Lợi ích kinh tế và xã hội từ ngành công nghiệp xuất khẩu nhân lực của nhiều quốc gia Đông Nam Á cho thấy, việc đầu tư cho chiến lược đưa lao động đi nước ngoài làm việc với quy mô lớn rất quan trọng, cần phải chủ động về hành trang cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật, xã hội… và phải biết tự bảo vệ mình dù làm bất cứ công việc gì, vị trí nào. Còn lao động của Việt Nam, do xuất phát điểm là LĐ nông thôn, LĐ nghèo, trình độ học vấn thấp, ngoại ngữ yếu nên thường có tư tưởng ỷ lại, thiếu ý thức vươn lên. Khi ra nước ngoài làm việc, phần đông LĐ của ta không tự làm chủ bản thân, mọi việc họ đều trông chờ người quản lý, phiên dịch giải quyết thay. Do trình độ ngoại ngữ hạn chế, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài thường sống co cụm, ít giao tiếp và không tự bảo vệ được bản thân.
Vì thế, để tăng quy mô, chất lượng xuất khẩu lao động nói chung và để công tác bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất, Chính phủ Việt Nam, ngoài việc tạo cơ chế thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu lao động, khuyến khích mọi doanh nghiệp, đơn vị tham gia tìm kiếm, phát triển thị trường, tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu lao động, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận lao động của các nước nhập khẩu, còn phải đặc biệt coi trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, chuẩn bị nguồn, trang bị cho người lao động những kiến thức và hiểu biết để có thể tự bảo vệ chính bản thân và tìm được những việc làm có thu nhập cao và quyền lợi được bảo đảm. Để làm được điều đó, Nhà nước phải có quyết sách đầu tư, trang bị vốn ngoại ngữ cho người lao động ngay từ khi ngồi trên ghế học đường. Đồng thời, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích người lao động tự trang bị hành trang, kiến thức, tay nghề, kỹ thuật trước khi đi nước ngoài làm việc.
Hơn nữa, chất lượng nguồn LĐ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thắng thế trong cạnh tranh trên TTLĐ quốc tế, nâng cao chất lượng NNL đi làm việc ở nước ngoài là phát triển việc làm ngoài nước một cách bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu trong giai đoạn mới, thực ti n kinh tế - xã hội, thực ti n các vùng, miền và nhu cầu giải quyết việc làm để xác định những quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp… giáo dục nghề nghiệp phù hợp, gắn với những định hướng dưới đây:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
- Đảm bảo tính đồng bộ, từ cấu trúc bên trong hệ thống GDNN tới cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dân; từ quản lý nhà nước tới các hoạt động đào tạo và quản trị của nhà trường, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực sáng tạo; gắn đào tạo với sử dụng lao động, tạo việc làm bền vững.
- Tạo sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi đối tượng tham gia GDNN, giữa các loại hình cơ sở đào tạo, giữa các vùng, miền.
- Đa dạng hóa nguồn lực, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong kiến tạo môi trường, thể chế, chính sách và trong đầu tư; đồng thời tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực của xã hội để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với trách nhiệm giải trình và sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý và sự giám sát
- Tích cực hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế, chủ động tham gia các hoạt động quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.
Thực tế TTLĐ quốc tế hiện đang rất thiếu LĐ có trình độ chuyên môn và tay nghề, cơ hội cho LĐ xuất khẩu của Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, điều vướng mắc nhất là trình độ LĐ và ý thức, kỷ luật LĐ. Bởi vậy, ngoài các biện pháp của các cơ quan quản lý, bản thân mỗi NLĐ cần xác định khả năng và tự nâng cao trình độ, tính kỷ luật LĐ, tác phong công nghiệp cho mình. Chỉ có tay nghề cao, kỷ luật LĐ tốt thì mới có cơ hội tiếp cận và giữ vững được thị trường có điều kiện lao động tốt, thu nhập cao.