Những bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 49)

1.3.2.1. Phải thiết kế và tổ chức quy trình đào tạo thật sự khoa học

Một chương trình đào tạo hiệu quả được xây dựng bằng một quy trình rõ ràng từng bước, có hệ thống. Các chương đào tạo không có hệ thống thường không đáp ứng các mục tiêu ban đầu và kỳ vọng của người tham gia. Để xây dựng được một chương trình đào tạo có hệ thống, chặt chẽ, khoa học cần tiến hành các công việc sau đây:

(i) Đánh giá, ác định nhu cầu đào tạo:

Bước đầu tiên trong việc phát triển một chương trình đào tạo là xác định và đánh giá nhu cầu. Nhu cầu đào tạo có thể đã được thiết lập trong chiến lược, NNL hoặc kế hoạch phát triển cá nhân của tổ chức.

(ii) Xây dựng mục tiêu đào tạo:

Các đánh giá nhu cầu đào tạo sẽ xác định bất kỳ khoảng trống nào trong sáng kiến đào tạo hiện tại và bộ kỹ năng của NLĐ. Những khoảng trống này cần được phân tích và ưu tiên và trở thành mục tiêu của hoạt động đào tạo.

(iii) Lên kế hoạch hành động đào tạo:

Bước tiếp theo là tạo ra một kế hoạch hành động toàn diện bao gồm học lý thuyết, thiết kế giảng dạy, nội dung, tài liệu và bất kỳ yếu tố đào tạo nào khác. Tài nguyên và phương pháp phân phối đào tạo cũng cần được nêu chi tiết. Trong quá trình phát triển chương trình, mức độ đào tạo và phong cách học tập của người tham gia cũng cần được xem xét. Nhiều cơ sở đào tạo thử nghiệm các sáng kiến của họ và thu thập phản hồi để thực hiện điều chỉnh trước khi khởi chạy chương trình.

(iv) Thực hiện sáng kiến đào tạo:

Giai đoạn thực hiện là nơi chương trình đào tạo được đưa vào thực ti n. Việc thực hiện chương trình bao gồm lập kế hoạch hoạt động đào tạo và tổ chức bất kỳ nguồn lực liên quan (cơ sở vật chất, thiết bị, v.v…). Chương trình đào tạo sau đó được chính thức ra mắt, xúc tiến và thực hiện. Trong quá trình đào tạo, sự tiến triển của người tham gia phải được theo dõi để đảm bảo rằng chương trình có hiệu quả.

(v) Đánh giá và sửa đổi chương trình:

Như đã đề cập ở trên, chương trình đào tạo cần được theo dõi liên tục. Ở bước cuối cùng này, toàn bộ chương trình nên được đánh giá để xác định xem nó có thành công hay không và có đáp ứng các mục tiêu đào tạo hay không. Nên thu thập phản hồi từ tất cả các bên liên quan để xác định hiệu quả của chương trình và những gì mà người hướng dẫn đã truyền tải được (trong đó bao gồm kiến thức hoặc là các kỹ năng mà học viên đã tiếp nhận). Sự phân tích phản hồi này sẽ cho phép cơ sở đào tạo xác định bất kỳ điểm yếu nào trong chương trình. Tại thời điểm sau đánh giá, chương trình hoặc kế hoạch

hành động có thể được sửa đổi nếu các mục tiêu hoặc kỳ vọng không được đáp ứng.

1.3.2.2. Tổ chức và quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo dựa trên các nguyên tắc khoa học

Các cơ sở đào tạo, trung tâm đào tạo nghề của doanh nghiệp XKLĐ cần chú trọng tổ chức và quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo một cách khoa học, bài bản. Trước hết, các vấn đề về kinh phí, cơ sở vật chất như hệ thống giảng đường, phòng thực hành, thư viện… cần được đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng trong quá trình đào tạo. Tiếp theo, hoạt động đào tạo cần được tổ chức giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch, nội dung đã xác định, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đào tạo. Tổ chức đánh giá kết quả của từng học viên theo các tiêu chí đánh giá cả về kết quả học tập và kết quả rèn luyện một cách khách quan, công bằng, chỉ tiến hành cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đủ điều kiện xuất cảnh lao động ngoài nước cho những học viên đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng đầu ra.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Nguồn tài liệu

Tài liệu để thực hiện luận văn này, với tính cách là một công trình nghiên cứu khoa học, gồm các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.

