà họ chấp thuận khi tham gia kênh phân phối, cần bổ sung thêm việc huấn luyện, giám sát và khuyến khích.

Việc khuyến khích các thành viên của kênh phân phối làm việc thật tốt phải bắt đầu từ việc hiểu được nhu cầu và ước muốn của những người trung gian. Người trung gian thường có tâm lí mua hàng thay cho khách hàng của mình rồi sau đó mới là người bán hàng thay cho người cung ứng của mình, do đó họ quan tâm đến việc bán những sản phẩm mà khách hàng muốn mua. Đặc biệt, người trung gian gắn các mặt hàng của mình thành một loại sản phẩm để có thể bán kèm với nhau như một

bộ trọn gói cho từng khách hàng chứ không phải riêng từng mặt hàng, chính vì vậy nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nên lưu ý để đưa ra những gói sản phẩm phù hợp để kích thích người trung gian cũng như khách hàng.

Ngoài ra, muốn có được số liệu tiêu thụ từ người trung gian thì cần phải kích thích họ, vì những thông tin này rất cần thiết để người sản xuất phát triển sản phẩm, định giá, cải tiến bao bì hay xây dựng chương trình xúc tiến.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hoá luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân phối hàng hoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, phân phối hàng hoá không hiệu quả sẽ dẫn tới những rủi ro trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp không chi trả được chi phí dẫn tới phá sản.

Để có một hệ thống kênh phân phối hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc trong khâu lựa chọn loại hình kênh phân phối phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và tạo ra năng lực cạnh tranh.

Việc quản lý chặt chẽ hệ thống kênh phân phối từ việc lựa chọn, huấn luyện và kích thích các thành viên tham gia kênh, quản lý xung đột trong kênh sẽ thúc đẩy sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đây không những là thách thức đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất mà cho cả doanh nghiệp thương mại như La Mi. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục nghiên cứu thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH La Mi ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH LA MI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh la mi​ (Trang 26 - 28)