Tài liệu tác giả sử dụng trong luận văn này, chủ yếu là tài liệu thứ cấp, đó là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, di n giải. Các tài liệu thứ cấp chính gồm: Báo cáo tổng kết của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các công ty xuất khẩu lao động, các bài báo, tạp chí, bình luận, đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời gian qua; các giáo trình, luận văn, luận án về đào tạo nghề,...

2.1.2. Thu thập và xử lý tài liệu

Khi tìm kiếm tài liệu thứ cấp, tác giả đã bắt đầu từ việc tập hợp các báo cáo tổng kết của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các công ty xuất khẩu lao động, các bài báo, tạp chí, bình luận, đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời gian qua. Nguồn thông tin này khá phong phú, và dữ liệu có thể phục vụ trực tiếp cho những nội dung nghiên cứu của luận văn. Nguồn tài liệu này chứa đựng những bình luận và thông tin rất hữu ích để tác giả sử dụng, tham khảo trong quá trình phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu của luận văn.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp logic – lịch sử

Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện đã di n ra dưới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu của quá trình. Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng và sẽ di n ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Phương pháp logic được sử dụng để xây dựng kết cấu luận văn, đặc biệt xây dựng khung lý thuyết về đào tạo nghề xuất khẩu lao động. Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng trong Chương 3 để nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua.

2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó; từ đó hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong Chương 3, Chương 4. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích cơ sở khoa học để lựa chọn, xác định các nhân tố

ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu. Các nhân tố bao gồm: nhân tố thị trường tiếp nhận lao động, nhân tố thuộc về môi trường trong nước,...

Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao

động xuất khẩu.

Thứ ba, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới thị trường xuất

khẩu lao động.

Thứ tư, phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.

2.2.3. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau; mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra, thống kê cho phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến ở Chương 1, Chương 2, Chương 4 của luận văn.

Ở Chương 1, luận văn thống kê và mô tả khái quát các công trình nghiên

Ở Chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

trong luận văn.

Ở Chương 3, sau khi thu nhập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng

hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân về xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu; tác giả tiếp tục mô tả quy mô và sự biến động của tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời gian qua.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp này là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong những điều kiện, hoàn cảnh chi phối chúng, cho phép nhìn rõ những nét tương đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác. So sánh, đối chiếu số liệu và kết quả thu thập được, vận dụng phương pháp logic để phát hiện vấn đề cần giải quyết.

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp so sánh trước hết để thấy được sự khác biệt giữa xuất khẩu lao động của một số quốc gia so với Việt Nam và rút ra được những kinh nghiệm cần học hỏi, ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay. Tiếp đó, tác giả sử dụng so sánh đối chiếu số liệu giữa các năm báo cáo, đánh giá các chỉ tiêu và nhận định xu hướng di n biến của hoạt động xuất khẩu lao động và đào tạo nghề trong thời gian tới như thế nào.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM THAM GIA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

3.1. Tổng quan về xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 2018

Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã ký kết và triển khai nhiều hiệp định và thỏa thuận về hợp tác lao động mới với một số nước tiếp nhận lao động như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan,... Quan trọng nhất là ký lại Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (MOU) vào ngày 17/5/2016 sau gần 4 năm gián đoạn, mở ra cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS cho nhiều người lao động Việt Nam.

Bảng 3.1: Xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Số LĐ: Người; Tỷ trọng: % Năm Tổng LĐ xuất khẩu

Các nước tiếp nhận lao động

Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Các

quốc gia khác Số LĐ trọng Tỷ Số LĐ trọng Tỷ LĐ Số trọng Tỷ Số LĐ trọng Tỷ 2015 115.980 67.121 57,87 27.010 23,29 6.019 5,19 15.830 13,65 2016 126.296 68.244 54,03 39.938 31,62 8.442 6,68 9.672 7,66 2017 134.751 66.926 49,67 54.504 40,45 5.178 3,84 8.143 6,04 2018 142.860 57.268 40,09 61.004 42,7 6.020 4,21 18.568 13

Năm 2016, Việt Nam có tổng số 126.296 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 8,99% so với năm 2015 và vượt 26,29% so với kế hoạch đề ra. Chỉ trong tháng 12 năm 2016, các doanh nghiệp đã cung ứng được 17.766 lao động, tăng 75,55% so với tháng 11.

Cụ thể, tổng số lao động đi làm việc tại thị trường khu vực Đông Bắc Á trong năm 2016 là 116.948 người, chiếm tỷ trọng 92,6% tổng số đưa đi, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động đi làm việc tại thị trường Đài Loan là 68.244 người, chiếm 58,35% số lao động đưa đi trong khu vực này. Thị trường Nhật Bản có 39.938 người, tăng 47,86% so với số lao động đưa đi năm 2015, và riêng chỉ trong tháng 12 năm 2016, con số này là 6.345 người. Đây cũng là con số cung ứng lao động sang làm việc tại Nhật cao nhất so với các năm đã qua. Đồng thời, số lao động cung ứng trong tháng 12 cũng là con số cung ứng đạt mức kỷ lục của một tháng.

Thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 tiếp nhận tổng số 8.442 lao động. Năm 2016, quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường này tăng 40,25% so với năm 2015. Các thị trường khác như: Ma Cao là 266 người, Hồng Kông với 11 người.

Năm 2016, ở khu vực Đông Nam Á có tổng số 2.109 lao động Việt Nam đến làm việc, chiếm 1,67% tổng số lao động đưa đi, giảm 71,45% so với năm 2015. Đáng chú ý, chỉ có hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam là Malaysia và Singapore. Trong đó, Singapore được đánh giá là thị trường đòi hỏi người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cần cả trình độ tốt về ngoại ngữ.

Cũng trong năm 2016, thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 5.641 lao động Việt Nam, chiếm 4,46% tổng số lao động đưa đi, tăng

10,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2015, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 4 thị trường có số lượng đáng kể là UAE với 616 người, Israel với 250 người, Qatar với 702 người và Ả Rập Xê – út với 4.033 người.

Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi năm 2016 là 1.223 người, chiếm 0,97% tổng số lao động đưa đi, giảm 40,48% so với năm 2015.

Trong năm 2016, lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 375 người, chiếm 0,3% tổng số lao động đưa đi. Đáng chú ý, cũng trong năm 2016, một số doanh nghiệp đã xúc tiến đưa lao động vào các thị trường mới như: Thổ Nhĩ Kỳ với 136 người và CHLB Đức với 78 người. Cho đến nay, số lao động này đều có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Các thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, sự gia tăng lớn hơn cả vẫn là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Trong khi đó, thị trường khu vực Trung Đông có xu hướng tăng so với năm 2015, còn thị trường các nước Đông Nam Á giảm mạnh so với trước, đặc biệt thị trường Malaysia có sự sụt giảm đáng kể.

Trong năm 2017, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt 134.751 người, đạt 128,3% kế hoạch, tăng 6,7% so với năm 2016.

Một số thị trường XKLĐ chính vẫn tiếp tục gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam. Đáng chú ý, thị trường Nhật Bản trong những năm qua luôn dẫn đầu về số lượng lao động Việt Nam được tiếp nhận làm việc với 54.504 lao động (lao động nữ chiếm 44,95%); thị trường Đài Loan là 66.926 lao động; thị trường Hàn Quốc với 5.178 lao động; thị trường Ả rập Xê út là 3.626 lao động; thị trường Malaysia với 1.551 lao động; thị trường Algeria với 760 lao động,…

Tính đến hết tháng 11/2017, số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan là 206.184 người, chiếm 30% thị phần (cùng kỳ năm 2016 là 29,3%), đứng thứ hai sau Indonesia, trong đó lao động làm việc ở ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội chiếm 13%.

Tính đến hết tháng 12/2017, số lượng thực tập sinh được phái cử sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 49)